Quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội - 5


viên trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho giảng viên tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.

* Đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức, công tác đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch nhằm phát triển nhân lực phù hợp cũng như thích nghi với từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục và đào tạo học sinh. Đó chính là quá trình học tập và tự học tập, rèn luyện nhằm giúp đội ngũ giảng viên nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của mình để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Hoạt động đào tạo và phát triển giảng viên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tổ chức các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn tại trường; cử các giảng viên đi học tập tại các đơn vị đào tạo khác; tạo điều kiện về cơ chế chính sách để giảng viên tự học tập nâng cao trình độ như khuyến khích tham gia các đề tài khoa học, các hội thảo, hội nghị khoa học.

Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV là nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có của mỗi giảng viên và nâng cao tính hiệu quả của nhà trường thông qua việc giúp giảng viên hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của bản thân trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại.

Đào tạo lại, đào tạo chuẩn hóa: áp dụng cho những trường hợp thay đổi nhu cầu công việc, những kiến thức đào tạo cũ không còn phù hợp hoặc không đủ chuẩn thì phải đào tạo lại chuyên môn mới hoặc nâng chuẩn sao cho phù hợp.


Để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải có các điều kiện cơ bản đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Thời gian để thực hiện được công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính.

Quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội - 5

- Lực lượng tham gia đào tạo, bồi duỡng.

* Lương bổng và đãi ngộ

Lương bổng và đãi ngộ là công cụ để kích thích người lao động hăng say với công việc, làm việc có năng suất cao hơn, thu hút nhân tài và giữ chân họ gắn bó với tổ chức. Đối với một trường cao đẳng, đãi ngộ nhân sự là sự nhìn nhận và thừa nhận của Nhà trường về nỗ lực của cán bộ, viên chức trong nhà trường; đồng thời cũng là quá trình bù đắp các hao phí lao động của cán bộ, viên chức cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cần phải chú ý đến chính sách đãi ngộ thu hút các nhà khoa học, cán bộ trẻ có trình độ, năng lực và phẩm chất để bổ sung cho đội ngũ giảng viên, có biện pháp hữu hiệu trên cơ sở quy định của pháp luật để giảng viên gắn bó với nhà trường, tránh “chảy máu chất xám” ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Hình thức đãi ngộ nhân sự gồm 2 hình thức sau:

+ Đãi ngộ tài chính được thể hiện thông qua lương cơ bản và các khoản thu khác ngoài lương như tiền thưởng, tiền lương tăng thêm....

+ Đãi ngộ phi tài chính ngày càng quan trọng: chính bản thân công việc và môi trường làm việc thuận lợi phù hợp, động viên khen thưởng kịp thời, cảm giác hoàn thành công việc và thăng tiến là yếu tố chính cần lưu ý trong đãi ngộ phi tài chính.

Một số chính sách cần tập trung xây dựng để đãi ngộ nhân sự trong trường cao đẳng:

+ Chính sách tiền lương: để thu hút giảng viên, cán bộ hành chính có năng lực, trình độ, ... cần xây dựng một chính sách tiền lương cạnh tranh, công bằng, hợp lý.

+ Các chính sách khác: Thi đua khen thưởng, chính sách phúc lợi, chính sách trợ cấp,... Tiêu chí đánh giá và thủ tục thăng chức, thuyên chuyển công tác,...

Chính sách đãi ngộ cần đảm bảo các yêu cầu: Công khai; công bằng; kịp thời; có lý, có tình; rõ ràng, dễ hiểu.


* Kiểm tra, đánh giá nhân lực

Phân tích đánh giá thực trạng nhâ lực là xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức về nhân sự của nhà trường. Cần phân tích một số mặt như:

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ đào tạo

Chất lượng đội ngũ: kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các phẩm chất cá nhân như mức độ nhiệt tình, sự tận tâm, sáng kiến trong công việc…

Cơ cấu đội ngũ.

Cơ cấu tổ chức: loại hình tổ chức, phân công chức năng, quyền hạn giữa các bộ phận trong nhà trường

Các chính sách tuyển dụng, đào tạo-bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật…

Đánh giá người giảng viên là khâu quan trong trong quá trình quản lý, kết quả đánh giá đúng sẽ động viên, khuyến khích người giảng viên nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân người giảng viên cũng như cho tập thể trường, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại.

Đối với người giảng viên giảng dạy, kết quả thực hiện công việc của họ không phải là những sản phẩm cụ thể và rất khó lượng hóa. Do đó khi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cho giảng viên phải chú ý đến yêu cầu cơ bản này. Tiêu chuẩn đánh giá đối với giảng viên chủ yếu là các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1 về chất lượng giảng dạy: Chất lượng giảng dạy của giảng viên được thể hiện qua việc cung cấp đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy chi tiết của học phần cho người học, phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, tư liệu, tài liệu sát thực tế, phù hợp với nội dung học phần và yêu cầu dạy học, nội dung bài giảng chính xác, cập nhật kiến thức mới, hiện đại và có bài tập liên hệ thực tế; sử dụng linh hoạt phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giảng dạy dễ hiểu, khơi dậy sự hứng thú và khuyến khích người học làm việc, học tập, tạo điều kiện cho người học chủ động


lĩnh hội kiến thức. Chất lượng giảng dạy được đánh giá thông qua kết quả của sinh viên, thông qua dự giờ, đánh giá nhìn nhận khách quan từ phía sinh viên.

Tiêu chuẩn 2 về khối lượng giảng dạy: Giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy thông qua nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên; Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; Tìm hiểu trình độ, kiến thức và hiểu biết của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp; Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy; Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Để chuẩn hóa tiêu chuẩn giảng dạy, các trường tiến hành quy đổi thời gian thực hiện các nhiệm vụ trên thành giờ chuẩn giảng dạy. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với việc thực hiện một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng. Sau khi quy đổi thành giờ chuẩn giảng dạy, giảng viên trong trường đại học cần đảm bảo định mức giờ chuẩn giảng dạy. Hiện nay, ở Việt Nam việc quy đổi giờ chuẩn giảng dạy thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/06/2011. Thông tư này cũng quy định về định mức giờ chuẩn của giảng viên như sau: Giảng viên (hạng III): 280 giờ chuẩn; giảng viên (hạng II): 300 giờ chuẩn; giảng viên (hạng I): 320 giờ chuẩn.

Tiêu chuẩn 3 về đạo đức nghề nghiệp: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ


đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học và đồng nghiệp; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.

Tiêu chuẩn 4 về nghiên cứu khoa học: Với tiêu chuẩn này, giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông qua việc chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được phân công và có kết quả cụ thể được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên; Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được phân công giảng dạy; Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công.

Như vậy, tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học được biểu hiện bằng số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các báo cáo tham dự hội nghị, hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học. Hiện nay, ở Việt Nam có các loại đề tài nghiên cứu khoa học: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thành phố, tỉnh và đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Với mỗi loại đề tài có quy mô và tầm quan trọng khác nhau, vì thế tính giờ nghiên cứu khoa học cho chủ nhiệm đề tài hay thành viên nhóm nghiên cứu ở mỗi loại đề tài sẽ khác nhau. Tùy vào định hướng nghiên cứu và điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học để xây dựng phương án quy đổi giờ nghiên cứu khoa học cho phù hợp.


Tiêu chuẩn 5 về học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Giảng viên không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy để tăng cường năng lực công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Ngoài ra, ở Việt Nam để ghi nhận những đóng góp trong suốt quá trình giảng dạy, nghiên cứu đối với giảng viên, các giảng viên được phong tặng chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

Tiêu chuẩn 6 về tham gia các công tác khác như tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội, chia sẻ kiến thức khoa học… Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giảng viên tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập của trường đại học, thực hiện các công tác khác như: Chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, phụ trách phòng thí nghiệm; quản lý khoa, phòng, bộ môn; quản lý khoa học và công nghệ; các hoạt động xã hội tại trường đại học, tham gia sinh hoạt khoa học, chia sẻ kiến thức khoa học, tham dự các cuộc họp khi được lãnh đạo và đơn vị chức năng thuộc trường đại học triệu tập và các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác nhân lực

Định kỳ đánh giá GV theo qui định, qua đó phát hiện bồi dưỡng, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm những GV có năng lực và uy tín cao và ngược lại xem xét miễn nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ và giảm chỉ số tín nhiệm của quần chúng

Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về công tác đánh giá và kiểm tra công tác nhân lực; khẩn trương xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ chốt cơ sở giáo dục; chủ động đề xuất các nội dung về công tác đánh giá và kiểm tra công tác nhân lực tại các trường, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi cán bộ quản lý giáo dục đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và kiểm tra công tác nhân lực.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm tra công tác nhân lực. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí, truyền hình và các phương


tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm tra công tác nhân lực đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng nhân lực.

Tăng cường phát triển đội ngũ chuyên gia về đánh giá và kiểm định công tác nhân lực, lập kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt của ngành về đảm bảo và kiểm định công tác nhân lực; lập kế hoạch đào tạo về đánh giá và kiểm định công tác nhân lực.

Tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ Thạc sĩ về đo lường và đánh giá công tác nhân lực trong các cơ sở Giáo dục và Đào tạo Đại học, Cao đẳng, lập kế hoạch cử cán bộ đi học nhằm đảm bảo đến năm 2020 có đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chủ động triển khai công tác đánh giá và kiểm định công tác nhân lực theo kế hoạch của đơn vị mình. Khuyến khích các học viên cao học và nghiên cứu sinh nghiên cứu các đề tài về đánh giá và kiểm định công tác nhân lực.

Nghiên cứu tạo động lực cho công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà giữa các lợi ích: Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học, nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định công tác nhân lực theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công bố những cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; đề xuất các chính sách cụ thể để triển khai áp dụng từ năm học 2008 - 2009.

Xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác đánh giá và kiểm định công tác nhân lực tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm định công tác nhân lực độc lập; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tăng cường năng lực cho ít nhất ba trung tâm, cơ quan đánh giá công tác nhân lực.


Hướng dẫn cho học viện, trường đại học, cao đẳng thành lập trung tâm (hoặc đơn vị chuyên trách trong phòng chuyên môn) về đảm bảo công tác nhân lực, triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo thành lập, củng cố và phát triển phòng khảo thí và quản lý công tác nhân lực; phối hợp với các dự án nghiên cứu bổ sung các cấu phần đánh giá và kiểm định công tác nhân lực để đào tạo nhân lực, xây dựng công cụ và triển khai đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.

Khẩn trương triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định công tác nhân lực. Từ năm học 2008-2009, tất cả các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp triển khai tự đánh giá hằng năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp; thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá; định kỳ đăng ký kiểm định công tác nhân lực; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 80% số trường đại học, 50% số trường cao đẳng và 30% số trường trung cấp chuyên nghiệp được kiểm định chất lượng. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với kiểm định chương trình giáo dục. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với đánh giá các cơ sở giáo dục trên diện rộng để so sánh, đối chiếu ở nhiều góc độ khác nhau. Triển khai thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, sinh viên đã ra trường, từ các nhà tuyển dụng để có thêm thông tin về chất lượng dạy và học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định công tác nhân lực. Các cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho các cơ sở giáo dục; giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá; nghiên cứu đề xuất phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định công tác nhân lực cho các Bộ, ngành và địa phương.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Khuyến khích các đơn vị liên quan, các trường, trung tâm đăng ký làm thành viên của các tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, nhất

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí