Quy Hoạch Đô Thị, Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Đô


lao động đến làm việc từ các nơi khác, đặc biệt là khu vực nông thôn vì có mặt bằng thu nhập cao, ổn định.

Khu vực đô thị là nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước. Khu vực đô thị đã đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, giáo dục và y tế; từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến cuối năm 2020 cả nước có 862 đô thị, đóng góp 70% GDP (baochinhphu.vn)

1.1.2.2. Quy hoạch đô thị, nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô

thị


Quan niệm chung về quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị (Urban

Planning) là quá trình phát triển và thiết kế các khu đô thị. Bao trùm trong quá trình đó là việc sử dụng đất mở, không khí, nước và môi trường được xây dựng bao gồm các tòa nhà, giao thông, các chức năng kinh tế và xã hội.

Khái niệm quy hoạch đô thị theo pháp luật Việt Nam: Theo khoản 4, Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 thì “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”

Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị;


Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - 4

ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; quản lý hoạt động quy hoạch đô thị; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị; hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị.

1.1.3. Khái niệm trật tự xây dựng, quản lý nhà nước về trật tự xây

dựng


1.1.3.1. Khái niệm trật tự xây dựng


Trật tự trong xây dựng là những hoạt động thiết lập, hình thành trật tự

trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn bao gồm tất cả các công trình trên mặt đất, dưới lòng đất và ở trên cao được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng bắt đầu từ việc lập dự án, thiết kế, cấp phép xây dựng, thi công, quản lý về quy mô, chất lượng, không gian, kiến trúc, mỹ quan, môi trường và khai thác sử dụng công trình.

Theo một cách đơn giản nhất, trật tự xây dựng được hiểu là việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc xây dựng công trình như: diện tích xây dựng, chiều cao công trình, cốt nền xây dựng, chỉ giới xây dựng, việc đấu nối với các hạ tầng kỹ thuật khác,….

1.1.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng


Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là sự tổ chức, điều hành, điều chỉnh và tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương tới địa phương trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, theo các quy định của pháp luật, nhằm điều chỉnh các hành vi của các chủ thể khi tham gia hoạt động liên quan đến công việc xây dựng theo từng lĩnh vực có


trật tự, kỷ cương, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển xã hội bền vững văn minh.

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một lĩnh vực rất quan trọng của quản lý nhà nước về xây dựng, góp phần triển khai đồ án quy hoạch vào thực tế cuộc sống.

1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng


1.2.1. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật


Để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và về trật tư xây dựng nói riêng đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả nhất thiết phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất trong đó có pháp luật về trật tự xây dựng. Do đó nội dung quan trọng hàng đầu không thể thiếu được của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đó là xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng là các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản quản lý nhà nước. Hệ thống trên chứa đựng các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra còn có các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh, thị xã; hương ước, quy ước của thôn, buôn, tổ dân phố điều chỉnh các hoạt động trật tự xây dựng. Như vậy, việc quản lý trật tự xây dựng ở nước ta hiện nay được thể chế hóa bằng các Luật và văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương ban hành, cụ thể gồm các loại văn bản sau:

- Bộ luật: Bộ luật dân sự ngày 24/11/2015.


- Luật: Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019); Luật xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng,


ngày 17/6/2020); Luật Cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019); Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật thanh tra ngày 15/11/2010; Luật Khiếu nại, ngày 11/11/2011; Luật Tố cáo, ngày 12/6/2018; Luật Tiếp công dân, ngày 25/11/2013; Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 20/11/2018; Luật quy hoạch đô thị năm 2009 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018); Luật Quy hoạch, ngày 24/11/2017; Luật Nhà ở, ngày 25/11/2014; Luật Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 20/6/2012.

- Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:


Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày ngày 07 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị (Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng).

Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng.

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định số 139/2019/NĐ-CP, ngày 27/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.


Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 97/2017/NĐ-CP, ngày 18/8/2917 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Nghị định số 81/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ.

Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Nghị định số 10/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.


Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội; Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg, ngày 09/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:


Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV, ngày 16/11/2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Xây dựng Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng

Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.

Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.

- Các văn bản của UBND tỉnh Đăk Lăk và UBND thị xã Buôn Hồ:


Quyết định số 712/QĐ-UBND, ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng.

Quyết định số 2823/QĐ-UBND, ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.


Quyết định số 44/QĐ-UBND, ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk, quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Công văn số 5412/UBND-CN, ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 1022/UBND-CN, ngày 11/02/2020 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 674/UBND-CN, ngày 21/01/2021 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 66/QĐ-UBND, ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức biên chế của phòng Quản lý đô thị thị xã Buôn Hồ.

Công văn số 291/UBND-VP, ngày 25/02/2020 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã.

Công văn số 1491/UBND-VP, ngày 31/10/2018 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã.

Công văn số 1775/UBND-QLĐT, ngày 06/11/2021 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, lập lại trật tự đô thị và quản lý đất đai trên địa bàn.


1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng


Theo quy định của pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cụ thể như sau: Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trong cả nước. Bộ xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ quản lý về trật tự xây dựng trong phạm vi cả nước, thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo sự phân cấp của Chính phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa phương mình theo sự phân cấp của Chính phủ và của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tham mưu, giúp cho UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là Sở Xây dựng (Riêng Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Sở Quy hoạch Kiến trúc).

Tham mưu, giúp cho UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là phòng Quản lý đô thị (Đối với thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố, thị xã, quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với Thành phố Hà Nội còn có Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị) hoặc phòng Kinh tế hạ tầng (đối với UBND huyện).

Tham mưu, giúp cho UBND cấp xã trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).

Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong quản lý trật tự xây

dựng:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023