Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Th c trạng chất thải nguy hại trên địa b n th nh phố ạng ơn
4.1.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại và bùn thải chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn rất đa dạng tập trung chủ yếu từ các cơ sở y tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Theo kết quả điều tra của hơn 100 danh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Lạng Sơn cho thấy hầu hết các doanh nghiệp tập trung đã tuân thủ thực hiện quản lý theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và một số doanh nghiệp lớn nằm rải rác ở các phường, xã. Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đều được các đơn vị, doanh nghiệp thu gom và thuê các đơn vị có chức năng để xử lý phù hợp. Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ việc thực hiện quản lý và thu gom chất thải còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Nhóm nguồn phát sinh chất thải nguy hại:
Bảng 4.1. Nhóm nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Nhóm nguồn thải | |
1. | Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và than |
2. | Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ |
3. | Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ |
4. | Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt |
5. | Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại |
6. | Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh |
7. | Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại |
8. | Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in |
9. | Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 2
- Tác Động Của Chất Thải Nguy Hại Tới Môi Trường Đất:
- Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Lạng Sơn
- Th C Trạng Công Tác Quản Lý Ctnh Trên Địa B N Tp Ạng Ơn
- Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Về Quản Lý Ctnh
- Chất Thải Nguy Hại Được Phân Bố Trong Khu Vực:
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nhóm nguồn thải | |
10. | Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm |
11. | Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) |
12. | Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp |
13. | Chất thải từ ngành y tế và thú y |
14. | Chất thải từ ngành nông nghiệp |
15. | Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải |
16. | Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác |
17. | Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy |
18. | Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ |
19. | Các loại chất thải khác |
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra nguồn thải nguy hại, gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho hệ sinh thái cũng như sinh vật.
Sản xuất công nghiệp: Khi nhu cầu tiêu dùng càng tăng cao, ngành công nghiệp ngày càng được mở rộng để đáp ứng những nhu cầu đó. Vì thế, những chất nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất (chất tẩy, phẩm màu, xút, dầu mỡ, kim loại) ngày một nhiều và khó xử lý.
Canh tác nông nghiệp: Ngành nông nghiệp phát triển cũng là lúc những sản phẩm như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản,… được sử dụng ngày càng nhiều. Những hợp chất trên chứa nhiều kim loại nặng và chất nguy hại, gây nguy hiểm cho nguồn nước ngầm, tài nguyên đất.
Dịch vụ y tế, khám chữa bệnh: Đây là một trong những nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn và khó quản lý. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, hằng ngày đều phát sinh một lượng lớn rác thải y tế. Trong số đó, có nhiều chất thải độc hại từ phòng thí nghiệm, chất thải lây nhiễm từ kim tiêm, thiết bị phòng mổ, … Nhóm rác thải này nếu được trộn lẫn với rác sinh hoạt thông thường sẽ làm việc phân loại và xử lý chất nguy hại trở nên cực kỳ khó khăn.
Tiêu dùng dân dụng, sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt, con người cũng vô tình thải ra môi trường một lượng chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình. Các sản phẩm thường ngày như pin, túi nilon, mỹ phẩm, sơn, bình xịt … đều có chứa những chất độc hại (chì, thuỷ ngân, Cađimi, …). Những sản phẩm này nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho môi trường sống.
4.1.2. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong khu vực nghiên cứu:
4.1.2.1. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp:
Các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng cao, những chất nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều và phức tạp, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 4.2. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp:
Tên chất thải | Số lượng kg/năm | |
1 | Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng sắt | 187 |
2 | Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa-lý | 951 |
3 | Oxit kim loại thải có kim loại nặng | 46 |
4 | Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải | 1465 |
5 | Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen | 84 |
6 | Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước | 165 |
7 | Chất phụ gia thải có các thành phần nguy hại | 107 |
8 | Bùn thải có thành phần nguy hại từ xử lý nước thải | 55 |
9 | Chất thải rắn có các thành phần nguy hại | 5248 |
10 | Tro bay và bụi lò hơi có dầu | 7 |
11 | Tro đáy, x và bụi lò hơi có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý trong các cơ sở đốt | 22 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sử dụng nguyên liệu từ quặng thép | 55 | |
13 | Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát | 164 |
14 | X và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước | 655 |
15 | L i, khuôn đúc đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại | 51 |
Tổng | 9262 |
4.1.2.2. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động nông nghiệp:
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại ngày càng cao, những chất nguy hại phát sinh trong nông nghiệp ngày càng nhiều, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 4.3. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động nông nghiệp:
Tên chất thải | Số lượng kg/năm | |
1 | Chất thải có dư lượng hóa chất trừ sâu và các loài gây hại (chuột, gián, muỗi...). | 16 |
2 | Chất thải có dư lượng hóa chất trừ cỏ | 10 |
3 | Chất thải có dư lượng hóa chất diệt nấm | 15 |
4 | Hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng không có gốc halogen hữu cơ | 9 |
5 | Hóa chất nông nghiệp thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng có gốc halogen hữu cơ | 112 |
6 | Bao bì (cứng, mềm) thải chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ | 86 |
7 | Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh) | 1400 |
8 | Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại | 500 |
Tổng | 2184 |
4.1.2.3. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
Hoạt động tiêu dùng dân dụng, sinh hoạt của người dân hằng ngày đều thải ra môi trường một lượng chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng đến môi trường, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 4.4. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
Tên chất thải | Số lượng kg/năm | |
1 | Dung môi thải | 200 |
5 | Thuốc diệt trừ các loài gây hại thải | 10 |
6 | Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải | 350 |
8 | Các loại dầu mỡ thải | 1000 |
9 | Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại | 30 |
10 | Chất tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại | 450 |
12 | Pin, ắc quy thải | 500 |
13 | Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử | 25 |
14 | Gỗ thải có các thành phần nguy hại | 305 |
Tổng | 2870 |
4.1.2.4. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động y tế
Hoạt động khám, chữa bệnh, đây là một trong những nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn tại các cơ sở khám chữa bệnh, hằng ngày đều phát sinh một lượng lớn rác thải y tế nguy hại. lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động y tế được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 4.5. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động y tế
Tên chất thải | Số lượng kg/năm | |
I | Chất thải lây nhiễm, gồm: | 2403 |
1 | Chất thải lây nhiễm sắc nhọn | 360 |
2 | Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn | 1865 |
3 | Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao | 122 |
4 | Chất thải giải phẫu | 56 |
II | Chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: | 123,5 |
1 | Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại | 55,5 |
2 | Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất | 16 |
3 | Chất hàn răng amalgam thải bỏ | 2 |
4 | Các thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng | 50 |
III | Chất thải nguy hại khác, gồm: | 2323,5 |
6 | Bóng đèn huỳnh quang thải bỏ | 24 |
7 | Các loại dầu mỡ thải | 150 |
8 | Pin, ắc quy thải bỏ | 595,5 |
9 | Các thiết bị, linh kiện điện tử hoặc các thiết bị điện thải bỏ | 65 |
10 | Bao bì mềm, giẻ lau thải chứa các hóa chất độc hại thải bỏ. | 350,5 |
11 | Chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất | 500 |
12 | Chất hấp thụ, vật liệu lọc thải bỏ từ quá trình xử lý khí thải | 112 |
13 | Tro thải từ lò đốt chất thải rắn y tế | 50 |
14 | Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế | 600 |
Tổng | 4850 |
Như vậy: Có rất nhiều nguồn phát sinh chất thải nguy hại, gây khó khăn trong việc quản lý và phân loại. Không ch các khu sản xuất mà mỗi các nhân cũng cần ý thức được mối hiểm hoạ từ chất thải nguy hại, từ đó có cách thức xử lý đúng cách.
Các nguyên tắc chung trong quản lý chất thải nguy hại
Trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường: Phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, khắc phục và phục hồi là quan trọng. Đồng thời, trong bất kỳ một lĩnh vực, đối tượng nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững;
- Đảm bảo tính lồng ghép: Phối hợp liên ngành; lồng ghép các khu vực, các ngành, các đối tượng kiểm soát;
- Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải; xử lý chất thải; tách các chất thải nguy hại; biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá hủy các chất thải nguy hại hoặc biến thành các chất ít nguy hại hơn;
- Thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Quy trình quản lý chất thải nguy hại
Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Do chất thải nguy hại có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng chất thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Việc xử lý này có thể thực hiện theo các phương pháp:
- Xử lý cơ học; phân hủy nhiệt hoặc phương pháp hóa/lý/sinh học. Chất thải nguy hại sau xử lý (xử lý hóa/lý/sinh học hay xử lý nhiệt) sẽ được thải bỏ. Bước này sẽ được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp an toàn. Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý chất thải nguy hại bao gồm:
+ Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải;
+ Giai đoạn 2 - Thu gom và vận chuyển;
+ Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian;
+ Giai đoạn 4 - Chuyên chở chất thải nguy hại đến giai đoạn xử lý tiếp theo;
+ Giai đoạn 5 - Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).
- Xử lý chất thải nguy hại được ưu tiên đối với phương pháp giảm, quay vòng và tái sử dụng. Tuy nhiên, phương án xử lý này thường ch dùng đối với một số loại rác thải như rất độc, chất quý hiếm có giá trị cần tái chế... Bên cạnh đó phương án xử lý này có những hạn chế như: đầu tư kinh phí cao, cần có kỹ thuật, tính chất đa dạng của chất thải... Do vậy, cần xem xét đến các phương án xử lý khác như chôn lấp, thiêu đất, bê tông hóa...
Có nhiều quá trình xử lý chất thải nguy hại, nhưng có thể tóm lược lại thành 4 quá trình chính như sau:
- Quá trình hóa lý: Tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác, hoặc để tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa chất thải nguy hại;
- Quá trình hóa học: Biến đổi hóa học các chất thải nguy hại thành chất không độc hại hoặc ít nguy hại;
- Quá trình sinh học: Phân hủy sinh học các chất thải độc hại hữu cơ.
Các quá trình kỹ thuật khác loại bỏ chất thải nguy hại nhý: đốt phế thải, giảm thể tích phế thải.
Tuy nhiên, có một số loại phế thải không nên sử dụng bằng quá trình đốt như là chất phóng xạ, chất thải dễ nổ. Thực tế cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào có thể xử lý triệt để chất thải nguy hại mà dây chuyền xử lý bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên hợp và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt.