dân tự ý lấn chiếm thì chính quyền địa phương không tuân thủy quy định của Luật Thủy lợi trong việc cấp quyền sử dụng đất trong phạm vi lòng hồ cho dân trồng cây, khai thác trái phép vật liệu đất, đá trong khu vực lòng hồ… Do vậy để hoàn thiện công tác QLNN về khai thác và bảo vệ công trình trong thời gian tới cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL của chính các cơ quan quản lý về khai thác và bảo vệ các CTTL. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ cấp phép khai thác và bảo vệ CTTL. Việc kiểm tra hồ sơ cấp phép sẽ là bước đầu quan trọng hạn chế những vi phạm trong lĩnh vực này. Quy trình cấp phép phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình,… một khi công tác này được tăng cường và siết chặt thì những hộ gia đình có ý định vi phạm sẽ không có cơ hội để vi phạm.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL: Việc xử lý nghiêm những người đứng đầu, những người cố tình bao che cho sai phạm là một trong những giải pháp cần được thực hiện quyết liệt. Việc buông lỏng quản lý và thiếu trách nhiệm trong khai thác và bảo vệ CTTL sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó xử lý những cá nhân tổ chức để xảy ra vi phạm sẽ góp phần hạn chế được những vi phạm và khi đó công tác QLNN đối với lĩnh vực này được tốt hơn. Tùy theo tính chất vụ việc, tùy theo hoàn cảnh thực tế mà có những chế tài thích hợp để xử lý làm gương cho những cá nhân tổ chức có ý định vi phạm trong tương lai. Đối với hành vi không xử lý, xử lý không nghiêm cũng có biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe và góp phần giúp các cá nhân tổ chức này làm hết trách nhiệm của mình trong công việc. Việc không có biện pháp xử lý và xử lý không kịp thời sẽ để lại những tiền lệ xấu trong tương lai do đó cần kiên quyết xử lý những hành vi này. Nếu giải pháp này được thực hiện tốt thì góp phần nâng cao công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 1 và thực trạng QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được trình bày ở chương 2, quan đó tại chương 3 tác giả trình bày về quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển khai thác và bảo vệ CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Đồng thời đưa ra sáu nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện Giải pháp hoàn thiện QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm: (1)Nâng cao chất lượng Quy hoạch lĩnh vực thủy lợi, triển khai quy hoạch, kế hoạch nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; (2)Hoàn thiện thể chế chính sách về khai thác và bảo vệ các CTTL; (3)Nâng cao năng lực QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL; (4)Nâng cao năng lực của các tổ chức trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các CTTL; (5) Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân về pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL; (6)Tăng cường thanh tra kiểm tra công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Nâng Cao Năng Lực Của Các Tổ Chức Trong Lĩnh Vực Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi
- Danh Mục Công Trình Thuỷ Lợi Lớn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 16
- Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 17
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Hiện nay công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều tổn tại trong công tác quản lý, cũng như tình trạng vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả cũng như tiềm ẩn, nhiều nguy cơ cần phải giải quyết. Vệc tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là điều cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong những năm qua mặc dù công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Do đó trong thời gian tới cần có sự hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như việc đmr bảo an toàn công trình, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trên cơ sở đó luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi luận văn đã làm rõ một số khái niệm như công trình thủy lợi, khai thác công trình thủy lợi, bảo vệ công trình thủy lợi, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, nêu lên một số vai trò của công trình thủy lợi.
Đồng thời tập trung phân tích nội dung quán lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng như chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và trình bày kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác vả bảo vệ công trình thủy lợi của một số hệ thống công trình thủy lợi tại Việt Nam và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2 là chương nói về thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Ở chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời nêu lên thực trạng khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh. Tiếp đến tác giả tập trình bày thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, đồng thời đánh giá những ưu điểm, hạn chế về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh cũng như chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế để có cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước ở chương 3
Trong chương 3 ngoài nêu ra các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của UBND tỉnh Đắk Lawsk, thì tác giả tập trung đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Bên cạnh việc đề ra một số giải pháp thì tác giả cũng đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích trong thời gian tới.
Mặc dù bản thân tác giả đã cố gắng thu thập tài liệu, đi sâu tìm hiểu, nhờ sự tư vẫn, hướng dẫn của giảng viên, lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp... Tuy
nhiên việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là việc làm không hề dễ dàng. Đây là vấn đề khá phức tạp và cần phải có nhiều hơn thời gian để nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn này với thời gian ngắn cộng với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong các giải pháp đưa ra chưa được phân tích sâu. Trong thời gian tới ' nếu có điều kiện tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện để tài này bằng những nghiên cứu sâu hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN&PTNT (2018), Thông tư số 05/2018 ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi.
2. Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk (2018), Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
3. Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk (2019), Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
4. Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk (2020), Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
5. Chính phủ (2019), NĐ số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
6. Chính phủ (2017), NĐ số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ NN&PTNT
7. Chính phủ (2018), NĐ 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi.
8. Chính phủ (2018), NĐ 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
9. Chính phủ (2018), NĐ 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá SPDV thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL.
10. Chính phủ (2018), NĐ 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
11. Mai An Đông (2010), “Quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi tại Hà Nội”, luận văn thạc sĩ ngành kinh tế - tài nguyên thiên nhiên và môi trường trường đại học thuỷ lợi.
12. Trần Xuân Hòa (2015), “Quản lý và khai thác CTTL huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Lê Xuân Quyết (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý khai thác các CTTL thuộc hệ thống thủy lợi sông Tích”, luận văn quản lý tài nguyên và môi trường, trường Đại học Thủy lợi.
14. Nguyễn Công Thịnh (2015), “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Thủy Lợi.
15. Nguyễn Hồng Vân (2018), “QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL thuộc hệ thống thủy lợi sông Tích”, luận văn thạc sĩ quản lý công, học viện Hành chính Quốc gia.
16. Nguyễn Thị Vòng (2012), “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
17. Quốc Hội (2012), Luật tài nguyên nước.
18. Quốc Hội (2017), Luật Thủy Lợi.
19. Sở NN&PTNT (2021), Báo cáo số 143/BS-SNN ngày 17/5/2021 báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, khai thác CTTL theo quy định của Luật Thủy lợi.
20. Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo quyết toán diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL năm 2018.
21. Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo quyết toán diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL năm 2019.
22. Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo quyết toán diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL năm 2020.
23. Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk (2020), Công văn về việc đánh giá việc triển khai thực hiện NĐ số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ và xây dựng giá SPDV thủy lợi.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), QĐ số 38/2014/QĐ-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), QĐ số 21/2016/QĐ-UBND, ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Sửa đổi, bổ sung một số Điều của QĐ 38/2014/QĐ-UBND về việc Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), QĐ số 1603/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 ban hành kế hoạch hành động thực hi.ện đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2019), QĐ số 09/2019/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2019), công văn số 10049/UBND-TH ngày 06/12/2019 về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2021-2025 ngành NN&PTNT do Bộ NN&PTNT quản lý, đầu tư.