Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đầu Tư Xây Dựng


giả, QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN gồm năm nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước là gì? Quá trình quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm những khâu nào? Các khâu như đấu thầu, triển khai, vấn đề chất lượng công trình, vấn đề thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB có ý nghĩa như thế nào trong quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước? Đây là những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ.

1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

1.2.1. Khung phân tích của luận án

Xuất phát từ sự phân tích trên đây, trong phạm vi luận án này chúng tôi tiếp cận quản lý nhà nước đối với các khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình liên tục kể từ công tác quy hoạch kế hoạch đến khi thanh quyết toán để đưa công trình xây dựng cơ bản vào sử dụng. Theo đó quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách nhà nước trong ngành GTVT bao gồm 5 khâu:

1) Quy hoạch, kế hoạch;

2) Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCB;

3) Triển khai, đấu thầu các dự án ĐTXDCB;

4) Nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình; Và 5) Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB.

Quá trình này diễn ra dưới tác động của các yếu tố về môi trường luật pháp, cơ chế chính sách; công tác tổ chức quản lý; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước. Đây chính là khung nghiên cứu của luận án. Cụ thể xem mô hình sau đây:


Quy hoạch, kế hoạch

Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCB

Triển khai,

đấu thầu các dự án ĐTXDCB

Nghiệm thu,

thẩm định chất lượng và bàn giao công trình

Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB

Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 5




Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB

Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

Công tác tổ chức quản lý đầu tư XDCB

Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước


Các nội dung của khung phân tích trên đây sẽ được cụ thể hóa ở chương 2 của luận án. Tại đó, tác giả sẽ phân tích nội hàm của từng nội dung và nhân tố ảnh hưởng, đưa ra những tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước và các yêu cầu về điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước được thực thi trong thực tế.

1.2.2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu


1.2.2.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài


Thứ nhất, tiếp cận hệ thống. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT được đặt trong tổng thể cấu trúc giữa đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT với tổng thể đầu tư XDCB nói chung. Đặt quản lý


nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT trong quan hệ tương tác với quản lý nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường nói chung, quản lý nhà nước trong đầu tư XDCB nói riêng; tránh tình trạng nghiên cứu quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại.

Thứ hai, tiếp cận đa tuyến và phức hợp. Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT là lĩnh vực hết sức phong phú, rộng lớn, đa dạng nên cần có cách tiếp đa tuyến và phức hợp, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận từ kinh tế cính trị học, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học đầu tư. Cách tiếp cận đa tuyến và phức hợp sẽ cho phép lượng hóa các chỉ tiêu của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT, cho thấy tính đa dạng của yêu cầu của quản lý nhà nước đối với từng khâu của quá trình xây dựng các công trình giao thông vận tải, cho phép khắc phục lối nhìn phiến diện không thấy được các nhân tố đa dạng, phong phú chi phối,ảnh hưởng đến quản lý nhà nước; hoặc không nhận diện đầy đủ tác động của thị trường đối với phát triển dịch vụ xã hội.

Thứ ba, tiếp cận lịch sử - cụ thể. Tiếp cận lịch sử - cụ thể đòi hỏi gắn quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT với bối cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ, trên địa bàn nhất định, lý giải thực trạng, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn đất nước và ngành, xác định lộ trình và các giải pháp sát với nhu cầu cụ thể của các công trình đầu tư XDCB.

Thứ tư, tiếp cận hiệu quả và phát triển bền vững. Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, phải tính toán đến lợi ích của tương lai, bảo đảm tính toàn cục, lâu dài, có chế độ sử dụng tài chính công


hợp lý, nhất là đảm bảo minh bạch và thúc đẩy cạnh tranh trong các khâu quản lý nhà nước...

1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để nghiên cứu sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy, để nghiên cứu quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, thực hiện được khung lý thuyết nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây.

Thứ nhất, khảo sát, phỏng vấn: Luận án đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn phát ra 200 phiếu hỏi và thu về được 165 phiếu trả lời của ba đối tượng:

1.Các cán bộ quản lý nhà nước trong ngành GTVT kể từ cơ quan trung ương đến các sở GTVT tại 63 tỉnh. Thành phố trong cả nước.

2. Các chủ đầu tư và các chủ thầu công trình XDCB sử dụng vốn từ NSNN

3. Người thụ hưởng các công trình và các chuyên gia, các nhà khoa học trong ngành

Nội dung khảo sát tập trung vào các khâu của quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn từ NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này trong ngành giao thông vận tải (Xem phụ lục 1).

Trên cơ sở các thông tin thu được, luận án sử dụng công cụ SPSS để xử lý thông tin, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho đề tài.

Thứ hai, luận án sử dụng các tài liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, các báo cáo của ngành, các dự án, các đơn vị thi công để phân tích, làm rõ những thành tựu và hạn chế của quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Cụ thể một số tài liệu thứ cấp tác giả đã sử dụng nghiên cứu như: Niên giám thống kê do Tổng cục thống kê công bố các năm 2006,


2007, 2008, 2009, 2010. Các báo cáo của Bộ tài chính năm 2010: Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn. Giai đoạn 2009-2011.; năm 2008: Báo cáo số 1152/BTC-TTr ngày 29/9/2008 (báo cáo kết quả thanh tra 3 năm phục vụ công tác giám sát của Quốc hội, theo công văn số 1892/VPQH-TH của Văn phòng Quốc hội.; Báo cáo tổng kết công tác thanh tra các năm (từ 2003-2009); Kết luận thanh tra số 97/BTC-TTr ngày 5/1/2009 về công tác quản lý tài chính tại 12 đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam; Báo cáo nghiên cứu khảo sát xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.. Các báo cáo của Bộ giao thông vận tải năm 2007: Báo cáo tổng kết công tác năm 2006, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2007; Năm 2008:Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2008; Năm 2009: Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2009; Năm 2010:Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010: Năm 2011: Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010. Đồng thời đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố từ các luận văn, luận án, các bài báo của tác giả trong và ngoài nước để phục vụ cho nghiên cứu của luận án.

Tiểu kết chương 1:

Đánh giá một cách tổng quát, tất cả các công trình nghiên cứu trước đây hoặc là chưa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam như tác giả nghiên cứu. Các công trình giao thông hoặc chỉ đề cập đến ở những khía cạnh riêng rẽ, độc lập, hoặc là một phần nội dung đã đề cập đến nhưng ở thời điểm cách hiện tại quá xa. Chính vì vậy, luận án này sẽ nghiên cứu, kế thừa một cách có học hỏi, phê phán và đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu trước đây.


Tuy nhiên, trong chương này của Luận án đã đưa ra được khung phân tích Luận án, làm rõ vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các năm khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách nhà nước trong ngành GTVT và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB, đặc biệt chú ý đến vấn đề đấu thầu, triển khai dự án và thanh quyết toán. Từ đó chỉ ra hệ thống những tiêu chí đánh giá của các khâu này để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản lý các khâu đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông sử dụng nguồn vốn từ NSNN.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ( NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI)


2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải: khái niệm và đặc điểm

2.1.1. Khái niệm đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải

Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 – Giải thích từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu:

“ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.[67;trang1]

Nhà đầu tư bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hộ kinh doanh, cá nhân; Tổ chức, cá nhân nước ngoài; và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. [67; trang 1].

Có nhiều loại đầu tư: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu tư ngắn hạn trung hạn và dài hạn Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định – gắn với đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, có thể hiểu:

Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định.


Theo đó, đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải là hoạt động bỏ vốn đầu tư để tiến hành XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định cho ngành GTVT.

Dưới góc độ vốn, thì đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán của ngành GTVT.

2.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng

Để phân tích đặc điểm của dự án ĐTXD từ NSNN nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng chúng ta có thể chia thành ba nhóm cơ bản: nhóm đặc điểm của một dự án đầu tư, nhóm đặc điểm gắn với hoạt động xây dựng và nhóm đặc điểm gắn với việc sử dụng vốn NSNN.

2.1.2.1.Nhóm đặc điểm của dự án ĐTXD từ NSNN xuất phát từ một dự án đầu tư thể hiện ở sáu điểm sau:

Một là, dự án ĐTXD nói chung, các công trình GTVT nói riêng có tính chu trình và được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ. Bất kỳ một dự án ĐTXD nào đều có một chu trình chung gồm: ý tưởng hình thành dự án đầu tư, chuẩn bị dự án đầu tư, thực hiện dự án đầu tư, kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng, vận hành các kết quả đầu tư và đánh giá kết thúc dự án. Khác với hoạt động ĐTXD thông thường (không hình thành dự án), dự án ĐTXD các công trình GTVT được xây dựng, luận chứng, thẩm định và phê duyệt theo quy trình chặt chẽ, phức tạp. Điều này nhằm đảm bảo hơn tính khoa học, sự chắc chắn của quá trình ĐTXD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022