Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào Tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

GV

Giáo viên

CBQL, GV

Cán bộ quản lý, giáo viên

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào Tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

GDPT

Giáo dục phổ thông

Nxb

Nhà xuất bản

SL

Số lượng

PT DTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

TH

Tiểu học

TH&THCS

Tiểu học và Trung học cơ sở

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỷ lệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 36

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 36

Bảng 2.3. Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực) 37

Bảng 2.4. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THCS 38

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 41

Bảng 2.6. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 44

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 51

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 54

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 57

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 60

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 62

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước Việt Nam, họ đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước.

Trong đó chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản, nền tảng quyết định chất lượng giáo dục. Không những thế, chương trình giáo dục phổ thông còn là sản phẩm của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội.

Trong thời bối cảnh hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì giáo dục và đào tạo cũng phải có sự đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8 Khóa XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và nhấn mạnh “thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng quy chuẩn đầu ra của từng cấp học, chuyển từ chú trọng kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học ...”[2].

Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” (dẫn theo [7]).

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết

vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Thực hiện “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” của Bộ GD&ĐT đối với các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cấp THCS và Lịch sử, Địa lí bậc THPT có nội dung giáo dục địa phương, thực hiện Công văn hướng dẫn của số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương, bắt đầu từ năm học 2008-2009.

Năm 2018, Bộ Giáo dục công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đối với cấp THCS thì các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Trong nội dung giáo dục bắt buộc của địa phương là 35 tiết/1 năm.

Hiện nay, các trường huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục địa phương, áp dụng nhiều biện pháp để phát triển toàn diện năng lực của học sinh, bước đầu đề cập đến việc xây dựng phát triển chương trình dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Tuy nhiên việc thực hiện còn chưa đồng bộ về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, điều kiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả, dẫn đến kết quả thu được còn chưa cao nhất là đối giáo dục địa phương. Vì thế, việc phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THCS phải phù hợp với đặc điểm của học sinh THCS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế của địa bàn sinh sống là việc làm cấp thiết.

Từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đề xuất một số biện pháp quản lí phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện, song vẫn còn những hạn chế bất cập. Một trong những nguyên nhân của hạn chế là do thiếu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng một cách đồng bộ và chưa thật sự theo định hướng mục tiêu phát triển chương trình dạy học. Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện và tính đặc thù riêng của học sinh từng địa phương sẽ nâng cao chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

6.1. Giới hạn khách thể khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên các khách thể là CBQL và GV ở 15 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Gồm các trường THCS: Bắc Lũng, Bảo Đài, Bảo Sơn, Bình Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện, Cương Sơn, Đan Hội, Đông Hưng, Đông Phú, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương). Trong đó gồm có 30 CBQL và 225 giáo viên.

6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS theo cách tiếp cận chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS để thu thập thông tin về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý của các trường, một số giáo viên và học sinh về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo phòng giáo dục, các cán bộ quản lý, giáo viên để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích số liệu điều tra, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định phát triển chương trình giáo dục là mục tiêu quan trọng của giáo dục và các nhà khoa học không ngừng quan tâm nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển chương trình giáo dục. Có thể đề cập đến một số nghiên cứu sau:

Tài liệu “Curriculum development - A Guide to pratice” của Jon Wiles và Joseph Bondi (được Nguyễn Kim Dung dịch sang Tiếng Việt do Nxb Giáo dục ấn hành năm 2005), được trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao vì nó được xem là một trong những sách tham khảo hàng đầu trên thế giới về chương trình học. Tác giả tập trung nghiên cứu về chương trình học trong kỷ nguyên công nghệ cùng xu thế mới của hoạt động xây dựng chương trình học, trong đó các công nghệ dạy học mới đã tác động mạnh mẽ đến nhà trường, thách thức những nhà trường truyền thống. Do đó, các nhà trường phải thay đổi, điều đó cũng có nghĩa là các nhà xây dựng chương trình học, các nhà quản lý giáo dục cũng phải đặt nhà trường trước những thử thách của đổi mới; Vai trò của các triết lí trong các chương trình học: Tác giả đưa ra năm triết lý, bao gồm triết lý vĩnh cửu, triết lý duy tâm, triết lý hiện thực, triết lý thực nghiệm, triết lý hiện sinh. Các triết lý giáo dục đóng vai trò trung tâm của các hoạt động có mục đích của phát triển chương trình. Các triết lý đóng vai trò như bức màn lọc cho việc đưa ra những quyết định. Tuy nhiên, dù có theo triết lý nào đi nữa, sự nhất quán trong thiết kế là chìa khóa cho mức độ hiệu quả của chương trình học,…

“Developing the curriculum” của Peter F. Oliva cũng được Nguyễn Kim Dung dịch sang Tiếng Việt. Tác giả đã minh họa những cách thức mà những nhà làm chương trình học xúc tiến quá trình phát triển chương trình học, đồng thời đã nêu khá

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí