+ Địa hình đồi dốc: Tập trung ở khu vực phía Tây của thị xã, chia cắt nhẹ, cao độ trung bình 650 – 750m. Địa hình thấp dần về phía Đông. Hiện nay phần lớn diện tích trồng cà phê, cao su, cây hàng năm.
- Thổ nhưỡng: Diện tích đất đỏ Bazan phì nhiêu, màu mỡ nằm trên địa hình cao từ 600 đến 800m. Ngoài ra, trên địa bàn còn có đất vàng đỏ trên phiến sét, đất vàng trên đá cát, đất nâu vàng trên đá Bazan và đất dốc tụ thung lũng.
- Khí hậu: Thị xã Buôn Hồ mang đặc tính của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,4oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 92% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 (255mm/tháng). Lượng mưa trung bình năm 1518mm. Lượng mưa cao nhất là 1890mm, thấp nhất là 1191mm. Mùa mưa đảm bảo đủ nước cho các loại cây trồng phát triển, tuy nhiên ở những khu vực có độ dốc lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 8% lượng mưa cả năm, nhiều năm không có mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi lớn làm cho mức độ khô hạn càng trở nên khốc liệt. Độ ẩm không khí trung bình năm 85% (Độ ẩm không khí trung bình năm cao nhất 95% và thấp nhất 70%). Hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam (mùa mưa) và Đông Bắc (mùa khô).
- Thủy văn: Nguồn nước trên địa bàn nhìn chung khá ổn định, rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây công nghiệp và cây lương thực.
Về nguồn nước mặt: Thị xã Buôn Hồ có nhiều suối và hợp thủy tương đối đều giữa các khu vực, dòng chảy phân bố không đều. Nguồn nước phân thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 8 -11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7
năm sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy cả năm, nên khai thác phục vụ sản xuất rất hạn chế.
Các suối chính gồm: suối Krông Búk bắt nguồn từ độ cao 700-800m chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lòng suối rộng khoảng 10m, hiện nay đã xây dựng đập thủy lợi Buôn Trinh, với năng lực tưới cho 150 ha cà phê. Ngoài ra có các suối nhỏ, ngắn, lưu lượng thấp, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Hoạch Đô Thị, Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Đô
- Tổ Chức Thực Hiện Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng
- Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Ở Một Số Đô Thị Trong Nước Và Giá Trị Tham Khảo Cho Thị Xã Buôn Hồ
- Một Số Văn Bản Về Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát, Xử Phạt Các Vi Phạm Về Trật Tự Xây Dựng
- Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Hình 2.2. Thác Drai Êgar (thác Buôn Tring), phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ
Về nước ngầm: Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm dần từ Bắc xuống Nam. Mực nước ngầm tương đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.
Từ những điều kiện tự nhiên phân tích ở trên, có thể thấy rằng thị xã Buôn Hồ có rất nhiều thuận lợi như: Nằm trong vùng kinh tế Tây Nguyên, có hệ thống giao thông kết nối với vùng Duyên hải Nam Trung bộ; gần trung tâm kinh tế của vùng Tây Nguyên là thành phố Buôn Ma Thuột. Thị xã Buôn Hồ có khí hậu tốt, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, nước, tài nguyên du lịch…) đa dạng, phong phú là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như thương mại, dịch vụ du lịch, nông nghiệp tạo động lực phát triển đô thị. Với quỹ đất dồi dào rất thuận lợi cho việc phát triển đô thị cũng như phát triển các vùng nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nkinh tế xã hội của thị xã. Địa hình đa dạng với cảnh quan đẹp thuận lợi cho xây dựng một đô thị miền núi mang nét đặc trưng riêng, góp phần tạo diện mạo đô thị vùng Tây Nguyên. Vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp cây công nghiệp, cây ăn trái, cây lương thực, chăn nuôi tạo động lực phát triển nông nghiệp sinh thái và định hướng phát triển cho ngành du lịch nông nghiệp. Có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên: Rừng thông – sông - hồ – thác nước,... để xây dựng thương hiệu riêng và điểm đến hấp dẫn của thị xã Buôn Hồ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, điều kiện tự nhiên của thị xã Buôn Hồ cũng có những khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến công tác trật tự xây dựng như: diện tích rộng, địa hình dốc và có nơi bị chia cắt bởi sông, suối……. ảnh hưởng tới công tác QLNN về TTXD.
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Thực trạng kinh tế
Giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, nền kinh tế của thị xã liên tục có tốc độ tăng trưởng khá về giá trị sản xuất; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh cơ cấu thương mại - dịch vụ gắn với lợi thế so sánh của địa phương; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã đã được quan tâm đầu tư; huy động, sử dụng hiệu quả cả nguồn lực công và
nguồn lực xã hội, bước đầu tạo nên diện mạo thay đổi ở đô thị và nông thôn; tỷ lệ đô thị hóa đến cuối năm 2020 đạt 55%; chương trình xây dựng nông thôn mới đã có những kết quả hết sức tích cực, tạo sự đồng thuận và phong trào quần chúng mạnh mẽ; cụ thể:
- Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) trong 05 năm thực hiện 36.183,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,52%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản thực hiện 12.513,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,27%/năm (NQ 6%); giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng thực hiện 5.755,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,03%/năm (NQ 13,38%); giá trị Thương mại - Dịch vụ thực hiện 17.914,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 17,34%/năm (NQ17,35%). Cơ cấu các ngành: Thương mại - Dịch vụ 52,16% (NQ 51,39%); Nông – Lâm - Thủy sản 31,06% (NQ 30,51%); Công nghiệp - Xây dựng 16,78% (NQ 17,56%).
- Thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 583,31 tỷ đồng, tăng bình quân 10,14%/năm (NQ năm sau tăng thu cao hơn năm trước 10%).
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 11.537 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trên 11,47%/năm (NQ: 10%/năm).
- Xây dựng 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% so với Nghị quyết (NQ 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới).
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Thủy lợi: Đảm bảo nguồn nước tưới chủ động cho 87% diện tích có nhu cầu tưới (NQ 80%).
+ Giao thông: Các tuyến đường chính xã, phường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 66,5% (NQ trên 80%); các tuyến đường liên thôn, buôn, tổ dân phố được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 77,36% (NQ trên 90%).
+ Điện: 100% thôn, buôn có điện lưới quốc gia (NQ 100%); 99,8% số hộ được dùng điện (NQ 100%).
+ Thông tin: 100% số xã, phường có hệ thống thông tin thông suốt (NQ 100%), 100 máy điện thoại (NQ 100 máy) và 16,21 thuê bao internet/100 dân (NQ: 15,76 thuê bao internet/100 dân).
2.1.2.2. Thực trạng xã hội
Văn hóa - xã hội luôn được quan tâm, chăm lo và phát triển toàn diện; sự nghiệp giáo dục đã được đầu tư và nâng cao toàn diện về cơ sở vật chất, đội ngũ và đổi mới công tác giảng dạy, học tập; công tác dân số, sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều cố gắng; công tác tư vấn, khám, điều trị ở các tuyến đảm bảo và chủ động phòng, ngừa dịch bệnh; công tác giảm nghèo được cả hệ thống chính trị tập trung nỗ lực lớn, đạt hiệu quả toàn diện; việc xây dựng đời sống văn hóa, phát triển thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa được quan tâm thực hiện tốt; cụ thể:
- Quy mô dân số: 101.554 người. Mức giảm tỷ suất sinh hằng năm 0,3‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,0%; 100% đối tượng chính sách có mức sống cao hơn so với mức sống trung bình cộng đồng dân cư; số người lao động có việc làm tăng thêm hàng năm bình quân 1.747 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.
- Hệ thống trường lớp phát triến, với 69 cơ sở giáo dục, bố trí tương đối họp lý theo địa bàn dân cư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Công tác đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, xây dựng trường học đạt chuấn quốc gia đã được tăng cường đầu tư; đến nay có 100% xã, phường có trường THCS; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt
74,71%; tỷ lệ học sinh Tiểu học được học 02 buổi/ngày đạt 85%; 36,40% thôn, buôn có điểm trường hoặc lớp mẫu giáo; xây dựng được 08 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, trong đó: mầm non: 81%; tiểu học: 88,1%; THCS: 82%; giáo viên THPT có trình độ sau đại học: 16,26%.
- Mạng lưới y tế từ thị xã đến cơ sở được củng cố; tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình dự án, thực hiện xây dựng, mở rộng quy mô bệnh viện Đa khoa thị xã, nâng cấp từ bệnh viện hạng III lên bệnh viện hạng II, với quy mô 250 giường bệnh. Duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 11,74%; 79,28% dân số tham gia bảo hiểm y tế; đạt 08 bác sỹ/vạn dân; 45% bác sỹ có trình độ sau đại học; số lần khám chữa bệnh bình quân 02 lần/người/năm.
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt 90,04%. Tỷ lệ thôn, buôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa: 95,97% và 98,80% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa; 10/12 xã, phường đạt chuẩn văn hóa.
Từ những điều kiện kinh tế - xã hội đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng thị xã Buôn Hồ có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch,...vì vậy, việc định hướng phát triển đô thị được chia thành 3 phân khu phát triển đô thị như: khu đô thị hành chính – Dịch vụ thương mại – Tài chính; khu đô thị văn hóa – dịch vụ; khu đô thị sinh thái.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, điều kiện kinh tế- xã hội của thị xã Buôn Hồ cũng có những khó khăn nhất định như: Công tác chi ngân sách cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn hạn chế; trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực, chưa hình
thành nếp sống văn minh đô thị; cán bộ, công chức phụ trách công tác trật tự xây dựng còn thiếu và yếu,……. ảnh hưởng tới công tác QLNN về TTXD.
Hình 2.3. Một góc đô thị Buôn Hồ
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ (2015- 2020)
2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 03/02/2012 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về xây dựng, phát triển thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng, phát triển thị xã Buôn Hồ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số
1187/QĐUBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc ban hành Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng, phát triển thị xã Buôn Hồ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Thị ủy, UBND thị xã đã ban hành các Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình triển khai của UBND tỉnh, trong đó tập trung vào công tác quy hoạch, thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,… nhằm phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV và đạt một số tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025
Để đạt được mục tiêu xây dựng và phát triển thị xã Buôn Hồ thành đô thị trung tâm vùng tiểu vùng phía Bắc của tỉnh cũng như từng bước xây dựng thị xã Buôn Hồ ngày càng khang trang sạch đẹp. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo UBND thị xã Buôn Hồ và các địa phương tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn như Công văn số 5412/UBND- CN, ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1022/UBND-CN, ngày 11/02/2020 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh; Công văn số 674/UBND-CN, ngày 21/01/2021 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Trên cở sở các nội dung chỉ đạo của tỉnh, Thị ủy Buôn Hồ đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/11/2018 về xây dựng đô thị văn minh giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025. Mặt khác, Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ đã chú trọng công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn và đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện như: Quyết định số 733/QĐ-UBND, ngày 21/02/2019, về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Quy chế này quy định trách