phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương trình (TC2); tự chọn trong môn học: học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học (TC3). Tỷ lệ môn học tự chọn hoặc nội dung học tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên. Cụ thể: Giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở):
Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục Công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/Khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/Khoa học xã hội.
Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn:
+ Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (ở lớp 8, lớp 9).
+ Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Kỹ thuật/Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Tự học có hướng dẫn là thời gian học sinh tự học trên lớp (để thay thế tự học ở nhà) có sự kèm cặp, giúp đỡ của giáo viên. Hoạt động này chỉ có ở các lớp tiểu học học 2 buổi/ngày.
Như vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều môn học mới sẽ hình thành dựa trên sự tích hợp các môn học truyền thống hoặc thay đổi tên gọi để phù hợp với sự thay đổi nội dung, mục tiêu giáo dục, số lượng môn học bắt buộc của cả ba cấp học sẽ giảm xuống đáng kể. Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định mục tiêu của từng cấp học một cách cụ thể chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực, chú trọng năng lực trải nghiệm, sáng tạo. Vì vậy, hình thức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở phổ thông sẽ thay đổi theo hướng phát huy năng lực người học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và được phân hóa dần ở cấp trên.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi hoạt động dạy học, giáo dục phải được xác định và mô tả theo chuẩn đầu ra đủ tường minh cho việc lựa chọn lĩnh vực khoa học, môn học, các hoạt động giáo dục; giáo viên phải lựa chọn phương pháp, cách đánh giá kết quả giáo dục; đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là có thể xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, người dạy (giáo viên),
người học (học sinh), người quản lý chất lượng giáo dục là những người đọc bản vẽ thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh. Dạy học theo chuẩn đầu ra đặt ra yêu cầu mới đối với năng lực GV phổ thông nói chung, GV THCS nói riêng. Chương trình giáo dục phổ thông mới định hướng đối với cấp THCS tăng cường dạy học tích hợp. Vì thế giáo viên THCS cần biết để vận dụng các dạng dạy học tích hợp trong môn học và tích hợp nhiều lĩnh vực thành một môn học với
mức độ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 1
- Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 2
- Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Năng Lực Giáo Viên
- Nội Dung Quản Lý Phát Triển Năng Lực Giáo Viên Thcs Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lí Các Cấp Về Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Thcs
- Thống Kê Phẩm Chất Chính Trị, Đạo Đức, Lối Sống Của Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Thcs Thành Phố Cẩm Phả
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Ngoài ra, Quản lý thực hiện chương trình giáo dục theo hướng tăng cường năng lực tự chủ của địa phương và nhà trường. Cơ chế mới sẽ huy động được sự tham gia đóng góp một cách trực tiếp của các địa phương, nhà trường, đội ngũ giáo viên, cộng đồng địa phương vào quá trình thiết kế, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông quốc gia làm cho chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương, nhà trường vừa tăng được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở nhà trường. Từ đó, đặt ra yêu cầu mới về năng lực thiết kế chương trình đối với GV THCS.
Từ những quan điểm, những chỉ thị hành động của Đảng, Nhà Nước và Bộ GD-ĐT đối với giáo dục phổ thông đặc biệt là nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi về đội ngũ giáo viên THCS cần phải có một số năng lực mới, phát triển lên một tầng bậc mới, muốn vậy họ phải được bồi dưỡng và nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học hỏi vươn lên mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.3.3. Các năng lực giáo viên THCS cần phát triển để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ của GV THCS (mục 1.3.1); nội dung đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và yêu cầu đối với năng lực giáo viên trung học cơ sở (mục 1.3.2); căn cứ vào các tiêu chí chuẩn về năng lực của giáo viên THCS ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT và THCS (điều 5,6,7,8,9...). Chúng tôi xác định năng lực của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông như sau:
* Phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên
Yêu nghề và tận tuỵ với nghề; Đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng; Sống trung thực, giản dị, gương mẫu; Tôn trọng, không phân biệt đối xử, không trù dập học sinh; Thân thiện, gần gũi với học
sinh; Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; Chấp hành luật pháp, thực hiện quy định của ngành.
* Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
- Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
- Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
* Năng lực dạy học:
- Năng lực thiết kế chương trình: Từ chương trình quốc gia (Của Bộ giáo dục), phải xác định tường minh mục tiêu môn học cho từng khối lớp; Có thể điều chỉnh thời gian quy định cho mỗi môn học phù hợp với địa phương, học sinh và tình hình nhà trường; Đưa các chủ đề tự chọn, tích hợp liên môn, dạy học phân hóa cho phù hợp với địa phương, với nhà trường; Xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó thiết kế nội dung môn học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục quốc gia và những nội dung mở rộng, bổ sung, điều chỉnh trong chương trình nhà trường.
