Khái Niệm, Đặc Điểm, Vai Trò Của Quản Lý Hành Chính Nhà Nước


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

1.1. Một số khái niệm liên quan


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý hành chính nhà nước


1.1.1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước


Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan nhà nước trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Quản lý hành chính nhà nước có thể được thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ qua từng giai đoạn lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý hành chính nhà nước có những nội dung chủ yếu sau đây:


Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - 3

Hoạt động lập quy hành chính. Hoạt động lập quy hành chính là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật động của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hoạt động lập quy hành chính nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Để thực hiện quản lý, điều hành đối với mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội và trong nội bộ của mình, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Thực hiện ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính giúp hệ thống hành chính vận


động phát triển theo yêu cầu chung của xã hội đồng thời duy trì sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra, đánh giá. Trong quá trình quản lý điều hành hành chính các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá thường xuyên mọi hoạt động của đối tượng quản lý đảm bảo cho hoạt động đối tượng quản lý thực hiện đúng pháp luật đồng thời phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm để có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả. Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên mọi hoạt động của đối tượng quản lý là biện pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý, góp phần vào sự ổn định, phát triển của xã hội.

Hoạt động cưỡng chế hành chính. Trong quá trình điều hành, nhiều trường hợp để các đối tượng quản lý chấp hành các quy định pháp luật, các quyết định quản lý hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hành chính. Hoạt động cưỡng chế hành chính nhằm góp phần thực hiện các chức năng hành chính khác, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính và góp phần tăng cường pháp chế.

1.1.1.2. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước


Quản lý hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành, có những đặc điểm chủ yếu:

Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính tổ chức. Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động quản lý hành chính là hoạt động tổ chức trực tiếp trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi vấn đề, mọi phạm vi của đời sống nhà nước. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước có hoạt động xử lý hành chính nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ.


Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật. Hoạt động đó được thể hiện ở chỗ hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành pháp luật và điều hành trên cơ sở luật. Các quyết định được các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành trong hoạt động quản lý phải phù hợp với pháp luật và các cơ quan nhà nước cấp trên. Nếu mâu thuẫn với chúng thì sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ.

Thứ ba, quản lý hành chính là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện pháp luật thể hiện ở hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống hành chính và các quyết định quản lý hành chính các biệt để điều chính, bảo vệ các quan hệ xã hội cần được duy trì, phát triển.

Thứ tư, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được bảo đảm về phương diện tổ chức - bộ máy, trước hết là bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước. Đặc điểm này thể hiện tiềm năng tổ lớn của quản lý hành chính nhà nước, theo đó bộ máy hành chính nhà nược được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương với đội ngũ cán bộ công chức đông đảo nhất so với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới công kềnh, dễ nảy nảy sinh chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Thứ năm, quản lý hành chính là hoạt động có cơ sở vật chất to lớn bảo đảm việc thực hiện. Đó là hệ thống đối tượng quản lý động đảo, đa dạng có nguồn nhân lực và phương tiện tài chính lớn cũng như nhiều tài sản khác. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thay mặt nhà nước sử dụng và định đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các phương tiện tài chính để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước trong đó có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và phát triển đất nước.


Thứ sáu, quản lý nhà nước có tính dân chủ. Tính dân chủ thể hiện trong quản lý hành chính luôn huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hình thức thực hiện. Đó là dân chủ trực tiếp – nhân dân trực tiếp giải quyết các vấn đề quản lý khi được pháp luật và các cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền tổ chức; dân chủ đại diện- nhân dân cử đại diện của mình giải quyết các vấn đề xã hội. nhà nước ta luôn coi trọng trong việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền dân chủ thực sự của người dân.

Thứ bảy, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động luôn mang tính chính trị sâu sắc. Hoạt động quản lý hành chính luôn phục vụ cho các mục tiêu chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định. Mọi hoạt động quản lý hành chính phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đưa các chủ trương đường lối của Đảng vào cuộc sống, tuyệt đối không được làm trái, vi phạm chủ trương nghị quyết của Đảng.

Ngoài các đặc điểm trên, quản lý hành chính nhà nước còn mang tinh khoa học và toàn diện.

1.1.1.3. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước


Quản lý hành chính nhà nước góp phần hiện thực hóa chủ trương đường lối chính trị của Đảng.

Đường lối chính trị của Đảng được cụ thể hóa vào trong các chính sách, pháp luật của nhà nước. Chính sách pháp luật của nhà nước nói chung trong đó có các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền là các quy định cụ thể thể hiện và là cơ sở để triển khai chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc sử dụng chính sách, pháp luật để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý hành chính với xã hội, quản lý hành chính


nhà nước góp phần hiện thực hóa quan điểm chủ trương đường lối chính trị của Đảng.

Quản lý hành chính nhà nước định hướng dẫn dắt sự phát triển kinh tế- xã hội thông qua hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nhà nước.

Những đinh hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trong chính sách pháp luật của nhà nước. Để kinh tế- xã hội phát triển đúng mục tiêu, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đã chủ động dự kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu để thông qua sự tác động bằng các công cụ như pháp luật, kế hoạch, chính sách lên các quan hệ xã hội để hướng các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành để đạt được các mục tiêu phát triển mà nhà nước đề ra.

Quản lý hành chính điều hành xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội đông thời hỗ trợ duy trì các quan hệ xã hội phát triển.

Trong hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức điều hành xã hội thuộc về quyền hành pháp do các cơ quan quản lý hành chính nhà nươc thực hiện. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò điều hành các quá trình kinh tê- xã hội, điều chỉnh điều hòa các quan hệ xã hội nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hoài hòa của xã hội.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn duy trì sự phát triển của xã hội thông qua tạo môi trường phát tiển cho các hoaatj động kinh tế- xã hội. Đó là môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý thuận lợi giúp cho các tổ chức, cá nhân có nhiều cơ hội tham gia vào các quan hệ kinh tế- xã hội cũng như lựa cọn công việc hợp pháp theo năng lực sở trường của mình để đạt được mục tiêu. Thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn tạo động lực thức đẩy kinh tế- xã hội có hiệu quả của các chủ thể.

Quản lý hành chính nhà nước có vai trò to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính, kinh tế thuộc thẩm quyền.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với cấc quyết định hành chính, hành vi hành chình và có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.. Trong qua trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, các chủ thể có thể có những mâu thuẫn không tự giải quyết


được mà chưa đến mức phải khởi kiện ra Tòa án. Trường hợp này các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức. Đối vơi những hành vi vi phạm hành hành chính xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức thì các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền sẽ quyết định xử phạt hành chính hoặc xử xủ hành chính khác đồng thời buộc bồi thường, khắc phục hậu quả để một mặt giữ nghiêm kỷ cương hành chính mặt khác bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức.

Ngoài ra, quản lý nhà nước còn đóng những vai trò lớn như xây dựng quốc phòng vững chắc, bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò về đô thị; quy hoạch đô thị


1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò đô thị


- Khái niệm về đô thị:


Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Đô thị’’(dt). Nơi đông dân, tập trung buôn bán như thành phố, thị xã” (Đại Từ điển tiếng Việt- NXB Văn hóa- Thông tin. 1998).

Quan niệm phổ biến về đô thị: Có rất nhiều quan niệm về đô thị khác nhau tại các quốc gia trên thế giới. Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô, tùy vào những nước thì có những quy định cụ thể. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, thường là từ 65% trở lên.

Từ những nghiên cứu nêu trên, có thể khái niệm đô thị trên góc độ chung nhất: Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông


nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Đô thị là khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó.

Khái niệm đô thị theo pháp luật Việt Nam: Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009 (khoản 1, Điều 3): Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Qua nghiên cứu các quan điểm về đô thị và quy định của pháp luật về đô thị, theo quan điểm của tác giả thì: Đô thị, trước hết là nơi dân cư sinh sống có mật độ cao, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại – dịch vụ, đồng thời thường là trung tâm của một đơn vị hành chính như: huyện, tỉnh.

- Đặc điểm của đô thị:


Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Đây thường là nơi tập trung các trung tâm kinh tế xã hội, các cơ sở thương mại – dịch vụ, giáo dục, đào tạo, y tế,….đều tập trung để làm động lực phát triển kinh tế các vùng lân cận.

Thứ hai, quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị. Do mật


độ dân cư đông nên việc phát triển cơ sở hạ tầng phải đảm bảo, nhất là hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Nghị quyết phân loại đô thị số 1210/2016/NQ- UBTVQH13, ngày 25/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gồm nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị)

Thứ tư, mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. Đô thị được phân thành 6 loại và tùy điều kiện mật độ dân cư để đánh giá phù hợp với từng loại đô thị. Theo đó, mật độ dân số đối với đô thị loại III là trên 1.400 người/km2.

- Vai trò của đô thị:


Thứ nhất, khu vực đô thị là nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước. Do đô thị là trung tâm kinh tế nên đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng rất lớn, đồng thời tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Thứ hai, khu vực đô thị đã đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, giáo dục và y tế. Hầu hết, các hạ tầng xã hội đều tập trung ở đô thị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông của cư dân và tạo điều kiện phát triển hoạt động thương mại và các hoạt động kinh tế- xã hội khác

Thứ ba, khu vực đô thị giải quyết việc thu hút lao động, cung cấp tư liệu cho sản xuất đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho SXNT từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Là khu vực tập trung nhiều cơ sở thương mại

– dịch vụ, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên thu hút lực lượng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí