Đánh Giá Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Qua Điều Tra Khách Hàng


động kiểm soát nội bộ cũng chỉ diễn ra khi có sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chứ ko có kế hoạch cụ thể chi tiết (trừ các mốc lớn theo quy định của pháp luật). Đặc biệt, công tác kiểm soát việc sử dụng các khoản vay hầu như không có, chính vì vậy dẫn đến việc nhiều khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu cao. Việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng của ngân hàng không tốt.

+ Chính sách tín dụng và quy trình cho vay

Chính sách tín dụng hiện nay đã chặt chẽ hơn nhiều. Tuy nhiên, chính sách tín dụng chặt chẽ cũng phát sinh nhiều hệ lụy, đấy là tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, mặc dù nợ xấu có giảm. Mặt khác, hậu quả của thời gian dài tăng trưởng nóng tín dụng, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ bản đang làm cho ngân hàng đối mặt với tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, đe dọa vốn của ngân hàng. Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có chính sách quản trị rủi ro tín dụng, nhưng về cơ bản chính sách còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Quá trình cho vay được bắt đầu từ khâu thẩm định cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi nợ. Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến việc tăng hay giảm rủi ro tín dụng đối với mỗi khoản vay. Hiện nay, quy trình thẩm định và cho vay ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên vẫn lỏng lẻo, chưa dự đoán được hoàn toàn chính xác về một khoản vay có được hoàn trả đúng hạn hay không, nhiều khi làm mang tính chất thủ tục, qua loa, đại khái. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, tiên tiến nên chất lượng của đội ngũ cán bộ phải đảm bảo có đủ đạo đức lẫn nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học tiên tiến.

Có nhiều tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, nhưng nhìn chung chất lượng cán bộ chính là khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học,


trình độ hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định tín dụng, không đánh giá được chính xác hiệu quả vay vốn, không có biện pháp xử lý kịp thời khi có các tình huống bất lợi xảy ra.

Nhìn chung, có hai vấn đề về đội ngũ cán bộ tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Thứ nhất, trình độ cán bộ còn thấp, đa phần đại học, số được đào tạo sau đại học còn ít. Mặt khác, nhiều cán bộ trong chi nhánh kinh nghiệm còn ít, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình xử lý công việc.

Hàng năm, ngân hàng cũng đều mở các lớp đào tạo ngắn hạn, nhưng chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, và tần suất chưa đều. Mặt khác, tác phong và ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ còn chưa chuyên nghiệp, vẫn còn lề mề, chậm chạp, đặc biệt công tác thẩm định vẫn làm một cách qua loa, đại khái, hình thức.

Đây chính là những cản trở rất lớn cho công tác quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần phải giải quyết triệt để.

+ Hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quyết định cấp và quản lý tín dụng. Thực tế hoạt động cho thấy, công tác thu thập thông tin tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn thiếu cập nhật, thiếu chính xác và không đầy đủ. Hệ quả này là do nguồn thông tin tín dụng còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kế hoạch kinh doanh và các thông tin tài chính cơ bản. Việc đối chiếu liên ngân hàng cũng như khả sát từ chính quyền địa phương chưa có. Ngoài ra, các thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của ngành nghề thì hầu như không có.

3.3.3. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng qua điều tra khách hàng

3.3.3.1. Rủi ro tín dụng do tác động môi trường bên ngoài

Bao gồm các nguyên nhân sau:

- Do sự tác động của môi trường tự nhiên

- Do sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới giá xăng, điện và giá vật liệu.


- Do những thay đổi luật và văn bản của Nhà nước.

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 210 khách hàng đang quan hệ với Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên về chất lượng rủi ro tín dụng:

Bảng 3.17. Rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài của Agribank chi nhánh Thái Nguyên

Đơn vị: Khách hàng



TT


Chỉ tiêu


Tổng số

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Hộ tư nhân

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Số lượng khách hàng điều tra

210

100

100

45

100

65

100

1

Ảnh hưởng từ bão

65

30

30

25

55,56

10

22,22

2

Ảnh hưởng từ dịch

bệnh

98

45

45

28

62,22

25

55,56

3

Ảnh hưởng do tăng

giá xăng

40

15

15

20

44,44

5

11,11

4

Ảnh hưởng do giá

vật liệu tăng

0

0

0

0

0

0

0

5

Ảnh hưởng do giá

bán giảm

0

0

0

0

0

0

0


6

Ảnh hưởng do luật

thay đôi không kịp thích ứng


16


5


5


8


17,78


3


6,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên - 12

(Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng)

Qua kết quả khảo sát điều tra nói trên cho thấy, khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phần lớn là khách hàng vay làm nông nghiệp và chăn nuôi nên bị ảnh ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lớn. Số lượng khách hàng lớn và khoản vay nhỏ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên.

