Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 10

hình sự cấp quân khu. Việc ra Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục còn cần gắn với trách nhiệm cá nhân của người phân công và người được phân công trong việc hoàn thành trách nhiệm giáo dục, cải tạo người phạm tội chấp hành án treo tại cộng đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội được hưởng án treo tái phạm mà còn ảnh hưởng đến việc đánh giá không chính xác điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo theo quy định tại khoản 4 Điều 65 BLHS.

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Việc áp dụng án treo trong thực tiễn có chính xác hay không thì điều đầu tiên là phụ thuộc vào Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân – những người trực tiếp quyết định tại phiên toà là rất quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc áp dụng chế định án treo. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều là những người hiểu biết pháp luật hình sự nói chung và hiểu biết về án treo nói riêng một cách chính xác thì chắc chắn việc áp dụng chế định án treo sẽ đúng đắn và phát huy được hiệu quả của chế định này. Ngược lại sự thiếu hiểu biết và sự nhận thức không đúng đắn về bản chất, tác dụng, ý nghĩa của chế định án treo và áp dụng án treo, thì những người tiến hành tố tụng nhất là Thẩm phán và Hội thẩm không thể áp dụng đúng đắn án treo gây ra sự bất bình đối với bản thân, gia đình người phạm tội và đối với xã hội. Do đó, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy có những trường hợp người phạm tội có đủ các yếu tố, điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự để có thể được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đó là bản thân tự cải tạo, giáo dục ngoài cộng đồng có sự giám sát, giáo dục mà không cần phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam nhưng họ lại không được hưởng án treo. Chính điều này làm sai lệch phần nào mục đích của hình phạt đối với người phạm tội và còn làm giảm hiệu quả của áp dụng án treo trên thực tế gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ảnh hưởng đến pháp chế XHCN. Do đó, muốn nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nói chung và áp dụng chế định án treo nói riêng cần không ngừng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án. Đồng thời cần nâng cao trình độ

năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lập trường bản lĩnh chính trị cách mạng của họ.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người được Nhà nước giao quyền nhân danh Nước cộng hoà XHCN Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xét xử các VAHS và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Vì thế, họ phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không làm oan người vô tội. Thẩm phán phải có ý thức pháp luật cao, ý thức đó phải theo kịp những thành tựu khoa học pháp lý, thực tiễn pháp lý, có tư duy pháp lý sâu sắc, thông thạo tác nghiệp, có kinh nghiệm và phương pháp khoa học để giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra. Đồng thời, bên cạnh phải có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, cơ chế thị trường đang tác động đến cuộc sống của nhân dân, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm - những người được giao trọng trách “cầm cân, nảy mực” càng đòi hỏi họ phải vững mạnh, trong sạch, luôn nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, có lòng dũng cảm, tôn trọng sự thật khách quan khi xét xử nhất là đối với đội ngũ Thẩm phán sơ cấp, hội thẩm mới để họ có thể mạnh dạn đưa ra quyết định hình phạt nhưng cho hưởng án treo để phát huy hết được ưu điểm của chế định này trong chính sách hình sự của nước ta.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc áp dụng án treo một cách thường xuyên liên tục để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động nghiệp vụ và quản lý cán bộ trong ngành. Từ đó kịp thời phát hiện, giáo dục và xử lý nghiêm minh đối với cá nhân và đơn vị có sai phạm liên quan đến việc áp dụng không đúng chế định án treo trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, tăng cường khả năng ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong các hoạt động của Ngành trong cả nước nhằm theo kịp xu thế đáp ứng yêu cầu thực tế của hệ thống Tòa án điện tử mang lại. Tính công khai, minh bạch vốn là thuộc tính của hoạt động Tòa án sẽ được tăng cường. Mức độ thuận lợi và sự hài lòng của người dân khi có việc liên quan đến Tòa án sẽ cao hơn. Khả năng kiểm soát hoạt động tư pháp và qua đó đánh giá năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của các

Thẩm phán sẽ thực chất hơn. Hoạt động này phải được các Tòa án địa phương coi trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính kế hoạch.

3.2.3. Cải thiện chế độ tiền lương cho đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; tăng cường cơ sở, vật chất cho hoạt động xét xử

Vấn đề hoàn thiện chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chức danh tư pháp khác, đảm bảo đời sống vật chất của họ ở mức trung bình khá so với những cán bộ, công chức khác, so với mặt bằng chung của xã hội và kèm theo những hỗ trợ về điều kiện vật chất, điều kiện sinh hoạt, bảo vệ hợp lý cần Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm, xem xét. Việc quy định này tạo điều kiện để các Thẩm phán yên tâm công tác, giữ được đạo đức, liêm khiết của bản thân mình, có điều kiện trau dồi kiến thức, chuyên môn để vững vàng trước mọi thử thách, thực hiện đúng nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Hiến pháp 2013.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đây là giải pháp thiết thực và mang ý nghĩa xã hội học sâu sắc, bởi vì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng là những con người nhất định, họ cũng sinh sống và tồn tại trong xã hội như một công dân, có gia đình con cái cần nuôi dưỡng, chăm sóc. Họ được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nên họ cũng có những nhu cầu vật chất thông thường về cuộc sống để làm việc và thực thi công lý. Chính vì vậy, Nhà nước cần xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thì hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng án treo của họ trong thực tiễn sẽ đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 3

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 10

Sau khi đánh giá thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại chương 2 thì tại Chương 3 của luận văn, tác giả phân tích, đánh giá những yêu cầu nhằm bảo đảm áp dụng đúng án treo bao gồm: yêu cầu của nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa; yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong Luật hình sự và Tố tụng hình sự và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các giải pháp cụ thể là: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến chế định án treo để việc thực hiện trong thực tế được nhất quán và chính xác; giải pháp về nâng cao chất lượng cũng như đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân – những người trực tiếp quyết định áp dụng án treo đối với người phạm tội…

KẾT LUẬN

Chế định án treo trong Luật hình sự nước ta đã có từ lâu đời và phát huy được hiệu quả của việc quy định chế định này trong thực tế. Do đó việc quy định chế định án treo trong BLHS hiện hành là hoàn toàn chính xác, đúng đắn được kiểm nghiệm qua thực tiễn, đó là đạt được mục đích của án treo thể hiện tính đúng đắn trong chính sách hình sự là bên cạnh việc trừng trị còn thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo và hướng thiện của Đảng, Nhà nước ta. Do đó chế định án treo đã phát huy được tính tích cực của nó và đi vào cuộc sống và không thể tách rời khỏi đời sống xã hội. Đất nước đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế và pháp luật, trong đó quyền con người được xem trọng, đề cao, chính sách hình sự cũng có sự thay đổi đó là có nhiều tội danh loại bỏ án tử hình, tức là quyền được sống, quyền được tự do của con người ngày càng được chú trọng thì việc hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định án treo là hoàn toàn hợp lý.

Quá trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua cũng như hiện nay còn có nhiều những bất cập mà nguyên nhân cả từ khách quan và chủ quan dẫn tới làm giảm ý nghĩa của án treo, do đó, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu rộng về chế định này trong thực tiễn áp dụng án treo tại tỉnh Tây Ninh. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm áp dụng đúng án treo trong thực tiễn thời gian tới là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, góp phần đem đến một cách hiểu đúng đắn, toàn diện và thống nhất trong lý luận cũng như trong thực tế áp dụng án treo. Từ những vấn đề nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đó cũng đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện chế định án treo trong khoa học hình sự ở nước ta. Từ đó, phát huy một cách hiệu quả nhất của chế định án treo trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Viết Phan Anh (2013) “Mô hình lập pháp về Bộ luật hình sự (Phần chung) sau pháp điển hóa lần thứ ba (tiếp theo kỳ trước và hết)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2013, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bường (2015) “Bàn về tổng hợp hình phạt của án treo và những kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2015, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bường (2016) “Hoàn thiện pháp luật về án treo – cần tính tới các nhân tố làm cho người bị kết án tái phạm hoặc phạm tội mới”, Tạp chí Nghề luật, số 2/2016, Hà Nội.

4. Chính phủ (2018) Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 25/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội.

5. Đỗ Văn Chỉnh (2013) “Án treo và thực tiễn: kỳ I”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2013, tr 18-26, Hà Nội.

6. Đỗ Văn Chỉnh (2013) “Án treo và thực tiễn: kỳ II”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2013, tr 21-26, Hà Nội.

7. Đỗ Văn Chỉnh (2013) “Án treo và thực tiễn: Tiếp theo và hết”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14/2013, tr 15-21, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trịvề chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trịvề chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.

11. Phan Minh Đức (2018) Chế định án treo từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Phan Trung Hiền, Trần Văn Trung (2019) “Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện chế định án treo”, Tạp chí Kiểm sát số 3/2019, tr 21- 26, Hà Nội.

13. Trần Quang Hiếu (2017) Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2018) Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội.

15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội

16. Tô Quốc Kỳ (2002) “Thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo và chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 04/2002, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Khuê (2015) Các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Lê Văn Luật (2005) “Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách”, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2005, Hà Nội.

19. Vũ Thanh Minh (2017) Án treo từ thực tiễn…, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Trần Quốc Nam (2011) Áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Phương Nam (2010) “Đề xuất sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự theo hướng quy định biện pháp cưỡng chế đối với người được hưởng án treo”, Tạp chí Kiểm sát, số 23/2010, Hà Nội.

22. Bùi Thị Nghĩa (2010) “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người phạm tội bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2010, Hà Nội.

23. Nguyễn Nông (2012) “Một số vấn đề về án treo”, Tạp chí Kiểm sát, số 19/2012, Hà Nội.

24. Phạm Thanh Phương (2014) Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Đỗ Mạnh Quang (2011) “So sánh quy định về án treo giữa Bộ luật hình sự Đức và Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 22/2011, Hà Nội.

26. Lê Văn Quang (2019) “Cần sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án hình sự năm 2010 cho phù hợp với Khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát số 7/2019, tr 44- 47, Hà Nội.

27. Đinh Văn Quế (2012) “Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù với án treo”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 09/2012, tr 21-26, Hà Nội.

28. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Lê Văn Sua (2014) “Về tổng hợp hình phạt của án treo và thực tiễn”, Tạp chí

Tòa án nhân dân, kỳ I số 01/2014, Hà Nội.

32. Hoàng Văn Thành (2013) “Về tổng hợp án treo và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II số 17/2013, Hà Nội.

33. Phạm Văn Thiệu (2008) “Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp có án treo và người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 05/2008, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005) “Nhân thân người phạm tội với việc quy định trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02/2005, Hà Nội.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009) Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Phan Thanh Tùng (2013) Án treo và những vấn đề vướng mắc khi áp dụng,

Trang thông tin điện tử toaan.gov.vn.

37. Phạm Minh Tuyên (2014) “Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo trong thực tiễn xét xử hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, số 2/2014, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022