Số Lượng Khách Du Lịch Đến Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2017


cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/9/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (khóa XIX) về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [16], hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình đạt một số kết quả như sau:

Về số khách du lịch: Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Địa bàn du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển... đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 7 năm trở lại đây (2010 - 2017), tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch đạt 12,45%/ năm.

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị: Ngàn lượt khách



Năm


2010


2012


2014


2015


2016


2017

Tăng trưởng trung bình/năm

Tổng số khách

3.096,6

3.712,0

4.301,5

5.993,2

6.441,5

7.056,2

12,45%

Khách quốc tế


663,3


675,6


502,4


600,6


715,6


859,0


3,75%

Khách nội địa


2.433,3


3.036,4


3.799,1


5.392,6


5.725,9


6.197,2


14,30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 8

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình


Về số khách du lịch lưu trú: Mặc dù số lượng khách du lịch đến Ninh Bình là rất lớn, có mức tăng trưởng tương đối cao, nhưng số khách có lưu trú còn hạn chế. Năm 2010, trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình thì chỉ có 36.127 khách có lưu trú, chiếm xấp xỉ 5,5%); còn đối với khách du lịch nội địa là 183.339 khách, chiếm trên 7,5%. Năm 2017, khách quốc tế lưu trú là

150.574 khách, chiếm 17,5%; và khách nội địa là 623.819 khách, chiếm 10,1%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khách du lịch ít lưu trú ở Ninh Bình là: Ninh Bình ở gần Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện nên khách thường lựa chọn lưu trú ở Hà Nội (có điều kiện về dịch vụ tốt hơn), trong khí đó sản phẩm du lịch của Ninh Bình còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch ở lại…

Bảng 2.3. Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị: Lượt khách


Hạng mục

2010

2012

2013

2015

2016

2017

Khách quốc tế







Số khách đến

663.284

675.570

521.548

600.563

715.603

859.030

Khách lưu trú

36.127

67.404

73.038

86.202

112.895

150.574

Tỷ lệ so với

tổng số (%)

5,5

10,0

14,0

14,4

15,8

17,5

Ngày lưu trú trung bình

(ngày)


1,99


1,53


1,82


1,52


1,48


1,67

Khách nội địa







Số khách đến

2.433.305

3.036.424

3.877.219

5.392.645

5.725.868

6.197.205

Khách lưu trú

183.339

200.332

179.771

334.107

441.714

623.819

Tỷ lệ so với

tổng số (%)

7,5

6,6

4,6

6,2

7,7

10,1

Ngày lưu trú trung bình

(ngày)


1,55


1,53


1,45


1,28


1,26


1,66

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình


Về doanh thu hoạt động du lịch: Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình có mức tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2010 - 2017, với nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 24,3%/năm. Năm 2010, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình đạt được 551.427 triệu đồng thì đến năm 2017 đã lên tới 2.528.284 triệu đồng; tăng gấp 4,58 lần. Bảng 2.4. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng


Hạng mục


2010


2011


2012


2103


2014


2015


2016


2017

Tăng TB (%/

năm)

Tổng

số


551


654


779


897


943


1.421


1.765


2.528


24,30

Từ khách

quốc tế


212


263


216


216


220


267


365


550


14,60

Tỷ lệ %

38,49

40,21

27,70

24,06

23,38

18,77

20,66

21,74

-

Từ khách

nội địa


339


391


563


682


722


1.154


1.400


1.979


28,65

Tỷ lệ

%

61,51

59,79

72,30

75,94

76,62

81,23

79,34

78,26

-

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uống và vận chuyển khách. Dịch vụ lữ hành, hướng dẫn đưa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh, hang động; lễ chùa... còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu từ du lịch. Do vậy, lượng khách này thường đi trong ngày, thời gian lưu lại không lâu, ảnh hưởng không nhỏ tới tổng thu của ngành du lịch.

Hiện nay, ở Ninh Bình, trung bình mỗi ngày khách chi tiêu còn thấp.


Năm 2016, trung bình một khách du lịch quốc tế đến tỉnh Ninh Bình chi tiêu mỗi ngày khoảng 770.000 đồng (tương đương 35 USD) đối với khách lưu trú và 400.000 đồng (tương đương 18 USD) đối với khách không lưu trú; còn đối với khách nội địa, các chỉ tiêu tương ứng là 550.000 đồng (tương đương 25 USD) và 210.000 đồng (tương đương 9,5 USD). Phần lớn khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ lưu trú và ăn uống; mua sắm hàng hóa, một số đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm...

Về cơ sở lưu trú du lịch: Trong giai đoạn 2010 - 2017, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình đã phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2010, cả tỉnh chỉ có 187 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 3.041 buồng; đến năm 2017 đã tăng lên 463 cơ sở với tổng số 5.999 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2010 - 2017 về số cơ sở là 13,8%/năm; về số buồng là 10,2%/năm. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú của Ninh Bình đang phát triển cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nên chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa cao, chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, trong tỉnh vẫn còn thiếu những khách sạn thương mại và khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp 4-5 sao.

Cơ sở lưu trú ở Ninh Bình tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình (119 cơ sở), huyện Hoa Lư (24 cơ sở), huyện Gia Viễn (18 cơ sở)... Đây là những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát triển. Nhìn chung, cơ sở lưu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ bổ sung và chất lượng lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng; số cơ sở được thẩm định xếp hạng từ 1 - 5 sao mới chỉ chiếm khoảng 12,1% (năm 2017).

Tính đến hết năm 2017, Ninh Bình mới có 04 khách sạn từ 3 - 4 sao (01 khách sạn 3 sao và 03 khách sạn 4 sao), với tổng số 326 buồng (trong đó khách sạn Hoàng Sơn 4 sao có 137 buồng; khách sạn Legend 4 sao có 108


buồng; và khách sạn Yến Nhi 3 sao có 81 buồng); 27 khách sạn 2 sao với tổng số 972 buồng; 14 khách sạn 1 sao với tổng số 260 buồng. Tổng số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao chiếm 12,1% trong tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 27,1% trong tổng số buồng phục vụ khách du lịch của tỉnh.

Ngoài ra, ở Ninh Bình còn có những khu nghỉ dưỡng cao cấp, điển hình như: Ninh Binh Hidden Charm Hotel & resort, Emeralda Resort Ninh Binh, Tam Coc garden resort, Cuc Phuong Resort & Villas. Đây là những khu nghỉ dưỡng có lượng khách đến khá ổn định, loại hình cơ sở lưu trú du lịch này thường đón và phục vụ những khách du lịch có khả năng chi trả cao, và có thời gian lưu trú dài ngày hơn ... Hơn nữa, việc người dân tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà (homestay) ở khu vực Tam Cốc - Bích Động và một số điểm du lịch khác của tỉnh ngày càng gia tăng, chất lượng ngày càng cải thiện cũng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.

Chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhìn chung đã được cải thiện nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay; còn thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; các cơ sở lưu trú du lịch khác mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn không đồng bộ, đã cũ và đang dần xuống cấp. Một số buồng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất chưa hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi...

Phần lớn các cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh quy mô còn nhỏ (dưới 10 buồng), thuộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn nhân lực được đào tạo từ các chuyên ngành khác sang quản lý hoạt động kinh doanh du


lịch, trình độ quản trị du lịch, khách sạn còn yếu. Do vậy, việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

- Về cơ sở vui chơi giải trí: Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Ninh Bình nhìn chung còn rất hạn chế. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí đích thực nào có thể phục vụ được nhu cầu giải trí cho khách du lịch, nhất là vào buổi tối. Ở các khách sạn lớn (3 - 4 sao), những dịch vụ bổ sung thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke... Gần đây, tỉnh Ninh Bình cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình, ở nơi khác chưa có các cơ sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú của họ, hạn chế khả năng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những nguyên nhân khách du lịch lưu trú ở Ninh Bình ngắn ngày, ảnh hưởng đến mức chi tiêu...

Có thể nhận thấy rằng, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 phát triển với tốc độ rất nhanh nguyên nhân chính có thể do tỉnh Ninh Bình đã chú trọng đầu tư phát triển du lịch đặc biệt với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng quần thể chùa Bái Đính và việc Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa của UNESCO và được đưa vào khai thác thương mại.

2.3. Thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, phong phú. Nắm bắt được lợi thế đó, tỉnh Ninh Bình đã chủ


trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Dấu ấn đặc biệt trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình phải kể đến là sau khi Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp; phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực cùng phát triển; coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực... nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch; phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh quốc phòng và phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra 32 giải pháp, nhiệm vụ chia thành các lĩnh vực là (1) xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; (2) đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch; (3) huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; (4) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; (5) phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; (6) chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch;

(7) nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch [17]. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị tham mưu, chủ trì các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.


Đến hết năm 2017, việc thực hiện nghị quyết, kế hoạch trên các lĩnh vực đạt kết quả tích cực. Về công tác quy hoạch phát triển du lịch:

- Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch: UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An. UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 tại Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007. Năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với Tổng Cục Du lịch triển khai các bước tiếp theo trong việc lập Quy hoạch.

- Về quy hoạch chi tiết các khu du lịch: UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn ... và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến lĩnh vực phát triển du lịch như: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình quản lý đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch làng nghề thêu ren Ninh Hải; quy hoạch hệ thống cấp điện và hệ thống cấp nước phục vụ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; quy hoạch phát triển giao thông vận tải Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch phát triển thủy sản; quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với phát triển du lịch; quy hoạch

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí