- Bộ Xây dựng: Ban hành mẫu giấy phép xây dựng công trình; hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý phát triển đô thị mới, nâng cấp, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang, mở rộng và tái thiết đô thị; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị; cấp giấy phép xây dựng đối với công trình loại đặc biệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nước); ban hành các quy định về: quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Sở Xây dựng: Triển khai, tập huấn việc cấp giấy phép xây dựng gắn với công tác thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, thẩm định công trình trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; tổng hợp, đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết đối với những trường hợp vượt thẩm quyền hoặc xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc theo đề nghị của các cơ quan cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn. Cấp giấy phép xây dựng theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn, trừ công trình phân cấp cho UBND cấp huyện, cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng có thời hạn; công bố công khai theo quy định các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, cung cấp đầy đủ các dữ liệu nêu trên cho Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi, giám sát và làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng theo quy định; có trách nhiệm kiểm tra, chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; đối với những công trình không thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng, kịp
thời phát hiện và báo cáo về Sở Xây dựng những trường hợp xây dựng không phép, sai phép; tăng cường công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ công chức có năng lực chuyên môn để thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng tại địa phương; tổng hợp báo cáo việc cấp giấy phép xây dựng cho Sở Xây dựng theo định kỳ quy định; tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước về cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan chuyên môn tham mưu UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng (phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế hạ tầng): Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện lập quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý quy
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Vai Trò Của Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
- Quy Hoạch Đô Thị, Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Đô
- Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Ở Một Số Đô Thị Trong Nước Và Giá Trị Tham Khảo Cho Thị Xã Buôn Hồ
- Thác Drai Êgar (Thác Buôn Tring), Phường An Lạc, Thị Xã Buôn Hồ
- Một Số Văn Bản Về Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.
- UBND cấp xã: Có trách nhiệm tiếp nhận thông báo khởi công kèm hồ sơ thiết kế xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với công trình được xây dựng trên địa bàn quản lý. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm;kiểm tra, xác nhận công trình đã đủ điều kiện khởi công và thời điểm chủ đầu tư nộp thông báo; xác nhận “đã tiếp nhận thông báo khởi công”; Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thông báo khởi công nếu chưa đủ điều kiện. Lập hồ sơ trích ngang các công trình xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý; đối với những công trình được miễn giấy phép xây dựng ngoài nội dung quản lý trật tự xây dựng theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cần kiểm tra hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định; tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thông báo ngay cho cơ quan cấp phép xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp xử lý khi phát hiện xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình, quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp và quản lý các công trình thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và cấp huyện.
1.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
- Tuyên truyền, giáo dục: Đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Mục đích của nội dung quản lý này là nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật và tự giác chấp hành của tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng. Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở các cấp phải có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục văn bản pháp luật quy phạm pháp luật; các văn bản của cơ quan cấp trên và các văn bản của địa phương ban hành để tổ chức, cá nhân biết, tuân thủ.
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch: Triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch; công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để tổ chức, cá nhân biết, thực hiện và giám sát. Định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Đồng thời, thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại cơ sở và thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo thời gian, đúng quy định.
- Cấp phép xây dựng: Công tác quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị. Thông qua việc cấp giấy phép xây dựng cũng như việc quản lý xây dựng theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo quy hoạch đô thị được thực hiện một cách nghiêm túc, cảnh quan kiến trúc đô thị, chất lượng công trình xây dựng được đảm bảo. Chính vì vậy pháp luật về xây dựng đã quy định tất cả các công trình xây dựng trước khi khởi công công trình đều phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020.
1.2.4.Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt các vi phạm về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng không thể tách rời với cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ và xử lý kịp thời các vi phạm nhằm kiểm soát hoạt động xây dựng diễn ra theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, do lực lượng chức năng được giao quản lý trật tự xây dựng thực hiện.
Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép xây dựng sai hoặc không đúng thẩm quyền; phát hiện các hành vi xây dựng trái phép, sai phép; phá dỡ các công trình không có giấy phép hoặc sai với giấy phép, không theo đúng các quy định về trật tự xây dựng.
Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về trật tự xây dựng. Khi có khiếu nại, tố cáo, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về trật tự xây dựng (cơ quan cấp phép xây dựng và các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm) phải cử cán bộ có đủ khả năng và thẩm quyền nhận đơn và xử lý đơn theo thẩm quyền quy định.
1.2.5.Tổng kết đánh giá về trật tự xây dựng
Nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện theo định kỳ, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
1.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng
1.3.1. Cơ chế và hệ thống văn bản pháp lý
Đây là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Phần lớn những quy định này được thể hiện trong các Bộ luật, Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư,… quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã,... và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nước.
Đồng thời, hệ thống văn bản do các cơ quan ban hành theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Do vậy, số lượng các văn bản này thường rất nhiều và thường xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp tình hình thực tiễn. Môi trường cơ chế là điều kiện tiên quyết để duy trì và bảo đảm sự vận hành của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Các quy định này thể hiện trong bốn loại quan hệ: giữa cơ quan hành chính với cơ quan nhà nước nói chung (các cơ quan trong hệ thống lập pháp và tư pháp); giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau; giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp; giữa cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thể chế thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định được ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội và bảo đảm sự bao quát toàn bộ các
ngành llĩnh vực, quá trình quản lý (như quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm...) từ Trung ương đến địa phương.
1.3.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch
Đây là nội dung quan trọng, tác động rất lớn trong quá trình quản lý trật tự xây dựng. Việc triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch; công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định; định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị,…được tiến hành một cách đồng bộ, kịp thời, đúng định hướng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý trật tự xây dựng, nhất là công tác cấp phép xây dựng.
1.3.3. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và tài chính
Công tác tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và tài chính luôn là yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Bộ máy phải được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý trật tự xây dựng và ngược lại.
Đội ngũ cán bộ, công chức cần nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất. Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kể cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin...) cũngnhư