Quản Lý Nhà Nước Trong Quá Trình Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng, Duy Tu Bảo Dưỡng Và Quản Lý Sử Dụng


Nhà nước quản lý lĩnh vực này theo kiểu gián tiếp, quản lý vĩ mô, nhưng sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đúng quy hoạch và hiệu quả. Vì vậy, bộ máy quản lý nhà nước cần được cũng cố vững mạnh, đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô cần được tăng cường. Đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực nắm vững luật pháp, chính sách và cơ chế, có trình độ chuyên môn sâu, trách nhiệm cao phát hiện những sai phạm của tư nhân và các tổ chức xã hội để uốn nắn kịp thời, qua đó khắc phục có hiệu quả thất thoát tham nhũng xảy ra. Quan trọng hơn là có biện pháp phòng ngừa để thất thoát tham nhũng không xảy ra,làm cho người có ý định tham nhũng không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không thèm tham nhũng. Do đó, cần căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ để tuyển chọn đội ngũ cán bộ phù hợp cho từng trường hợp để xây dựng từng tổ chức bộ máy quản lý kinh tế vi mô và tổ chúc bộ máy quản lý vĩ mô có năng lực và có hiệu lực quản lý trong lĩnh vực CSHT.

1.2.3.3. Quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng và quản lý sử dụng

Quy mô và tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng thể hiện trình độ phát triển của đô thị, nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị rất lớn vì vậy công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Quản lý đầu tư xây dựng công trình đô thị là quản lý trước, trong và sau quá trình đầu tư,có nghĩa là quản lý về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý thực hiện dự án đầu tư (thi công xây lắp), quản lý bàn giao, thanh quyết toán, đưa công trình bàn giao sử dụng. Đầu tư dự án cơ sở hạ tầng đô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch ngành,quy hoạch xây dựng, phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác liên quan. Đối với dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn chia làm bốn nhóm, loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,B,C.

Phân chia theo nguồn vốn có loại dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của


nhà nước; dự án sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước, vốn tư nhân hoặc hỗn hợp nguồn vốn.Như vậy, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị du lịch tuỳ từng loại nguồn vốn nhà nước quản lý như sau:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư,lập thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây lắp đưa dự án vào bàn giao sử dụng.

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do doanh nghiệp nhà nước thực hiện,nhà nước chỉ quản lý chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hình thức và nội dung dự án, nhà nước quản lý quy hoạch, kiến trúc, cháy nổ, vệ sinh môi trương và chất lượng công trình. Chính quy định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp năng động và mạnh dạn trong quá trình đầu tư. Trên thực tế đã có nhiều công trình đô thị được đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp như nhà máy nước, một số con đường, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn, phương tiện chở khách... đã góp phần phát triển nhanh cơ sở hạ tầng đô thị khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Hiệu quả của dự án được xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào công tác quản lý trong các khâu của quá trình đầu tư. Giai đoạn lập dự án đầu tư, lập thiết kế cơ sở, đây cũng là khâu rất quan trọng thể hiện quy mô công trình hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí bắt đầu từ khâu này. Điều đó đòi hỏi khi quyết định đầu tư phải trên cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn đặt ra đảm bảo công trình có quy mô phù hợp,thiết thực,thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Công tác thẩm định dự án đầu tư đặt ra vấn đè phải chặt chẽ và nhanh chóng loại bỏ các nội dung bất hợp lý. Khâu tiếp theo là thực hiện đầu tư xây dựng công trình gồm: lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình và thẩm định thiết kế - dự toán, cấp giấy phép xây dựng công trình. Đây là khâu hết sức quan trọng do đó cần phải chọn các nhà tư vấn uy tín để đảm nhận, đồng thời công tác thẩm định hết sức cẩn thận, chính xấc loại bỏ thiết kế sai, phát hiện những bất hợp lý trong thiết kế, sai sót trong lập dự toán,loại bỏ khối lượng thừa, đơn giá sai, áp dụng chế độ sai nhằm thực hiện bước tiếp theo


Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam - 6

của quá trình đầu tư chủ động thuận lợi. Về vấn đề quản lý thi công xây dựng công trình gồm quản lý tiến độ,quản lý khối lượng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán công trình. Việc quản lý đòi hỏi chặt chẽ, thi công đúng quy trình,quy phạm, đúng thiết kế, đúng chủng loại vật tư và quản lý chặt chẽ khối lượng chống thất thoát lãng phí. Muốn vây, chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm, năng lực, và giám sát chặt chẽ công trình xây dựng, coi chất lượng công trình là sống còn của đơn vị mình, gắn danh dự, trách nhiệm của mình với từng khối lượng công trình nhằm tạo ra những công trình xuyên thế kỷ, góp phần xây dựng đô thị giầu mạnh, văn minh. Đặc biệt chống thông đồng trong đấu thầu, thông đồng trong xây dựng nhằm rút ruột công trình. Coi trọng duy tu bảo dưỡng để khai thác sử dụng cũng như cải tạo, mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Thống nhất quản lý vốn đầu tư CSHT cũng như thống nhất quản lý vận hành và khai thác cơ sở hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước.

1.2.3.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra Nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị

Thực hiện phương châm lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Đi đôi với việc tăng cường bộ máy quản lí vĩ mô và quản lý vi mô của Nhà nước trong lĩnh vực CSHT ở các đô thị du lịch, cần xây dựng và tăng cường số lượng và chất lượng bộ máy thanh tra, kiểm tra Nhà nước trong lĩnh vực CSHT, đồng thời ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, thanh tra đột xuất nhằm phát hiện và uốn nắn những lệch lạc xảy ra.

Bộ máy thanh, kiểm tra có nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật pháp, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chất lượng công trình và quản lý sử dụng các công trình CSHT, phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh, xử lý những hiện tượng vô trách nhiệm làm thất thoát lãng phí và tham nhũng tài sản của Nhà nước một cách nghiêm minh và kịp thời.

Vai trò Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị chỉ được thực hiện tốt khi có được bộ máy quản lý đầy đủ, có năng lực, phẩm chất và có hiệu lực. Chính bộ máy tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực thực thi sẽ tạo điều kiện cho Nhà


nước thực hiện tốt vai trò của mình trong phát triển cơ sở hạ tầng. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nói trên, theo kinh nghiệm các nước, nhất là kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: Một là, phải rất coi trọng tuyển chọn đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn và năng lực. Thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra lĩnh vực CSHT, đặc biệt cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, liêm chính trong thực thi công việc được giao. Hai là, xử lý nghiêm minh bất cứ ai dù cấp nào vi phạm luật pháp làm tổn thất, lãng phí và tham nhũng của cải Nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ đô thị du lịch ở Việt Nam

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CSHT, nhất là ở các đô thị du lịch chịu ảnh hưởng tác động bởi nhiều nhân tố, song có thể khái quát chia thành 3 nhóm nhân tố như: Nhóm nhân tố về luật pháp,chính sách cơ chế, nhóm nhân tố gắn với các đặc điểm CSHT của đô thị du lịch và nhóm nhân tố gắn với toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

1.2.4.1. Nhóm nhân tố về luật pháp, cơ chế chính sách

Năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước cao hay thấp trước hết phụ thuộc vào các bộ luật và cơ chế, chính sách đã ban hành, mà dựa vào đó Nhà nước thực thi chức năng quản lý của mình.

- Về luật pháp: Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, quyền lực của Nhà nước trong quản lý cơ sở hạ tầng được thể hiện ở các quy định của luật pháp, thực hiện thông qua ba cơ quan quyền lực là lập pháp, tư pháp và hành pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó gắn với việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật như: Luật đầu tư, luật xây dựng, luật môi trường, luật khoa học và công nghệ, luật chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệ; luật cạnh tranh, luật tài nguyên và môi trường, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật Ngân sách Nhà nước, luật đất đai, luật đấu thầu… Sau khi quốc hội ban hành các bộ luật, chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật như Nghị định, thông tư và các văn bản khác đảm bảo đầy đủ, thống nhất và đồng bộ là nhân tố có tác dụng tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CSHT ở cả nước nói chung và ở các đô thị du lịch nói riêng. Vì vậy,


nhân tố văn bản luật pháp hết sức quan trọng vừa đảm bảo để cơ sở hạ tầng phát triển theo một trật tự đã quy định nhằm đảm bảo tính hiệu quả, khoa học và bền vững của đô thị, vừa tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Ngược lại, nếu bộ luật ban hành không phù hợp với thực tiễn thì sẽ kìm hãm cản trở sự phát triển kinh tế, bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị đó. Ví dụ: Nghị định đền bù giải phóng mặt bằng không sát thực tiễn hoặc chồng chéo với luật đất đai thì công tác đền bù tiến hành khó khăn chậm chạp sẽ làm chậm tiến độ và lãng phí chi phí đầu tư xây dựng công trình, đồng thời gây mất ổn định xã hội do người được đền bù khiếu kiện, phản đối. Quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, bảng biểu, thuyết minh và các quy chế. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Nhà nước chỉ đạo công tác quản lý phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy hoạch. Một đồ án quy hoạch tốt đảm bảo cho một đô thị phát triển hiện đại, hấp dẫn và bền vững. Vì vậy, công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hết sức quan trọng đói với việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

- Xây dựng cơ chế và chính sách cung ứng cơ sở hạ tầng đô thị du lịch theo hướng đa dạng hóa về hình thức và nhiều thành phần kinh tế tham gia

Việc cung ứng CSHT với tư cách là hàng hóa công cộng trước đây hoàn toàn do Nhà nước cung cấp. Điều này là cần thiết trong điều kiện nền kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế đơn nhất gắn với độc quyền Nhà nước. Nhưng khi chuyển sang mô hình KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước ngày một lớn mạnh, vốn đầu tư cho xây dựng CSHT theo hướng hiện đại nhu cầu ngày càng nhiều trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, Nhà nước chỉ quản lý trực tiếp các CSHT công cộng nào mang tính then chốt, trọng điểm mà tư nhân không có khả năng hoặc có khả năng nhưng thực hiện kém kiệu quả. Đối với một số loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Nhà nước không cần nắm, Nhà nước chỉ quản lý vĩ mô lĩnh vực cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch loại này không cần quản lý trực tiếp. Nói cách khác, Nhà nước chuyển một phần nhiệm vụ sản xuất và cung ứng trực tiếp sang các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và các tổ chức xã hội khác thông qua các hình thức khác nhau như:


(1) Hợp đồng cho các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ngoài Nhà nước thông qua đấu thầu sản xuất và cung ứng dịch vụ hàng hóa công cộng.

(2) Cổ phần hóa.

(3) Chuyển hẳn cho tư nhân hoặc các tổ chức xã hội khác đảm nhiệm CSHT (điện nước thông tin, dịch vụ...).

Trong điều kiện đó, Nhà nước không trực tiếp sản xuất và cung ứng CSHT công cộng mà chỉ làm chức năng quản lý vĩ mô, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và các tổ chức xã hội thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ công cộng theo đúng các quy định về kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm về sản xuất, cung ứng, quản lý sử dụng dịch vụ công cộng đối với các doanh nghiệp và tổ chức xã hội gây ra. Để thực hiện được điều này, Nhà nước phải ban hành quy định pháp luật, các chính sách cơ chế tài chính như chính sách thuế đối với hoạt động xây dựng, chính sách thu phí, lệ phí; chính sách huy động vốn, chính sách tín dụng các loại, hình thức đầu tư và quản lý dự án, quy định quản lý chất lượng công trình và các quy định khác có liên quan. Nhà nước cần ban hành và sửa đổi quy định về xây dựng và quản lý quy hoạch, quy định về cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư, cơ chế thu hút vốn đầu tư để doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia. Xây dựng cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư, cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội để xây dựng đường sá, thoát nước, cấp nước và hạ tầng kỹ thuật khác.sở hạ tầng đô thị.

- Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị thông qua hệ thống chính sách kinh tế:

Đây là hệ thống các công cụ chủ yếu để thực hiện vài trò quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Việc thực hiện công cụ này thông qua chính sách đầu tư vốn, chính sách thuế, chính sách phí và các chính sách khác nhằm tạo nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Như đã nói, cơ sở hạ tầng đô thị là hàng hóa công cộng. Việc đầu tư vào hàng hóa này đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên việc đầu tư không hấp dẫn. Việc phát triển loại hàng hóa này mang tính hiệu quả kinh tế - xã hội nhiều hơn là hiệu quả kinh tế đơn thuần. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Đô thị dựa phần lớn vào nguồn ngân sách Nhà nước. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có sự quản lý nguồn vốn đầu tư của


mình một cách chặt chẽ, sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Để phát triển kinh tế nói chung cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng thì cần có cơ chế, chính sách thông thoáng thuận lợi tạo điều kiện để thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực vào mục tiêu phát triển. Trong đó đáng chú ý là chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; chính sách đất đai; chính sách tín dụng, chính sách giá cả, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công cộng, chính sách nền kinh tế nhiều thành phần… Và các cơ chế như cơ chế tài chính đối với việc cung ứng dịch vụ công cộng của Nhà nước, cơ chế “lấy đất đổi công trình”, cơ chế BT, BOT, BOO, BTO, cơ chế khai thác quỹ đất...Có nghĩa phải tạo môi trường kinh tế thuận lợi để phát huy mọi nguồn lực tại chỗ và thu hút đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để Nhà nước quản lý lĩnh vực CSHT nói chung, trong đó có CSHT ở các đô thị du lịch nhằm chống thất thoát và phát triển đô thị bền vững. Mặt khác Đường lối chính trị đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách kinh tế nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nếu đường lối chính sách nhất quán sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư mà không sợ bị rủi ro. Đất nước hòa bình, ổn định và giữ vững định hướng XHCN, đảm bảo tốt trật tự an ninh và an toàn xã hội tạo được môi trường tốt để phát triển kinh tế nói chung và cơ sở hạ tầng nói riêng. Việc phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng XHCN sẽ góp phần để các thành phần kinh tế phát triển. Đối với các đô thị du lịch thì vấn đề này lại càng hết sức quan trọng bởi vì đô thị là nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm kinh tế của một vùng, điều kiện an ninh trật tự phức tạp hơn, tốc độ và khối lượng đầu tư XDCB lớn. Mặt khác, đô thị nói chung đô thị du lịch nói riêng cần phải có môi trường chính trị - xã hội ổn định mới thu hút được du khách, tăng thu ngân sách Nhà nước, thu hút được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó tăng giá đất và tạo được quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời tránh thất thoát, mất mát trong đầu tư.


Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, xu hướng đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa kinh doanh trong kinh tế cũng cần được quán triệt trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Vì vậy, trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, Nhà nước không chỉ có chính sách đầu tư từ vốn Nhà nước mà còn có chính sách thu hút nguồn đầu tư từ toàn xã hội.

Nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô và theo đó các biện pháp quản lý thích hợp trong lĩnh vực phát triển cơ chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng đáng tiếc xảy ra. Đồng thời phải ban hành quy định chức năng quản lý của các đơn vị rõ ràng, không chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau, có sự kiểm tra kiểm soát lẫn nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất cho xã hội.

- Quản lý cơ sở hạ tầng thông qua công cụ kế hoạch hoá

Đây là công cụ quan trọng để đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước về quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là việc tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho bố trí và sử dụng hợp lý khoa học cơ sở hạ tầng của đô thị, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của đô thị.

Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của Nhà nước đối với mọi hoạt động xây dựng và mọi hoạt động khác có liên quan đến việc sử dụng không gian, cơ sở hạ tầng, tài nguyên của đô thị được xác định.

- Gắn việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Phát triển kinh tế phải đảm bảo giữ vững và tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh. Các công trình hạ tầng kỹ thuật phải gắn với công tác phòng thủ đất nước, giữ vững an ninh quốc gia. Khi chiến tranh xảy ra các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ chiến đấu vì thế ngay từ khâu quy hoạch chung, đến quy hoạch chi tiết phải xác định rõ vị trí của đô thị đối với công tác quốc phòng.

1.2.4.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của đô thị du lịch

Mỗi đô thị du lịch có một đặc điểm khác nhau, có đô thị du lịch biển, đô thị du lịch văn hóa lịch sử, đô thị du lịch sinh thái và tình hình kinh tế xã hội cũng khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022