Quy Định Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch, Sự Phối Hợp Của Các Cơ Quan Nhà Nước Trong Việc Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết.

Hơn nữa, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài…

1.3.3.7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, do đó quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, đồng thời các cơ quan trong bộ máy đó phải luôn được phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo du lịch luôn có sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

Hiện nay, theo quy định của Luật Du lịch [20] thì hoạt động du lịch chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Chính phủ trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về du lịch và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung


ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh; tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch; tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch...

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.3.3.8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch

Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch là hoạt động cần thiết để nhà nước bảo đảm việc phát triển du lịch theo đúng định

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 5


hướng, kế hoạch đồng thời đây là công cụ giúp nhà nước quản lý có hiệu quả sự phát triển các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường.

1.3.3.9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương… Do đó, cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Tỉnh có địa hình đa dạng núi, rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo với diện tích 12.000 km2, bao gồm 6.000 km2 đất liền và 6.000 km2 mặt biển với hơn 2.000 hòn đảo lớn, nhỏ. 80% diện tích của tỉnh là đồi, núi, đường bờ biển dài 250km. Dân số tỉnh Quảng Ninh là 1.177.200 người (năm 2012), có 22 thành phần dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có hơn 1.000 người.


Quảng Ninh là nơi có nhiều tài nguyên du lịch bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện đảo Cô Tô, bãi biển Trà Cổ; một số nguồn nước khoáng nóng nổi tiếng là Quang Hanh (Cẩm Phả), Bình Liêu, Tiên Yên; một số hồ đập gắn liền với cảnh quan núi rừng phù hợp với du lịch sinh thái như Hồ Yên Trung (Uông Bí), hồ Yên Lập (Hạ Long), hồ Bến Châu (Đông Triều), hồ Tràng Vinh (Móng Cái); nhiều suối thác có cảnh quan đẹp, điển hình là Lựng Xanh (Uông Bí), thác Mơ (Quảng Yên), thác Khe Vằn (Bình Liêu); các hang động như hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, động Mê Cung; các ngọn núi cao, đẹp, đa dạng sinh thái như núi Yên Tử (Uông Bí), núi Bài Thơ (Hạ Long). Với sự đa dạng về dân tộc, với 6 dân tộc trên 1.000 người, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tương đối đa dạng, phong phú gồm: các hàng thủ công mỹ nghệ dân tộc, các lễ hội dân tộc, các đền, chùa tiêu biểu như Lễ hội Yên Tử, lễ hội Quỳnh Lâm lễ hội Bạch Đằng, lễ hội đình Trà Cổ; nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống như múa rối nước, dân ca, thi đấu vật, chọi gà, hát Then của người Tày, hát Sóong Cọ của người Sán Chỉ, hát Sán Cố của người Dao, thi ném “Còn”, thi bắn Nỏ của người Dao. Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, lượng du khách đến Quảng Ninh tăng từ 5,2 triêu lượt khách lên 7,7 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch tăng từ 3.000 tỷ đồng năm 2010 lên 6.548 tỷ đồng năm 2015.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm từ rất sớm. Từ năm 2001, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Tiếp đó Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời tỉnh tiếp tục xây


dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch như ban hành quy chế về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng tốp 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như ưu đãi về thuế áp dựng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế nhập khẩu.

Về tổ chức bộ máy, từ năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách bộ phận du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đã được tỉnh Quảng Ninh chú trọng, hằng năm ngành du lịch đã phối hợp mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch.

Các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch cũng được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hóa, với nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn như tham gia các lễ hội quảng bá ở các thị trường du lịch nước ngoài, phối hợp với hãng hàng không Việt Nam Airlines và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng được tăng cường quảng lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch như định kỳ kiểm tra thường xuyên, đột xuất chất lượng, phân loại tàu du lịch, việc đón và tổ chức tour du lịch bằng tầu biển tại Vịnh Hạ Long; chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về niêm yết giá, giai đoạn 2012 - 2015, lực lượng thanh tra du lịch đã tiến hành kiểm tra trên 600 cuộc tại các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch và xử phạt hơn 80 trường hợp vi phạm, kiểm tra hơn 400 lượt hướng dẫn viên, nhắc nhở các vi phạm.


Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, tham gia Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới và là thành viên của Diễn đàn Liên khu vực Đông Á (EATOF); Quảng Ninh cũng đã thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Trung Quốc để mở các tuyến du lịch đến Hạ Long, trong đó chú trọng đến các địa phương là trung tâm du lịch như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh….

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện thường xuyên. Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ quan của tỉnh điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong tỉnh; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; chú trọng thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ, việc niêm yết giá tại khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch…

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vũng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dân số năm 2015 là 1.482.413 người.

Tỉnh Quảng Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, về tài nguyên du lịch thiên nhiên gồm 125 km bờ biển sạch, đẹp có nhiều đảo và bán đảo, đặc biệt là đảo Cù Lao Chàm; ngoài ra Quảng Nam có hơn 60 danh lam thắng cảnh. Về tài nguyên du lịch nhân văn có hơn 300 công trình di tích đặc biệt nổi bật là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn.

Về hoạt động du lịch, số lượng khách du lịch đến Quảng Nam năm 2011 là 2,532 triệu lượt khách (trong đó có 1,286 triệu lượt khách nước ngoài)


đã tăng lên 3,85 triệu lượt khách năm 2015 (trong đó có 1,9 triệu lượt khách nước ngoài). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,2%/ năm, trong đó tốc độ tăng số lượng khách quốc tế bình quân đạt gần 12,5%/ năm và tốc độ tăng số lượng khách nội địa đạt trên 11,2%/ năm. Doanh thu từ hoạt động du lịch đã tăng từ 1.070 tỷ đồng năm 2011 lên 2.570 tỷ đồng năm 2015.

Tăng trưởng của hoạt động du lịch trên nguyên nhân chính do công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được đẩy mạnh. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử; xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng sản phẩm du lịch hội nghị, sự kiện, lễ hội kết hợp mua sắm; phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo.

Công tác xúc tiến du lịch được tỉnh xem là một trong những công tác quan trọng được ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch từng năm cho nên kế hoạch không mang tính dài hạn.

Về công tác quản lý cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch đã được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, một số cơ sở hoạt động không đúng định hướng, giấy phép ban đầu dẫn đến hoạt động không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh. Do một số vướng mắc nảy sinh trong định hướng phát triển mạng lưới lưu trú, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch phát triển cụ thể và số cơ sở, số phòng tại từng tuyến đường, khu vực trong từng giai đoạn.

Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch: Hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, tham mưu (trước đây là Sở Du lịch), hiện sở này có 9 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ và 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức


năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ Du lịch và Trung tâm Xúc tiến du lịch; ở các huyện thị xã, thành phố có phòng Văn hóa - Thông tin được phân công nhiệm vụ tham mưu công tác quản lý nhà nước về du lịch cho UBND cấp huyện.

Về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhân lực làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Nam đã tăng từ 7.884 người năm 2011 lên 10.720 người năm 2015. Trong giai đoạn trên tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, bằng chứng là trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực đã tăng lên qua các năm. Nếu năm 2011, 14,1% trình độ đại học và trên đại học, 26,3% cao đẳng, trung cấp, 59,6% lao động nghề thì năm 2015 đã có 20% lao động có trình độ đại học và trên đại học, 34,7% cao đẳng, trung cấp và 45,3% lao động nghề.

Về quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch: Sở hữu hơn 300 di tích bao gồm cả di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, tỉnh Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Về công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch: Giai đoạn 2011 - 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, số lượng tăng dần qua các năm; năm 2011 có 36 lượt thanh tra và đã phát hiện 29 vụ vi phạm, đến năm 2015 đã tổ chức 72 lượt thanh tra và phát hiện 62 vụ vi phạm chủ yếu là về vấn đề trang thiết bị không được đầu tư nâng cấp, vệ sinh, sử dụng hướng dẫn viên chui, không thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ…

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí