Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam

2

CN

Chi nhánh

3

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

4

NHNN

Ngân hàng nhà nước

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

7

NHTW

Ngân hàng trung ương

8

QLRRTG

Quản lý rủi ro tỷ giá

9

RRTG

Rủi ro tỷ giá

10

TCTD

Tổ chức tín dụng

11

TSC

Tài sản có

12

TSN

Tài sản nợ

13

USD

Đồng đô la Mỹ

14

VND

Việt Nam đồng

15

XNK

Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp 41

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2014 - 2016 54

Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2014 - 2016 56

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 58

Bảng 3.4: Doanh số mua ngoại tệ 62

Bảng 3.5: Doanh số bán ngoại tệ 63

Bảng 3.6: Trạng thái ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 – 2016 66

Bảng 3.7: Phân loại rủi ro tín dụng theo mức điểm và xếp hạng của Agribank 67

Bảng 3.8: Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay năm 2014-2016 68

Bảng 3.9: Doanh số phát sinh giao dịch kỳ hạn năm 2014 - 2016 69

Bảng 3.10: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 71

Bảng 3.11: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường 72

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng chính sách ngoại hối 73

Bảng 3.13: Đánh giá mức độ ảnh hưởng Công tác tổ chức ngân hàng 74

Bảng 3.14: Đánh giá mức độ ảnh hưởng Phẩm chất trình độ cán bộ ngân hàng...75 Bảng 3.15: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản

phẩm, dịch vụ của khách hàng 76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 - 2016 55

Biểu đồ 3.2: Quy mô dư nợ tín dụng giai đoạn 2014 - 2016 57

Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 59

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý 52

Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý RRTG của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên 64


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro. Bên cạnh những hoạt động kinh doanh truyền thống thì các ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh mới, trong đó không thể không kể đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đối với ngân hàng hoạt động này phục vụ cho rất nhiều mục đích. Một mặt đáp ứng ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán XNK, mặt khác đây cũng là hoạt động kinh doanh độc lập mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Hoạt động này có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Như vậy nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn. Tuy nhiên đây là hoạt động mang tính chất mạo hiểm và mức độ rủi ro là rất cao bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất…

Do vậy việc cần thiết đặt ra cho các ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải có hướng đi đúng đắn trong xu thế phát triển như hiện nay để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh này.

Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyênnhằm góp phần nhỏ giải quyết các vấn đề nêu trên.


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại Chi nhánh trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro tỷ giá và công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại Chi nhánh.

- Về thời gian: số liệu nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2016.

- Về không gian: nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

4.1. Về mặt lý luận

Tổng hợp và hệ thống hoá lý luận cơ bản về công tác quản lý rủi ro rỷ giá của ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro rỷ giá và


tổng kết những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Về mặt thực tiễn

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 để từ đó tìm ra những hạn chế cần khắc phục.

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

4.3. Đóng góp mới của luận văn

Đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyênđã chỉ ra được thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây, những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Chi nhánh, từ đó đã đưa ra được nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại đây. Qua đó, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao cả chất lượng và số lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, một số biểu, bảng, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn có kết cấu 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng là một tổ chức tài chính, một trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Cũng có thể hiểu rằng ngân hàng như một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Với sự phát triển bùng nổ theo xu thế thương mại và chu chuyển vốn ngày càng được quốc tế hóa, các dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, ngoài các dịch vụ truyền thống như: nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản giữ hộ tài sản, cung cấp các loại hình tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, tài trợ các hoạt động của chính phủ, bảo lãnh… thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) đã trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu mà ngân hàng cần chú trọng, quan tâm để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong mối quan hệ tài chính – tiền tệ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Kinh doanh ngoại tệ (KDNT) theo nghĩa rộng là bao gồm việc mua, bán, vay và cho vay các loại ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.

Theo nghĩa hẹp KDNT chỉ đơn thuần là các hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại khi ngân hàng tham gia trên thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Về cơ bản, thị trường ngoại hối là nơi các ngân hàng, doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư và các thương gia đến để trao đổi và đầu cơ các loại tiền tệ. Thị trường ngoại hối còn được gọi là “Thị trường tiền tệ”, “Thị trường


trao đổi tiền tệ quốc tế” hay “Thị trường tiền tệ quốc tế” và là thị trường lớn nhất có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới với doanh thu trung bình gần 3,98 nghìn tỉ USD mỗi ngày. Ngày nay, do vai trò của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường ngoại tệ.

1.1.2. Vai trò hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM

1.1.2.1. Đối với ngân hàng

Hoạt động KDNT giúp cho các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, cũng như khả năng cạnh tranh so với các ngành trong lĩnh vực khác. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào trên thị trường một doanh nghiệp muốn tồn tại và phá triển lớn mạnh đều cần phải có những sản phẩm có sự khác biệt và chất lượntg, ngân hàng cũng là đối tượng không ngoại trừ. Trong bối cảnh như hiện nay ngành ngân hàng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng do quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ vào thị trường tài chính – tiền tệ. Để có thể tồn tại và cạnh tranh mạnh mẽ các ngân hàng không chỉ cung cấp các sản phẩm mình hiện có mà còn phải biết nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra các sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn. Chính điều này không chỉ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng mà còn làm gia tăng giá trị và sự đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến với mình hơn. Như vậy hoạt động KDNT có ảnh hưởng lớn đến các nghiệp vụ khác của ngân hàng như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, cho vay bằng ngoại tệ, L/C… góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Quản trị rủi ro là vấn đề cấp bách và cần thiết hàng đầu được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngoại tệ không chỉ khách hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá mà chính các ngân hàng cũng phải đối mặt. Rủi ro tỷ giá có thể xảy ra với bất kỳ ngân hàng nào vào bất kỳ thời điểm nào ngay cả khi ngân hàng đóng cửa các giao dịch nếu ngân hàng duy trì một trạng thái ngoại hối mở. Có rất nhiều

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí