Tỷ Trọng Các Tiêu Chí Đánh Giá Trong Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Fico


khi đến hạn.

- Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của kháchhàng.

- Bảo đảm tiền vay vay cho ngân hàng.

-

chính sách tín dụng từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): đánh giá ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.


độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.

b) Mô hình định lượng rủi ro tín dụng

- Mô hình xác suất vỡ nợ

Mô hình xác suất vỡ nợ còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based- IRB). Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế củaBasel

II. Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: (i) xác suất không trả nợ của khách hàng (Probability of Default, PD); (ii) tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Givenof Default, LGD); (iii) tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default, EAD). Từ đó, Ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (Expected Loss, EL) như sau:

EL = PD x EAD x LGD



ếp hạng tín


dụng nội bộ, trình độ quản lý ngân hàng và các quy định về công khai thông tin.

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của

đình, bất động sản, … Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: tuổi đời, tình trạng hôn nhân trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà, thu nhập, hình thức trả lương, thâm niên công tác, lịch sử tín dụng. Một số mô hình có thể áp dụng là:

+ Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO

Điểm số tín dụng (Credit Score) cá nhân là một phương tiện kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụng ước lượng được mức rủi ro khi cho vay. Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro của bên cho vay càng cao. Fair Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO thấp nhất là 300 và cao nhất là 850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ số phân tích được trình bày trong Bảng1.1:

Bảng 1.2. Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO


Tỷ trọng

Tiêu chí đánh giá

35%

Lịch sử trả nợ (payment history): Thời gian quá hạn càng dài và số

tiền quá hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp.

30%

Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed): Nợ quá nhiều so

với mức cho phép, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số.

15%

Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): Thông tin

càng nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao.

10%

Số lần nợ vay mới (New credit): Vay nợ thường xuyên được xem là

dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp.

10%

Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used): Các loại nợ

khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh - 6

(Nguồn: Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)


Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi tại Mỹ do các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng tra soát dễ dàng qua các công ty thông tin tín dụng (Credit reporting companies). Công ty thông tin tín dụng thực hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng, phân tích và cho điểm tín dụng từng người. Theo mô hình điểm số tín dụng của FICO thì người có điểm số tín dụng ở mức 700 được xem là tốt, đối với cá nhân có điểm số tín dụng thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân hàng thận trọng hơn trong xét duyệt cho vay.

+ Mô hình điểm số Vantage Score

Đây là mô hình do ba công ty cung cấp thông tin tín dụng là Equifax, Experian, TransUnion xây dựng. Mô hình điểm số tín dụng Vantage Score rất đơn giản giúp mọi người dễ hiểu với năm mức xếp hạng tăng dần từ F đến A tương ứng với số điểm được thiết lập từ 501 (thấp nhất, không đáng tin cậy nhất) đến 990 (cao nhất, đáng tin cậy nhất). Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá được trình bày như Bảng 1.2.

Bảng 1.3. Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng Vantage Score

Tỷ trọng

Tiêu chí đánh giá

32%

Lịch sử trả nợ (Payment History): Tình trạng thanh toán kịp thời và

đúng cam kết.

23%

Tình trạng lịch sử tín dụng (Credit Utilization): Tỷ lệ vay trả, ý thức

trả nợ đúng hạn.


15%

Tình trạng số dư có (Credit Balances): Tổng các khoản vay và mức tín dụng sẵn có còn để đáp ứng, các khoản nợ quá hạn được chấm

điểm rất khắt khe.

13%

Độ sâu tín dụng (Depth of Credit): Lịch sử tín dụng càng dài càng

đáng tin cậy.

10%

Tình trạng tín dụng gần đây (Recent Credit): Mức độ thường xuyên

vay nợ và số lần yêu cầu vay.

7%

Tình trạng tín dụng sẵn có (Available Credit): Mức tín dụng có thể

nhận được ngay hay trong một thời gian ngắn có thể.

(Nguồn: Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)


- Mô hình xếp hạng tín dụng



hất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn.

Các chỉ số tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động kinh doanh của khách hàng, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản lý cao cấp, triển vọng ngành.


bản sau:

(i) Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá;

(ii) Phân tích mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng

cuối dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi;

(iii) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm


theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.

Hệ số rủi ro tín dụng: Là tỷ trọng của các khoản cho vay trong tài sản có, tỷ trọng này càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng cao và RRTD cũng rất cao. Thông thường, các khoản cho vay của NH được chia thành 03 nhóm: Các khoản cho vay chất lượng xấu có rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao và thường chiếm tỷ trọng thấp; Các khoản cho vay chất lượng tốt có rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập không cao và chiếm tỷ trọng thấp; Các khoản cho vay chất lượng trung bình có mức độ rủi ro chấp nhận được và thu nhập mang lại cho NH là vừa phải nhưng thường chiếm tỷ trọng áp đảo.

- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi.


Hệ số này dùng đánh giá khả năng ngân hàng trích lập dự phòng để bù đắp nợ thất thoát như thế nào. Hệ số này bằng 1 chứng tỏ DPRR đủ bù đắp nợ tổn thất, hệ số này lớn hơn 1 tức là ngân hàng đã trích thừa.

Hệ số này phản ánh khả năng ngân hàng bù đắp cho những khoản nợ có nguy cơ rủi ro cao.

1.2.4.4. Kiểm soát rủ iro

Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản lý rủi ro tín dụng: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng,

(ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Cần thực hiện kiểm soát các khâu sau:

Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm kiểm soát quá trình thiết lập chính sách,


thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các cán bộ tín dụng thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán.

Kiểm soát trong khi cho vay gồm kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó, phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay không.

Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

1.2.4.5. Tài trợ rủi ro tín dụng

Khi RRTD đã xảy ra thì phần gốc và lãi không thu hồi được NH tự gánh chịu.

Nhằm làm giảm tối đa ảnh hưởng xấu của RRTD, NH có các biện pháp:

- Lập và sử dụng quỹ dự phòng RRTD: Từ kết quả kiểm tra giám sát cho vay, tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản cho vay NH trích dự phòng RRTD theo nguyên tắc khoản cho vay có rủi ro cao được trích lập cao, khoản cho vay có rủi ro thấp được trích lập thấp. Quỹ dự phòng RRTD được sử dụng để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra góp phần làm giảm tác động của RRTD tới các hoạt động khác.

- Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro.

+ Chính sách tín dụng:

Một chính sách tín dụng tốt giúp NH lựa chọn được khách hàng mục tiêu, các danh mục cho vay được ưu tiên, tiêu chí chấp nhận rủi ro. Chính sách tín dụng còn quy định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình quyết định cho vay, các hồ sơ cần thiết cho việc xem xét đánh giá ra quyết định cho vay. Từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay.

+ Quy trình tín dụng: Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp công tác QLRRTD được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng khâu trong quy trình cấp tín dụng. Tất cả các khâu trong quy trình tín dụng đều có


khả năng xảy ra rủi ro, đòi hỏi nhà quản lý cần giám sát chặt chẽ để xử lý nghiêm khắc đúng người, đúng việc.

+ Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc chấm điểm trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro mà NH sẽ phải đối mặt. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để quyết định cấp tín dụng, đánh giá thực trạng khách hàng, là cơ sở để phân loại và trích lập dự phòng RRTD.

+ Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010, luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, thông tư 02/2016/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

Quan điểm của nhà quản lý về quản lý rủi ro tín dụng: Việc triển khai, thực hiện quản lý RRTD có hiệu quả hay không thì nhân tố quyết định thuộc về các nhà quản lý NH. Quan điểm của các nhà quản lý về quản lý RRTD đ ng đắn là tiền đề để xây dựng một quy trình quản lý một cách khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý RRTD.

Trình độ và kinh nghiệm nhân viên: Trong mọi vấn đề con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Để quản lý RRTD có hiệu quả cần một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm. Bao gồm: nhà quản trị, nhân viên trực tiếp làm công tác quản trị và cho vay …Ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quản lý RRTD cho một khoản cho vay thì trình độ và kinh nghiệm của nhân viên có vai trò rất lớn.

Hệ thống thông tin và xử lý thông tin trong quá trình quản lý rủi ro: Công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin cũng trở thành một nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, ảnh hưởng tới quá trình QLRRTD của ngân hàng. Những thông tin từ hồ sơ


xin vay của doanh nghiệp, những thông tin do ngân hàng lưu trữ và những thông tin do ngân hàng tìm hiểu bên ngoài có thể chỉ phản ánh một phần về doanh nghiệp, cần thiết phải phân tích và tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể đánh giá được toàn diện về doanh nghiệp.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

a. Khách hàng

- Sự trung thực của khách hàng: Hồ sơ xin vay vốn của KH là nhân tố phải kể đến trước tiên vì đây là cơ sở đầu tiên của mối quan hệ vay nợ giữa KH và NH. Nếu hồ sơ của DN không cung cấp đầy đủ chính xác và không được trình bày khoa học những thông tin mà NH yêu cầu thì việc hạn chế rủi ro sẽ gặp rất nhiều khó khăn do công tác phân tích cho kết quả không phản ánh tình trạng tài chính thực tế của KH.

- Năng lực của khách hàng: Năng lực của KH là nhân tố quyết định đến việc KH hiệu quả sử dụng vốn vay. Nếu năng lực của KH yếu kém thì sẽ dễ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng của NH.

- Các nguồn lực sử dụng trong quá trình SX-KD: Vị trí địa lý khí hậu tài nguyên lao động được các nhà SX-KD hết sức quan tâm. Việc khai thác ch ng một cách có hiệu quả sẽ góp phần phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng tiểu vùng. Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp do đặc điểm chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện tự nhiên nên nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư vốn TDNH mà các NHTM phải tính toán để hoạch định quản trị tín dụng cho phù hợp với từng vùng từng địa phương.

b. Chính sách pháp luật

- Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước

Quản trị tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng bởi quản trị tín dụng của Nhà nước cả về khách quan và chủ quan. Về khách quan, khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dư trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó cho các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022