3.3.3.2. Rủi ro tín dụng nguyên nhân từ phía khách hàng

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu kém, gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng. Một số dự án được lập thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính khả thi và các số liệu chưa trung thực, bởi một số doanh nghiệp chỉ coi dự án là điều kiện mang tính thủ tục nên không chú trọng


vào khâu lập dự án, đầu tư dàn trải. Từ đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định mức cho vay hợp lý để phòng ngừa được rủi ro tín dụng xảy ra.

- Năng lực điều hành và quản lý của các chủ đầu tư, các hộ gia đình còn hạn chế, yếu kém, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả. Điều đó làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao. Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn nông thôn còn nhiều món vay nhỏ, lẻ, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp. Giá cả một số hàng hoá, nguyên liệu, phân bón, lãi suất, … tăng làm cho chi phí đầu vào tăng, dẫn đến doanh nghiệp, hộ sản suất và nông dân gặp khó khăn.

Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay (khách hàng) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng c ó thể chia làn hai trường hợp lớn. Khách hàng cố ý không trả nợ (khách hàng gian lận) hoặc khách hàng không trả được nợ. Ở đây tác giả chỉ tiến hành điều tra các khách hàng là các đối tượng không trả được nợ.

Bảng 3.18. Đánh giá rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

Đơn vị: khách hàng



TT


Chỉ tiêu


Tổng sô

Công ty

TNHH

Công ty cổ phần

Hộ

tư nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng


Số khách hàng được

điều tra

210

100

100

45

100

65

100

1

Cố ý không trả nợ

0

0

0

0

0

0

0

2

Do không trả được nợ:









- Do sử dụng vốn sai

mục đích

37

20

20

6

13,33

11

16,92


- Do kinh doanh thua lỗ

14

4

4

3

6,67

7

10,77


- Do năng lực quản lý

kém

8

3

3

2

4,44

3

4,62

(Nguồn: Phiếu đánh giá từ khách hàng)

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát 210 khách hàng đang giao dịch tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thu được kết quả ở bảng 3.15. Qua đó, chi nhánh đã xác định các nguyên nhân cụ thể là:

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn) chiếm số lượng lớn 37 khách hàng, trong đó: tỷ lệ


khách hàng sử dụng sai mục đích chiếm nhiều nhất ở các Công ty TNHH 20 người (chiếm 20% trong tổng số khách hàng được điều tra); đứng thứ hai là khách hàng là hộ tư nhân với tỷ lệ 16,92% trong tổng số khách hàng được điều tra và thấp nhất là số khách hàng thuộc các Công ty cổ phần với tỷ lệ 13,33%. Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có các đặc điểm như sau:

(i) Cho vay nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

(ii) Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, sử dụng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

(iii) Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng.

(iv) Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với thời gian trích khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải sử dụng nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

(v) Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

(vi) Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

- Hai là, khách hàng kinh doanh thua lỗ, thường xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm:

(i) Đầu tư công nghệ với thời gian dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời gian cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế là dưới 5 năm.

(ii) Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có.

(iii) Thẩm định cho vay nhất là đầu tư dự án nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng. Số lượng khách hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất do nguyên nhân thua lỗ phải kể đến các khách hàng là hộ tư nhân với 7 khách hàng (chiếm tỷ lệ 10,77% trong số 65 được điều tra), đối với các khách hàng là Công ty TNHH và Công ty cổ phần thì tỷ lệ này có ít hơn, với Công ty TNHH số khách hàng là 4 người (chiếm 4% trong tổng số khách hàng được điều tra và Công ty cổ phần là 6/45 người (chiếm tỷ lệ 6,67% trong tổng số khách hàng được điều tra).