- Năng lực thiết kế bài dạy: Việc xây dựng kế hoạch bài dạy chú trọng các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (tổ chức cho học sinh làm việc, tìm tòi, trao đổi, phản bác... về nội dung bài học), từ đó giúp các em hình thành kỹ năng học tập bộ môn, nghiên cứu một vấn đề,…
- Năng lực thiết kế bài dạy theo chủ đề (Dự án): Khả năng rà soát chương trình, lựa chọn các kiến thức có liên quan trong môn học; Xác định các chủ đề trùng nhau; Liệt kê danh sách các chủ đề; Chia sẻ, thảo luận và thống nhất các chủ đề trong phạm vi chương trình, thực hiện thiết kế bài dạy theo chủ đề.
- Năng dạy lực dạy học tích hợp liên môn: GV tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; Khả năng tích hợp trong nội bộ môn học; Tích hợp đa môn; Tích hợp liên môn; Tích hợp xuyên môn.
- Lựa chọn và áp dụng phương pháp dạy học tích cực: Khả năng lựa chọn, kết hợp các PPDH truyền thống, PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của HS đòi
hỏi GV phải hình thành cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
- Năng lực dạy học phân hóa: Khả năng dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi học sinh.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực: Khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS, khả năng sử dụng một số phần mềm giảng dạy bộ môn.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS: Khả năng ra đề kiểm tra gắn với thiết lập ma trận đề, không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra kỹ năng cần đạt được của HS.
* Năng lực giáo dục
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
- Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục như năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa.
- Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội...; Qua các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
* Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
- Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng: Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
- Tham gia hoạt động chính trị, xã hội: Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
* Năng lực phát triển nghề nghiệp
- Năng lực tự đánh giá, tự học: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
- Năng lực chia sẻ, học hỏi đồng nghiệp: Giáo viên sẵn sàng chia sẻ, thảo luận về những vấn đề khó, về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục,… giáo viên quan tâm đến công việc của nhau, cùng hợp tác với nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Năng lực nghiên cứu sư phạm ứng dụng: Có khả năng định đề tài nghiên cứu, Lựa chọn thiết kế nghiên cứu, Thu thập và đo lường dữ liệu, Phân tích dữ liệu, Viết báo cáo.
- Năng lực ngoại ngữ, năng lực giao tiếp: Có khả năng dịch tài liệu, tra cứu thông tin môn học; Có khả năng giao tiếp tốt với phụ huynh, học sinh, với đồng nghiệp.
1.3.4. Các phương pháp phát triển năng lực của giáo viên THCS
Phát triển năng lực của giáo viên trước hết phụ thuộc chủ yếu vào sự vận động, tự giác, tích cực có phương pháp khoa học của bản thân giáo viên, phát triển năng lực GV THCS bao gồm các phương pháp sau:
- Tự học, tự bồi dưỡng: Đây vừa là điểm xuất phát đồng thời cũng là mục tiêu đạt được của phát triển năng lực GV. Bởi lẽ, quá trình phát triển năng lực chỉ có thể có kết quả tốt khi chính GV, chủ động, tự giác, tích cực, rèn luyện để làm chuyển hóa, gia tăng những khả năng tiềm ẩn cá nhân thành những phẩm chất, năng lực nhân cách của cá nhân mình. Không ai có thể thay họ làm được điều đó.
Mỗi giáo viên tích cực tự học tự bồi dưỡng thông qua dự giờ đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, tham gia các lớp học trực tuyến, tham gia các diễn đàn bộ môn trên google, trên trường học kết nối, tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi....
- Giao lưu, học hỏi: Trao đổi thảo luận tổ, nhóm chuyên môn, liên trường về các nội dung mới như: Dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; cùng rút kinh nghiệm, thống nhất giờ dạy sau các tiết dự giờ, thăm lớp...
Trong thực hiện nghề nghiệp có nhiều vấn đề phát sinh, nhiều tình huống mới, do đó cần phải học tập kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác. Đây là sự học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp, chỉ có hiểu giá trị của sự tư vấn, góp ý của đồng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường qua các buổi thảo luận, trao đổi chuyên môn mới có thể phát triển được năng lực.
- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn do Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Tỉnh, Thành phố, UBND phường tổ chức hoặc tham gia học tập nâng cao trình độ tại các trường CĐ, ĐH.
- Tham gia các kỳ đánh giá của tập thể sư phạm nhà trường: Nhà trường là nơi tác nghiệp của GV THCS, cũng là nơi trực tiếp kiểm nghiệm phẩm chất và năng lực của GV. Từ đó, qua việc đánh giá thường xuyên của tập thể nhà trường về năng lực như: qua dự giờ, thăm lớp, kỳ thi giáo viên giỏi các cấp,…GV sẽ được nhận xét chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của cá nhân và tự giác, tích cực hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu của nhà trường.
- Tham gia đánh giá mức độ hài lòng, tín nhiệm của GV qua phụ huynh và học sinh nhà trường: Đánh giá sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh nhà trường là một kênh kiểm tra phẩm chất và năng lực của GV. Từ đó, cho phép mỗi giáo viên nhìn nhận lại mình để có hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng. Việc thường xuyên tham gia đánh giá mức độ hài lòng, tín nhiệm của phụ huynh, học sinh cũng là phương pháp tạo động lực giúp GV tự giác, tích cực hoàn thiện về phẩm chất, năng lực của mình để đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ học sinh và học sinh.
Một môi trường nhà trường tích cực, nền nếp chuyên môn tốt, các thành viên luôn hỗ trợ, cộng tác cùng nhau, ban giám hiệu tạo điều kiện, động viên, khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ ngay tại trường hoặc ngoài trường… sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
1.3.5. Các hình thức tổ chức thực hiện phát triển năng lực của giáo viên THCS
Các hình thức tổ chức phát triển năng lực giáo viên THCS phổ biến từ trước đến nay ở nước ta bao gồm:
Tổ chức các khóa học đào tạo nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ở các trường CĐ, ĐH.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ do Sở giáo dục, phòng giáo dục, Tỉnh, Thành phố, UBND tổ chức như; Bồi dưỡng tin học cơ bản; bồi dưỡng nâng hạng GV; bồi dưỡng PPDH thay sách giáo khoa....
Tổ chức đổi mới sinh hoạt tại tổ, nhóm chuyên môn theo trường; sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường THCS.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, ngoại khóa ở các cấp: Nhóm, tổ, trường, cụm trường, thành phố.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh...
Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, hội thi tự làm thiết bị dạy học, thi nghiên cứu khoa học, thiết kế bài dạy tích hợp.
Nhà trường phối hợp công đoàn tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm của các trường với mô hình dạy học mới, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, nâng cao hiểu biết.
Nhà trường tổ chức các chương trình kỷ niệm các ngày lễ đối với giáo viên, học sinh, có sự tham dự của chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, tạo môi trường học tập công tác thoải mái, vui vẻ trong giáo viên đồng thời góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
Cùng với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... nhằm phát triển năng lực hoạt động chính trị xã hội cho giáo viên..
Dù là rất nhiều hình thức phát triển năng lực giáo viên, tuy nhiên việc tự học, tự bồi dưỡng, đào tạo, phát triển tại chỗ theo đơn vị từng trường học là quan trọng, khả thi và cho hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc tự học được quán triệt không chỉ ở hình thức đơn vị, tại nhà, mà cả trong hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập trung theo từng đợt tại cấp Trung ương, cấp Sở, vùng miền. Hình thức thảo luận nhóm, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề theo các bài tập, đề án, dự giờ rút kinh nghiệm,… là các phương thức chủ yếu.
1.4. Quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.4.1. Vị trí, vai trò người Hiệu trưởng trường THCS trong việc phát triển năng lực giáo viên
Điều 54 - Luật Giáo dục năm 2005 (đã sửa đổi năm 2009) quy định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”.
Hiệu trưởng là người được giao quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
Hiệu trưởng nhà trường nói chung và hiệu trưởng trường THCS nói riêng luôn được coi là người tiên phong dẫn dắt nhà trường xây dựng, phát triển trong hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tương lai, chăm lo cho đội ngũ về cả tinh thần lẫn vật chất. Trong xu thế mở cửa, phải am hiểu nhiều lĩnh vực và thực hiện được nhiều vai trò: Nhà lãnh đạo quản lý, nhà giáo dục, nhà kinh tế, nhà ngoại giao, nhà sư phạm, nhà nghệ thuật... nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý phát triển nhà trường một cách bền vững.
Trong vai trò quản lý, Hiệu trưởng trường THCS phải thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản (Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, tác động toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định và đạt tới các mục tiêu đã xây dựng.
Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quản lý khép kín, thúc đẩy sự phát triển.
Trong vai trò lãnh đạo Hiệu trưởng có năng lực định hướng cho sự phát triển, biết xây dựng hình ảnh, quy tụ đội ngũ, phát huy sức mạnh tập thể dẫn dắt tập thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong thực tiễn Hiệu trưởng phải có khả năng dự báo và là người đề xướng sự thay đổi, xây dựng các biện pháp huy động các nguồn lực nhằm duy trì sự phát triển bền vững cho nhà trường.
Như vậy: Vai trò lãnh đạo và quản lý của Hiệu trưởng được thể hiện trong mọi mặt hoạt động của nhà trường. Người Hiệu trưởng có tư duy quản lý mới sẽ từng bước xây dựng được các giá trị cốt lõi của một đơn vị, tạo được niềm tin trong cộng