Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Phân Bổ Và Sử Dụng Vốn Của Doanh Nghiệp


Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Vì lý do đó, chỉ tiêu tài chính sau đây thường được tính:

Nợ dài hạn

Tỷ lệ nợ dài hạn =


Nợ dài hạn + Tổng vốn chủ sở hữu

Một chỉ tiêu tài chính khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi

Thu nhập trước thuế và lãi

Khả năng chi trả lãi =


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tiền lãi

Tỷ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi của doanh nghiệp, cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả.

Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 6

Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong trả nợ khi luồng thu nhập tạo ra không đủ để trả chi phí cho các dịch vụ vay nợ. Điều này phụ thuộc vào tính không chắc chắn của các luồng tiền. Những doanh nghiệp có những khoản thu nhập có độ chắc chắn cao sẽ được coi là có khả năng trả nợ tốt hơn so với những doanh nghiệp không chắc chắn về các luồng thu nhập của mình. Vì vậy, cũng cần tính toán mức độ dao động của luồng thu nhập. Cụ thể có thể tính độ lệch chuẩn của luồng tiền thực tế so với luồng tiền trung bình.

Chỉ tiêu tài chính trên có hạn chế là nó dựa vào thu nhập trước thuế và lãi để xác định khả năng trả lãi của doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi thì không phản ánh đầy đủ số tiền mà doanh nghiệp có sẵn để chi trả lãi. Vì vậy, chỉ số sau cũng được sử dụng:

Tỷ lệ chi tiền mặt =

Thu nhập trước thuế và lãi + Khấu hao Tiền lãi

1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp

a. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động


- Sức sản xuất của vốn lưu động Sức sản xuất của vốn lưu động =

Trong đó:


Vốn lưu động bình quân trong kỳ =


Tổng lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ


Vốn lưu động (đầu năm + cuối năm) 2

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Số vòng quay vốn lưu động


Vòng quay vốn lưu động =

Tổng doanh thu thuần trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động chu chuyển trong kỳ được phản ánh thông qua số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Từ đây cho thấy một đồng lưu động bỏ vào SXKD đem lại bao nhiêu doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp tỷ lệ thuận với chỉ tiêu này

b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Sức sản xuất của vốn cố định

Sức sản xuất của vốn cố định = Trong đó:

Tổng lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ


Vốn cố định bình quân trong kỳ =

Vốn cố định (đầu năm + cuối năm) 2

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh, sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.

- Số vòng quay vốn cố định


Vòng quay vốn cố định =

Tổng doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ


Trong kỳ vốn cố định được quay mấy vòng được phản ánh thông qua số vòng quay cố định. Từ đó cho biết một đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh, sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tỷ lệ thuận với chỉ tiêu này.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp

Một trong những tiêu chí khó xác định nhất của doanh nghiệp là khả năng sinh lời. Một cách đơn giản thì lợi nhuận kế toán là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí.

Trên thực tế không phải lúc nào dựa trên mức sinh lời trong quá khứ hoặc hiện tại cũng có thể dự đoán được mức sinh lời trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp lúc bắt đầu hoạt động thường tạo ra lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không tạo lợi nhuận, nhưng điều đó không có nghĩa là mức sinh lời của nó trong tương lai sẽ thấp.

Một vấn đề khác của việc xác định mức sinh lời trên cơ sở kế toán là nó bỏ qua vấn đề rủi ro. Không thể nào khẳng định hai doanh nghiệp có mức sinh lời hiện tại như nhau lại có khả năng sinh lời giống nhau trong tương lai nếu một doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn.

Hạn chế lớn nhất của việc đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào số liệu kế toán là nó không đưa ra được chuẩn mực để so sánh. Về mặt kinh tế, một doanh nghiệp chỉ được xem là có khả năng sinh lời khi mức sinh lời của nó cao hơn mức mà các nhà đầu tư có thể tự mình kiếm được trên thị trường tài chính.

Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng:

a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)

Thu nhập ròng

ROE =


Tổng vốn chủ sở hữu

ROE = Tỷ suất lợi nhuận x Doanh thu tài sản x Hệ số vốn tự có

= ROA x Hệ số vốn tự có


Như vậy sự khác biệt giữa ROE và ROA là do đòn bẩy tài chính tạo ra. Như vậy đòn bẩy tài chính luôn thổi phồng ROE. Tuy nhiên, thực tế, điều này chỉ xảy ra khi ROA (gộp) lớn hơn lãi suất của các khoản vay.

b. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)

Một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa thu nhập trên giá trị trung bình của tổng tài sản (cả trước thuế và sau thuế).

Thu nhập ròng

Tý suất lợi nhuận trên vốn ròng =


Tổng tái sản trung bình



Tổng lợi nhuận trên tài sản =

Thu nhập trước thuế và lãi Tổng tài sản trung bình

Có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác để tính ra ROA

ROA = Tỷ suất lợi nhuận x Doanh thu tài sản

Công ty có thể tăng ROA thông qua tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc Doanh thu tài sản. Cạnh tranh không cho phép doanh nghiệp có thể tăng cả hai tỷ lệ này đồng thời. Doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi nhuận cận biên và tốc độ quay vòng.

Các doanh nghiệp bán lẻ thường chấp nhận lợi nhuận cận biên thấp và lấy tốc độ quay vòng cao. Còn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ như trang sức thì lấy lợi nhuận cận biên cao đổi cho tốc độ quay vòng thấp. Về mặt chiến lược tài chính cũng có hai hướng: lợi nhuận cận biên hoặc tốc độ quay vòng.

c. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế

ROS =


Doanh thu

Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.

d. Hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí SXKD của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế giá thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất của mình trong thời kỳ nhất định. Chi phí SXKD


bao gồm chi phí tiêu thụ sản phẩm, toàn bộ chi phí trực tiếp và các khoản phải nộp cho Nhà nước các loại thuế gián thu theo quy định. Vì vậy, quản lý chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, vừa đảm bảo được việc tính giá thành chính xác và đầy đủ, vừa tiết kiệm chi phí giúp các nhà quản lý nắm được thực chất chi phí đến từng đối tượng để có các phương thức và quyết sách quản lý phù hợp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đánh giá theo chỉ tiêu sau:

Hiệu quả sử dụng chi phí =

Tổng doanh thu trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ

Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu phản ánh trong một thời gian nhất định, để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của doanh nghiệp

Thông thường người ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được nó, các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát được.

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố chính trị và pháp luật


Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu …

Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

Yếu tố kinh tế

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm:

+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh, khả năng sử dụng ưu thê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn.

+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư …

+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh


Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quả n lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.

+ Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…

+ Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …

+ Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

- Tên giao dịch: PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION

- Tên viết tắt: PVC

- Đơn vị thành viên của: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 đồng

- Giấy ĐKKD số: 0103021423 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 20/12/2007.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (P VC) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng cao cấp, công nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam là Binh đoàn

318. Ngày 14/09/1983, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1069/DK-TC thành lập Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sỹ và 50 cán bộ, kỹ sư - công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học và các doanh nghiệp trong cả nước.

Sau 12 năm hoạt động, ngày 19/9/1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ký quyết định số 1254/DK- TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (P VECC). Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/3/2005, Bộ Công nghiệp ra quyết định chuyển đổi Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (P V Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển, P V Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng với chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023