Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp THCS của Thành phố Cẩm Phả, năm học 2017-2018 .. 37 Bảng 2.2. Thống kê phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo

viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả 39

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên về tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của giáo viên 40

Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh 42

Bảng 2.5. Đánh giá về năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả 44

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên về lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả 49

Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực hiện kế hoạch phát triển năng

lực cho giáo viên các trường THCS 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về chỉ đạo phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS 53

Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực giáo viên các trường THCS 55

Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 2

Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực cho giáo viên 57

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp 85

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi

của các biện pháp 87

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp 86

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp 89

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 91

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.

Trong lý luận và thực tiễn, ĐNGV luôn được xem là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Do đó, muốn phát triển giáo dục và đào tạo trước hết phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Điều đó cũng thể hiện rõ trong Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 5 năm 2016 - 2020: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định:“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” [2] và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

[1] đã khẳng định vai trò của đội ngũ nhà giáo và đề ra giải pháp:“Tiến tới tất cả các giáo viên phải có năng lực sư phạm; Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và CBQLGD phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác” [1].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCS có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm hình thành cho học sinh học vấn phổ thông, những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật, công nghệ và hướng nghiệp làm nền tảng để tiếp tục học lên

cao hơn hoặc đi vào cuộc sống, đào tạo nên những người lao động có sức khỏe, kĩ năng, lý tưởng, hoài bão và có động lực học tập suốt đời. Ở các trường THCS, việc phát triển năng lực ĐNGV phải được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trước yêu cầu phát triển thành phố Cẩm Phả, ngành GD&ĐT thành phố phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt Đề án Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn thành phố, phấn đấu 100% giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH thành phố, đất nước.

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, ĐNGV đã có những bước phát triển mạnh về quy mô, trình độ đào tạo và chất lượng nhưng ĐNGV THCS thành phố Cẩm Phả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Nguyên nhân chính của thực trạng này là công tác quản lý, tuyển chọn, sử dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV về năng lực (đặc biệt các năng lực nền tảng như: Dạy học phân hóa, tích hợp; phát triển chương trình nhà trường; đánh giá năng lực học sinh, năng lực ngoại ngữ, tin học và các năng lực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để giải quyết những vấn đề của đời sống thực; thực hiện bài tập, thí nghiệm với các phương pháp dạy học nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh hay các sinh hoạt tập thể, hỗ trợ học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,...) còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc quản lý phát triển năng lực GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT cần được quan tâm nghiên cứu và vận dụng một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống.

Trong những năm qua, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển ĐNGV ở các tỉnh, thành phố nhưng ít có công trình nghiên cứu về phát triển năng lực GV, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý phát triển năng lực GV THCS ở thành phố Cẩm Phả. Từ các lý do trên đây, tôi chọn vấn đề: “Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” làm luận văn tốt nghiệp, với hy vọng góp thêm một phần nhỏ bé kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào quản lý giáo dục tại các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS .

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý phát triển năng lực giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Các trường THCS công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát

- Cán bộ quản lý: 60 người gồm (gồm 10 hiệu trưởng, 20 hiệu phó, 20 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và 10 chuyên viên giáo dục của Phòng GD&ĐT).

- Giáo viên THCS: 100 giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay công tác quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp quản lý quan tâm tuy nhiên trong thực tế triển khai còn một số bất cập. Nếu nghiên cứu được cơ sở lý luận để đề xuất biện pháp phù hợp, có tính khả thi về quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS sẽ nâng cao hiệu quả quản lý phát triển năng lực giáo viên, tạo ra sự chuyển biến về chất lượng giáo dục và đào tạo góp phần đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

6.2. Khảo sát thực trạng quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích tổng hợp; Phân loại; Hệ thống hoá lý thuyết nhằm nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý luận, hệ thống hoá những chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Tham khảo các luận văn cùng chuyên ngành và các tài liệu khác về quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường THCS để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục các trường THCS thành phố Cẩm Phả.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng 1 số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu.

7.4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

- Để đánh giá sự phát triển năng lực giáo viên cần thông qua sản phẩm hoạt động bồi dưỡng, có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương :

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển năng lực giáo viên trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng lực giáo viên, phát triển năng lực giáo viên, quản lý phát triển năng lực giáo viên. Tổng hợp và phân loại có 2 hướng nghiên cứu với các nội dung như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Những công trình bàn về năng lực và phát triển năng lực giáo viên.

Ở những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Úc,… đều coi trọng nâng cao năng lực nghề nghiệp liên tục cho GV như là một yêu cầu của tiến trình cải cách giáo dục, điều này được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ trong các trường sư phạm: Chương trình đào tạo giáo viên có tính linh động, có thể phát triển thường xuyên, chương trình cũng thể hiện rõ mục tiêu đào tạo theo hướng phát triển năng lực của giáo viên, đặc biệt để đào tạo giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn (professional experience), chương trình đã dành một khoảng thời gian thích ứng để sinh viên được trải nghiệm thực tế nghề nghiệp ở trường phổ thông. Chương trình đào tạo giáo viên chú trọng kiến thức nền tảng rộng, không quá chuyên sâu, đảm bảo sự cân bằng giữa khối lượng kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm với trải nghiệm thực tiễn ở trường phổ thông, chú trọng giáo dục kiến thức bản địa, cộng đồng địa phương.

Về nội dung phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu là bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện trong nghiên cứu của tác giả X.I.Kixegof, N.V.Kuzmina, F.N.Gonobolin, A.Abdullina đưa ra cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc trong lĩnh vực đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Ở Phần Lan, trong nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen, các tác giả đã mô tả chi tiết và đã phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng trong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cơ quan Giáo dục khu vực châu Á của UNESCO (ROEAP) đã tổ chức một Hội nghị về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 18 nước trong khu vực. Kết quả, Hội nghị tổng

kết một số kinh nghiệm về phát triển năng lực giáo viên như sau: Hoạt động bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhà giáo ở các nước trên thế giới được tổ chức đa dạng, phong phú linh hoạt như các viện nghiên cứu, các trung tâm bồi dưỡng và đào tạo sư phạm. Tuy nhiên, tập trung nhất đa số Quốc gia đã giao cho trường Sư phạm có nhiệm vụ thực hiện hoạt động phát triển năng lực nhà giáo. Trong một tác phẩm nổi tiếng “Trường trung học Pavluts”, V.A.Xukhômlinxki đã trình bày một cách cụ thể chiến lược bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua việc dự giờ của từng giáo viên [25].

Trong xu thế đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, các nhà khoa học giáo dục thế giới đã rất quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về một số năng lực của GV, trong đó chú ý là năng lực nghiên cứu sư phạm ứng dụng, bằng cách này, GV sẽ lĩnh hội được các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác, GV sẽ có cơ sở để phát triển các năng lực cần thiết khác trong dạy học và giáo dục học sinh.

Hướng nghiên cứu thứ hai: Những công trình bàn về quản lý phát triển năng lực giáo viên.

Về nội dung quản lý phát triển năng lực giáo viên, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên số công trình nghiên cứu liên quan đến về vấn đề này không nhiều, nội dung quản lý bồi dưỡng được cập nhật ở các mức độ khác nhau.

Về công tác quản lý phát triển năng lực GV: "Vai trò của lãnh đạo trong quản lý hoạt động bồi dưỡng có ảnh hưởng quan trọng vào thành tích học tập, bồi dưỡng của giáo viên của tổ chức OECD đã khẳng định lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng hiệu quả là tạo ra một môi trường thuận lợi, môi trường giá trị, tạo tâm lý cho giáo viên có động cơ tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm soát hoạt động bồi dưỡng của bản thân" [22].

Theo V.A Xukhomlinski việc lập kế hoạch phát triển năng lực giáo viên là một khâu vô cùng quan trọng. Do vậy, trong mỗi nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể và chi tiết. Trong thời điểm tổ chức phát triển năng lực thì các nhà nghiên cứu cho rằng công tác bồi dưỡng giáo viên không những tổ chức theo chu kì mà phải được bồi dưỡng thường xuyên, quanh năm.

Nhiều nước trên thế giới luôn quan tâm đến lực lượng tham gia phát triển năng lực: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn, giáo viên có kinh nghiệm trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022