Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Người Khuyết Tật Và Quyền Của Người Khuyết Tật

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM


1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về người khuyết tật và quyền của người khuyết tật

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm người khuyết tật

1.1.1.1. Khái niệm người khuyết tật

Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều quan niệm về NKT. Mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và có mục đích riêng. Trước khi Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam nhìn nhận người khuyết tật dưới góc độ “Người tàn tật” (NTT). Điều này được ghi nhận tại Điều 1 của Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998:

Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn [53].

Theo Điều 1 Nghị định số 81- CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật thì “Người tàn tật là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận” [11, Điều 1]. Trong quy định này khái niệm NTT mới chỉ đưa ra một cách chung chung, chỉ dừng lại ở việc dùng mức độ suy giảm khả năng lao động do tàn tật làm căn cứ phân biệt xác định một người như thế nào được xác định là NTT mà chưa đưa ra được các đặc điểm khác nhằm phân biệt NTT với người không tàn tật.

Đến Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 về việc sửa đổi, bổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

sung một số điều của Nghị định số 81 - CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật thì định nghĩa NTT được đưa ra cụ thể hơn thông qua việc xác định một ai đó có phải là NTT hay không:

Lao động là người tàn tật theo quy định tại Nghị định này là người lao động không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo qui định của Bộ Y tế [16, Điều 1].

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 3

Liên quan đến khái niệm NTT, tại Điều 59 và Điều 67 Hiến pháp năm 1992 khẳng định:“… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”; “… Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” [30]. Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó có sửa đổi vấn đề liên quan đến người khuyết tật tại Điều 59 dùng cụm từ “khuyết tật” thay cho cụm từ “tàn tật”. Những vấn đề liên quan đến người khuyết tật được quy định tại Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001: “… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp” [33, Điều 59].

Như vậy, Hiến pháp 1992 khi được sửa đổi năm 2001 tại Điều 59 đã sử dụng thuật ngữ trẻ em khuyết tật thay cho thuật ngữ trẻ em tàn tật: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp” [33, Điều 59]. Với sự thay thế cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong Hiến pháp này, lần đầu tiên NKT đã được nhìn nhận và đánh giá phù hợp với tâm lý và thực tế tránh quan niệm kỳ thị phân biệt đối xử đối với nhóm người dễ bị tổn thương này.

Trên cơ sở Hiến pháp 1992 sửa đổi, ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật và tại đây chính thức sử dụng khái niệm “Người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” trước đây. Thuật ngữ này, thiết nghĩ phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của Luật này thì NKT được hiểu là “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng

được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao đông , sinh hoạt, học tập gặp khó

khăn”. Đây là sự thể hiện quan điểm và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về NKT. Rõ ràng, NKT có thể là người có những khiếm khuyết nhưng không phải đã tàn phế. Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh. Trong bản Hiến pháp 2013, khái niệm người khuyết tật đã được sử dụng và không chỉ còn nói đến trẻ em khuyết tật mà còn nói đến trách nhiệm của nhà nước đối với người khuyết tật nói chung [41, Điều 61].

Có thể thấy, khái niệm NKT trong Luật Người khuyết tật so với khái niệm người tàn tật nói trong Pháp lệnh trước đây đã có bước phát triển mới, tiếp cận với quan niệm thông thường và chuẩn mực quốc tế về NKT (Công ước năm 2006) mà Việt Nam đã ký kết. Việc sử dụng từ ngữ “Người khuyết tật” thay cho từ ngữ “Người tàn tật” nhằm bảo đảm tính nhân văn, không gây mặc cảm, tránh sự phân biệt kỳ thị đối với NKT, đồng thời hàm chứa được đầy đủ hơn đối tượng áp dụng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó vấn đề khuyết tật được nhìn nhận một cách toàn diện hơn ở cả góc độ y tế và góc độ xã hội.