- Ba là, do năng lực quản lý còn hạn chế: Tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, không chỉ khi khách hàng có ý không tốt mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, chi nhánh vẫn gặp rủi ro tín dụng. Có những trường hợp là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tra nh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, có những doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro dẫn đến Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp cũng đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Qua điều tra 8 khách hàng ở bảng 3.15 có thể thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng do năng lực quản lý kém chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở đối tượng là hộ tư nhân (chiếm tỷ lệ 4,62% trong tổng số khách hàng được điều tra), tỷ lệ thấp dần đối với khách hàng là các công ty cổ phần với tỷ lệ 4,44% trong tổng số khách hàng được điều tra và cuối cùng là các Công ty TNHH chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số khách hàng được điều tra.

3.3.3.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:

a. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của ngân hàng

Thẩm định tốt trước khi cho vay c thể tránh được rủi ro cho ngân hàng. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là thiếu thông tin, thông tin chưa cập nhật.


Bảng 3.19. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của ngân hàng

Đơn vị tính: khách hàng



TT


Chỉ tiêu


Tổng sô

Công ty

TNHH

Công ty cổ

phần

Hộ

tư nhân

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Số lượng khách hàng

điều tra

210

100

100

45

100

65

100

1

Thẩm định chi phí sản

xuất chưa đúng

15

5

5

7

15.6

3

4.6

2

Chưa thẩm định được

dòng tiền

39

15

15

20

44.4

4

6.2

3

Chưa thẩm định được nợ

phải trả

75

30

30

25

55.6

20

30.7

4

Chưa thu hồi được tiền

hàng

32

10

10

15

33.3

7

10.8

5

Thẩm định khả năng thanh

toán thấp

9

4

4

3

6.7

2

3.1

6

Khả năng kiêm soát quản

lý kém

5

3

3

2

4.4

0

0

7

Chưa đánh giá đúng năng

lực điều hành

10

6

6

4

8.9

0

0

(Nguồn: Phiêu đánh giá từ khách hàng)

Qua kết quả khảo sát có thể dễ dàng nhận thấy rủi ro trong thẩm định hồ sơ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là rất lớn. Số lượng khách hàng thuộc nhóm chưa thẩm định được nợ phải trả đứng đầu với 75/210 khách hàng được điều tra; thứ hai là nhóm đối tượng khách hàng chưa thẩm định được dòng tiền là 39/210 khách hàng được điều tra và giảm dần lần lượt ở các nhóm khách hàng chưa thu hồi được tiền hàng là 32/210, thẩm định và chi phí sản xuất là chưa đúng là 15/210, chưa đánh giá đúng năng lực điều hành là 10/2010, thẩm định khả năng thanh toán thấp là 9/210 và khả năng kiểm soát, quản lý kém có số lượng ít nhất là 5/210 khách hàng được điều tra. Phần lớn, rủi ro trong thẩm định hồ sơ nằm ở đối tượng là các công ty cổ phần và lần lượt giảm dần ở các khách hàng là hộ tư nhân và các Công ty TNHH. Kết quả khảo sát cũng cho thấy ngân hàng có một cái nhìn không


toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng.

b. Nguyên nhân rủi ro do cán bộ tín dụng của ngân hàng

Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án, kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi hay không. Kết quả khảo sát rủi ro do cán bộ tín dụng của ngân hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.18 như sau:

Bảng 3.20. Rủi ro do cán bộ tín dụng của ngân hàng

Đơn vị tính: Khách hàng



STT


Chỉ tiêu

Tổng số

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Hộ tư nhân

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Số lượng khách hàng

điều tra

210

100

100

45

100

65

100

1

Do hệ thống kiểm tra,

kiểm soát còn yếu

19

8

8

6

13,33

5

7,69

2

Kiểm soát khoản vay

chưa thường xuyên

32

16

16

4

8,89

12

18,46

3

Cán bộ làm sai:









- Gia hạn điều chỉnh

vốn vay của khách hàng theo ý cá nhân


0


0


0


0


0


0


0


- Kéo dài thời gian thẩm

định và đề xuất cho vay

13

6

6

2

4,44

5

7,69


- Cho vay một khách

hàng với nhiều món

50

18

8

12

26,67

20

30,77


4

Do không thực hiện

đúng quy trình, quy chế:









- Không chấm điểm tín

dụng

11

5

5

6

13,33

0

0


- Sai quy trình tín dụng

0

0

0

0

0

0

0


- Cho vay trên cơ sở

TSBĐ

32

9

9

12

26,67

11

16,92

(Nguồn: Phiếu đánh giá từ khách hàng)

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí