Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 14


đạo các ngành, Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

3.3.2.5. Hoàn chỉnh môi trường pháp lý bảo đảm an toàn kinh doanh

Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay nói riêng đã được hoàn thiện, đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn như:

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP

- Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Thông tư liên tịch 03/2001/TTLB/NHNN-BTP-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 về xử lý tài sản để thu nợ…

Những văn bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo an toàn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì cần phải:


- Ban hành quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn lẫn cho vay để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền cũng như tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế quốc dân.

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, đặc biệt là việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phương đối với tài sản thế chấp là nhà đất.

- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng.

- Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan…

- Sớm ban hành khung giá nhà đất mới để làm cơ sở khách quan cho bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo hoặc thành lập một cơ quan chuyên trách định giá tài sản để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và khách quan.

- Thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp các tài sản đó để các ngân hàng có thể thực hiện đầy đủ việc thế chấp và đăng ký thế chấp.

Trước mắt, nhiệm vụ cần thiết của giai đoạn hậu WTO đó là ngân hàng Nhà nước cần tập trung đẩy nhanh công tác soạn thảo hai Luật Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng) để kịp trình Quốc hội trong năm 2008, đồng thời xúc tiến chuẩn bị xây dựng Luật Giám sát An toàn hoạt động ngân hàng và Luật Bảo hiểm tiền gửi để trình theo tiến độ đề ra. Công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản dưới luật hiện hành cần được thực hiện dần hướng tới các chuẩn


mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ pháp lý về áp dụng các luật và quy định mới đối với ngành ngân hàng.

3.3.2.6. Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động Ngân hàng

Sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp này. Với tình hình thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế nói riêng đều kinh doanh trên mức vốn tự có rất thấp do Nhà nước cấp. Do đó nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp là vay vốn từ ngân hàng, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước và rất dễ mất cân đối tài chính, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Để khắc phục điều này, Nhà nước cần nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và có kế hoạch tăng vốn để giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp còn lại sẽ tiến hành cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn tự có từ các hình thức sở hữu khác. Ngoài ra, Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả được huy động vốn từ các hình thức như việc phát hành trái phiếu, vừa tăng vốn cho doanh nghiệp vừa tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh.

Tăng cường giám sát công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê.

Tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan nhà nước với chức năng kinh doanh, tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước…


Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng còn đòi hỏi công tác cải cách NHTM phải được xúc tiến nhanh chóng. Có hai vấn đề chính cần được khai thác hỗ trợ là xử lý nợ xấu, tăng cường vốn cho các NHTM Nhà nước; và hỗ trợ quá trình cổ phần hóa của các NHTM Nhà nước.


TT

Tên Ngân Hàng

Dư nợ cho vay

% so với tổng số tài sản hiện có

1

NH TMCP Quân Đội

4.386,8

52,01

2

NH TMCP Đông Nam á

1.347,68

23,2

3

NH TMCP Hàng Hải

2.317

52,9

4

NH TMCP Nhà Hà Nội

3.330

60,2

5

NH TMCP á Châu (ACB)

9.362,79

38,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 14


52.01

52.9

60.2

38.37

23.2

70

NH TMCP Quân Đội

NH TMCP Đông Nam Á NH TMCP Hàng Hải

NH TMCP Nhà Hà Nội

NH TMCP Á Châu (ACB)

60

50

40

30

20

10

0

% So với tổng tài sản hiện có


Ths. Đàm Hồng Phượng Tạp chí ngân hàng số 18/2006 - Diễn biến thị

trường tiền tệ và xu hướng kinh doanh vốn của ngân hàng thương mại.

Tạp chí ngân hàng số 1/2007 Lộ trình mở của của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong cam kết ra nhập WTO.

Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp

Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp

Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp

Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp

Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ.



1000

900

800

650

1200

1000

800

600

400

200

2007 2008 2009 2010


Vốn pháp định được cấp



Đơn vị

Cho vay các TCKT, cá nhân (tỷ đồng)

Tiền gửi của TCKT, cá nhân

(tỷ đồng)


Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)


Cổ tức (%)


Tổng tài sản

2004

2005

2004

2005

2004

2005

2004

2005

2004

2005

2004

(tỷ đồng)

2005

(tỷ đồng)