Thực tế cho thấy NKT khó có cơ hội tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội do những khiếm khuyết về cơ thể hay chức năng, song khó khăn đó sẽ tăng thêm do ảnh hưởng bởi những rào cản khác trong xã hội. Sự quan tâm đối với NKT không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức

năng mà còn phải tiến tới xoá bỏ các rào cản khác đối với NKT. Chính vì vậy, việc tiếp cận khái niệm NKT từ góc độ xã hội là nhằm hướng đến bổ sung, sửa đổi các chính sách giúp giảm thiểu hoặc xoá bỏ những rào cản, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, gia đình, cộng đồng và của mọi cá nhân đối với NKT, giúp NKT chủ động hòa nhập, có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội.

1.1.1.2. Đặc điểm của người khuyết tật

- Về sức khỏe, NKT là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó. Sức khỏe của lao động khuyết tật kém hơn lao động bình thường, khả năng chống lại dịch bệnh thấp, là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và vận động. Đây là một trong những đối tượng cần được Nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm nhiều hơn. Một thực tế khác không thể phủ nhận là sự đa dạng của khuyết tật với những nguyên nhân hình thành khác nhau (do bẩm sinh, do bệnh tật, do tai nạn, do chiến tranh..), những dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật vận động, khuyết tật cảm giác, khuyết tật trí tuệ…) và những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính điểm này đòi hỏi pháp luật cũng như chính sách về NKT phải có sự chuyên biệt phù hợp với từng dạng khuyết tật.

- Về tâm lý, phần lớn NKT đều có mặc cảm về tật nguyền, tự ti, sống cuộc sống bi quan, cô lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thường có tâm lý chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực cũng khó được ghi nhận. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được, chẳng hạn như khuyết chi, họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn.Họ thường mang tâm lý trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Họ cảm thấy mình là người thừa, không còn có ích cho xã

hội, thậm chí cảm thấy bị Nhà nước bỏ rơi. Vì vậy một bộ phận không nhỏ NKT mang tâm lý căm ghét chế độ, căm hận cuộc sống hoặc có xu hướng sống thu mình, không quan tâm tới mọi hoạt động xung quanh. Do có cuộc sống khó khăn hơn bình thường và tâm lý cùng điều kiện khác mà một số lượng không nhỏ NKT không gia đình, không có nơi để làm chỗ dựa nên rất cần Nhà nước có những chính sách hỗ trợ riêng cho họ, những con người kém phần may mắn ngoài những trợ cấp về vật chất khi cần thiết. Chính những chính sách phù hợp này sẽ tạo cho NKT cơ hội để hòa nhập cộng đồng, thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và hơn cả là giải phóng sự ức chế về mặt tâm lý cho họ.

- Về hoạt động xã hội, xuất phát từ những đặc thù về tâm lý, NKT được xếp vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm dễ bị tổn thương, là những người yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã hội rất hạn chế. Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho NKT trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với NKT. Trong cộng đồng nhiều người có suy nghĩ coi NKT là “đáng thương”, không có cuộc sống “bình thường”, là “gánh nặng” của xã hội…

- Về nhận thức pháp luật:NKT là đối tượng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ xã hội. Nguyên nhân do nhiều người không hề biết đến quy định của pháp luật về người khuyết tật. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh vực: Gia đình, nơi làm việc, giáo dục, hôn nhân gia đình, tham gia hoạt động xã hội, thậm chí xuất phát từ chính bản thân NKT.

- Dưới góc độ kinh tế - xã hội: NKT là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội. Những gia đình có NKT hoặc là thiếu nhân lực lao động hoặc có rất nhiều người sống phụ thuộc. Học vấn của các thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao. Nhiều chủ hộ

gia đình chính là người khuyết tật và sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp. Bởi vậy, điều kiện sống và sinh hoạt không tốt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, với những đối tượng người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng gặp phải tình trạng tái thất nghiệp. Khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của họ. Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết tật phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc sống: Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con cũng như tham gia các hoạt động xã hội.

1.1.1.3. Các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật

Việc phân loại NKT dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật được quy định cụ thể tại Điều 2, 3 Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

a) Dạng khuyết tật

Các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi loại khuyết tật này có những đặc điểm nhất định về tâm, sinh lý. Qua đó tác động đến các nhu cầu và sự hòa nhập của người khuyết tật. Tiêu biểu là:

- Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm… Do đó, người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy nhiên, đa số người khuyết tật vận động có bộ não phát triển bình thường nên họ tiếp thu được

chương trình học tập, làm được việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội. NKT về vận động cần được sự hỗ trợ về phương tiện đi lại (xe lăn, gậy chống…) và đặc biệt là không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển khi làm việc, đảm bảo các nhu cầu cuộc sống bình thường của con người và tham gia các hoạt động xã hội.

- Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Là người có khó khăn đáng kể về nghe, nói, đọc, viết làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người khuyết tật ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm việc, học tập, hòa nhập cộng đồng của họ. Điều này làm họ dễ cảm thấy mất tự chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh - nếu như khiếm khuyết của họ thay vì nhận được sự cảm thông lại vấp phải thái độ giễu cợt hoặc thiếu kiên nhẫn của người nghe.

- Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có tật về mắt như: hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ ràng. Tổ chức y tế thế giới (1992) còn đưa ra các khái niệm để phân biệt mức độ khuyết tật nhìn khác nhau: Khiếm thị, nhìn kém, mù (hoàn toàn) [7]. Người khuyết tật nhìn có trí tuệ phát triển bình thường, có hai cơ quan phân tích thường rất phát triển: thính giác và xúc giác, nếu được huấn luyện sớm và khoa học hoàn toàn có thể thay thế cơ quan thị giác bị phá hủy. Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những người này cũng giống người bình thường Tuy nhiên, cũng có những tồn tại nhất định như ngôn ngữ thiếu hình ảnh, không thể viết và đọc bằng chữ phẳng. Ít di chuyển nên thể lực giảm sút, cơ bắp thiếu linh hoạt nên dễ tự ty và thiếu niềm tin ở bản thân. Môi trường cần thiết với họ là tránh tiếng ồn, đảm bảo đủ ánh sáng, dùng những màu tương phản, hợp lý trong sinh hoạt và các hoạt động khác, cung cấp thiết bị phóng đại hình ảnh, công cụ di chuyển hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và dễ nhận biết…

- Khuyết tật trí tuệ: Xét về mức độ, đây là nhóm khuyết tật thường chịu nhiều sự thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống. Theo DSM-IV (Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV của Ủy ban đặc trách xuất bản của Hội tâm thần Hoa Kỳ) thì khuyết tật về trí tuệ được xác định khi: i/chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân; ii/ bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn; iii/tật xuất hiện trước 18 tuổi. Người khuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ và người thân cả về trí tuệ (phần lớn chỉ dùng ở mức độ tư duy trực quan cụ thể, mức độ, nhịp độ tư duy của các thành phần không giống nhau); về trí nhớ (gặp khó khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, khó khăn trong việc nhớ những gì mang tính trìu tượng hay có quan hệ logic, dễ quên những gì gần gũi với cuộc sống và không gắn với nhu cầu bản thân); về chú ý (phần đông người khuyết tật có khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói. Do duy trì chú ý kém nên việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của người khuyết tật thường gặp khó khăn); về kỹ năng giao tiếp xã hội (đa phần người khuyết tật trí tuệ yếu kém về các kỹ năng xã hội, rất ít thậm chí không có nhu cầu giao tiếp); cuối cùng là về hành vi (người khuyết tật trí tuệ thường có những hành vi làm cho họ khó hòa nhập: hành vi tự lạm dụng, quá hiếu động, quá ù lì…) [52].

- Khiếm thính: Theo quan điểm y tế (lâm sàng) thì người khiếm thính là những người bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp [26]. Đặc điểm của những người khó khăn về nghe (khiếm thính) là những người bị phá hủy cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023