Tăng trưëng

PNB

3.059,0

4.777,0

2.698,7

3.231,5

321,7

580,4

72,1

102,6

15,0

17,0

4.339,5

6.258,8

44,2%

ACB

6.672,4

9.362,8

13.046,0

19.955,8

481,1

948,3

278,0

385,1

36,7

28,0

15.623,5

24.399,7

56,2%

OCB

1.899,7

2.891,2

1.147,1

1.623,5

200,0

300,0

43,8

67,2

17,7

18,9

25.29,5

4.020,2

58,9%

SG CT

2.611,1

3.527,1

2.018,6

2.830,1

303,5

400,0

93,1

111,1

14,0

15,0

3.188,3

4.290,9

34,6%

EAB

4.562,4

5.947,8

4.496,9

6.022,9

300,0

500,5

98,0

138,5

19,4

20,0

6.444,7

8.518,1

32,2%

SACOMBANK

5.986,4

8.425,2

7.794,9

10.479,0

740,0

1.250,0

198,0

306,1

26,0

23,8

10.394,9

14.456,2

39,1%

VPBANK

1.865,4

3.506,0

3.872,8

5.250,0

198,0

500,0

60,0

83,0

12,0

20,0

4.192,2

6.500,0

55,0%

EXIMBANK

5.016,7

6.433,2

6.297,0

8.352,1

500,0

700,0

0,0

21,1

0

3,1

8.267,4

11.369,2

37,5%

TECHCOMBANK

3.655,5

5.277,0

4.600,0

8.372,0

412,7

617,7

39,7

286,0

15,0

36,6

6.444,7

10.504,0

63,0%

VIBANK

2.199,8

4.974,4

2.031,3

5.268,6

250,0

510,0

41,3

95,3

4,0

3,0

4.119,9

8.978,2

117,9%

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình hội nhập.

TS Ngô Minh Châu Tạp chí ngân hàng số 1/2007


25

20

15

10

5

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005


Tỷ trọng tiền m ặt so với tổng phương tiện thanh toán từ năm 2001 đến 2005

Nguồn: Phan Lê, Khái quát về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2006, tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 2 năm 2007


KẾT LUẬN


Luận văn sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, các biện pháp quản lý rủi ro đã và đang được áp dụng đã đi vào nghiên cứu ưu nhược điểm của các biện pháp, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Về ưu nhược điểm của các biện pháp đã và đang áp dụng trong kinh doanh ngân hàng của các Ngân hàng thương mại Viêt Nam.

- Hiện tại Việt Nam áp dụng các biện pháp như sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi và cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh để quản lý rủi ro lãi suất; sử dụng nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ, nhóm giải pháp về thông tin và nhóm giải pháp về con người để quản lý rủi ro ngoại hối; tiến hành kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở ngay trong từng khâu thẩm định cho vay để hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng; sử dụng phương pháp quản lý tài sản nợ, phương pháp chuyển hóa tài sản và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban đối với rủi ro thanh khoản; kết hợp việc ban hành đầy đủ quy trình, thủ tục, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban và tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ nghiệp vụ để kiểm soát rủi ro trong thanh toán quốc tế.

- Nhìn chung trong quá trình áp dụng các biện pháp đã cho thấy những nhược điểm, trong đó phải kể tới các nhược điểm chính sau:

+ Chiến lược bán quyền chọn thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn.

+ Nhóm các giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ và thông tin tỏ ra không hiệu quả tại nhiều ngân hàng quy mô vừa và nhỏ; chức năng của các bộ phận nghiệp vụ chưa được tách bạch, còn có hiện tượng chồng chéo lên nhau.


+ Biện pháp huy động vốn bổ sung để hạn chế rủi ro thanh khoản có nhược điểm ở chỗ tương đối tốn kém do ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất bán buôn để chi trả cho những khoản tiền gửi có lãi suất bán lẻ...

2. Về các biện pháp cần làm để thúc đẩy quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam nên chú trọng đồng thời các biện pháp trên tầm vĩ mô và vi mô.

- Ở tầm vĩ mô: Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường thanh tra, giám sát việc tuân thủ quy trình, quy chế hoạt động, sửa đổi Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng phù hợp với quá trình hội nhập. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV). Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn chỉnh và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, hoàn chỉnh môi trường pháp lý bảo đảm an toàn kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng.

- Ở tầm vi mô: Ngoài các biện pháp đã và đang được áp dụng tại chương 2, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên kết hợp với các biện pháp khác như:

+ Hoàn thiện cơ cấu quản lý rủi ro hợp lý.

+ Đưa ra hạn mức theo ngành, thành phần kinh tế, hạn mức tín dụng cho một khách hàng theo từng ngành.

+ Tạo ra những sản phẩm có rủi ro thấp.

+ Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng và tăng cường nhân lực cho các bộ phận quản lý rủi ro.

+ Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bảo hiểm ngân hàng...

Việt Nam đã gia nhập WTO và đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do vậy thị trường tài chính - ngân hàng đang có được những cơ hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có được từ quá trình hội


nhập, các ngân hàng thương mại trong nước còn phải đối mặt với khá nhiều thách thức do hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ công nghệ lạc hậu...

Tóm lại, quá trình hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức là nguyên nhân làm gia tăng các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, do vậy việc áp dụng và hoàn thiện các biện pháp quản lý rủi ro đối với các ngân hàng càng trở nên cấp thiết và đòi hỏi sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền liên quan.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí