Về Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng, Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch


Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng trong nước và thế giới trong số đó phải kể đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với hơn 10 hang; khu du lịch sinh thái Tràng An là “ di sản thế giới tổng hợp với hai tiêu chí văn hoá và thiên nhiên” với 48 hang động xuyên thủy liên thông nhau; khu vực huyện Yên Mô, Thị xã Tam Điệp có 32 hang động, trong đó 8 hang đặc biệt có giá trị khai thác du lịch; Khu du lịch đất ngập nước Vân Long có hang Cá, hang Bóng. Quần thể núi non, hang động ở Ninh Bình là những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, độc đáo và nổi trội, hội tụ những giá trị đặc sắc, nổi bật toàn cầu về cảnh quan, thẩm mỹ, địa mạo, địa chất và lịch sử khảo cổ. Đây cũng là nơi lưu giữ những dấu ấn về lịch sử tự nhiên (tuổi đá vôi, sự xâm thực của nước, biển tiến và biển lùi), dấu ấn về văn hóa (những di chỉ khảo cổ học tiền sử và lịch sử) cùng những giá trị văn hóa truyền thống đang được cộng đồng địa phương bảo tồn phát huy.

Ninh Bình cũng có nhiều hồ nước tự nhiên như: hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái còn có thêm loại hình du lịch thể thao; Vườn Quốc gia Cúc Phương có động Người xưa, động Trăng Khuyết. Đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An, có diện tích 2168 ha, là địa danh đầu tiên ở Đông Nam Á được UNESCO công nhận di sản kép văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Ninh Bình còn được biết đến bởi có Vườn nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, nơi có hệ động thực vật, hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo, có giá trị văn hóa lịch sử và khoa học. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước với diện tích lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng. Hệ thống suối nước khoáng nóng Kênh Gà, Cúc Phương chứa nhiều muối natriclorua, kaliclorua, canxi, magieclorua và muối Bicacbonat rất tốt cho sức khỏe. Đây là những lợi thế quan trọng để Ninh Bình phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du


lịch sinh thái, du lịch tham quan, vui chơi, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm.

2.1.3.2. Về tài nguyên du lịch văn hóa

Ninh Bình có rất nhiều công trình văn hóa - lịch sử có giá trị khai thác du lịch, trong đó nổi bật là: Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng quốc gia với 47 di tích có giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, như: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên... Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 tòa lớn hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam dọc theo sườn núi. Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, là kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình. Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồn Gián Khẩu, các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu, v.v... Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh v.v... Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Ngần Xuyên, chùa Non Nước v.v...

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng, tiêu biểu như Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn); Lễ hội làng Yên Vệ (Yên Khánh); Lễ hội đền Năn - chùa Quảng Thượng (Yên Mô); Lễ hội báo bản làng Nộn Khê (Yên Mô); Lễ hội đền Áp Lãng - cửa Thần Phù (Yên


Mô); Lễ hội đền La (Yên Mô); Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn); Lễ hội cố đô Hoa Lư (Hoa Lư); Lễ hội đền Quảng Phúc (Yên Mô); Lễ hội đền Thái Vi (Hoa Lư); Lễ hội đền Trần - Tràng An (Hoa Lư); Lễ hội đền Quý Minh Đại Vương (thành phố Ninh Bình); Hội đền Dâu (Tam Điệp); Hội Yên Cư (Yên Khánh); Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn); Lễ hội Noel tại giáo xứ Phát Diệm (Kim Sơn). Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh nhân.

Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 31 làng nghề được công nhận làng nghề cấp tỉnh. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương như: Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư; làng nghề gỗ Ninh Phong, thành phố Ninh Bình; làng nghề thêu ren Văn Lâm, Hoa Lư; làng nghề Chiếu cói, Kim Sơn.

Về tín ngưỡng: Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo với tổng số 198.390 tín đồ, chiếm 21,39% dân số trong đó tín đồ đạo Thiên chúa, chiếm 16,33% dân số, tín đồ Phật giáo chiếm 5,06% dân số. Chùa Bái Đính mới được mở rộng với quy mô hoành tráng trên diện tích 700 ha, đây sẽ là trung tâm văn hoá tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam mà còn có tầm cỡ trong khu vực. Về tín ngưỡng dân gian, trên địa bàn toàn tỉnh có 1023 cơ sở, có 242 đình, 380 đền, 209 miếu, 148 phủ... Hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử, các công trình thờ tự... làm cho Ninh Bình tiềm ẩn những giá trị văn hoá tâm linh phong phú, đa dạng.

Về ẩm thực: Thịt dê núi Ninh Bình là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất của Ninh Bình với đặc trưng địa hình núi đá. Rượu Kim Sơn là đặc sản làng nghề vùng biển huyện Kim Sơn. Cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua là đặc sản của vùng núi đá hang động Tràng An của cố đô Hoa Lư. Cơm cháy Ninh Bình là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là "nhất hưởng thiên kim". Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia


Viễn, cá chuối nướng Vân Long, rượu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long, miến lươn Phát Diệm, quả dứa Đồng Giao…

2.1.3.2. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

* Hệ thống giao thông

- Đường sắt: Ninh Bình là địa phương nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam. Toàn tỉnh Ninh Bình có 4 ga là: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.

- Đường thủy: Ninh Bình có 22 sông, kênh có thể khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài 387,3 km. Hiện Ninh Bình có 2 cảng chính do Trung ương quản lý là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc.

- Đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.494 km đường bộ. Trong những năm gần đây, hệ thống đường bộ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, đặc biệt là các tuyến đường bộ nối liền các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh nên rất thuận lợi cho việc giao thương, đi lại.

* Hệ thống thông tin liên lạc: Hoàn thành mạng VIBA với tổng đài TDX 1B và các tổng đài vệ tinh ở 8 huyện, thành phố, thị xã, trực tiếp liên lạc với các tỉnh trong nước và quốc tế. 100% xã có điểm bưu điện văn hóa và đường truyền internet băng thông rộng (ADSL); trang thiết bị ngày càng hiện đại; các hình thức dịch vụ đa dạng, đảm bảo mạng lưới thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Hệ thống wifi cơ bản được sử dụng ở nhiều khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

* Hệ thống cung cấp điện, nước: Mạng lưới điện trong tỉnh được xây dựng đến hầu hết các xã, với tổng chiều dài các loại đường dây trung áp, hạ áp là 770 km; nguồn điện cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trên địa bàn tỉnh có 1 nhà máy nhiệt điện và 4 trạm phân phối điện; có trạm biến áp trung gian 500kv và 220 kv. Hiện nay, thành phố Ninh Bình có 03 nhà máy nước đã được đầu tư với tổng công suất khoảng 6 vạn m3/ngày đêm; Thị


xã Tam Điệp có nhà máy nước công suất 12.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn của 6 huyện đều có trạm nước máy công suất 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm. Riêng một số xã có điểm du lịch đã có trạm xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.

* Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng: Được hình thành từ tỉnh đến huyện; thường xuyên cải tiến nghiệp vụ và phong cách phục vụ; tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại; thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá dịch vụ.

* Đào tạo - Dạy nghề: Ninh Bình có một trường Đại học đào tạo đa ngành, một trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật và tại chức; 4 trường Cao đẳng dạy nghề; 04 trường trung cấp nghề; 05 trung tâm đào tạo nghề của địa phương và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ chức, cá nhân khác.

* Đầu tư du lịch: Tính đến hết năm 2014,Ninh Bình đã thu hút 55 dự án đầu tư du lịch với số vốn 15.064 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu là đầu tư hạ tầng du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp; đầu tư phát triển khu du lịch, trung tâm dịch vụ du lịch và khu giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Nhìn chung các dự án phát triển theo đúng định hướng được quy hoạch; nhiều hạng mục công trình đã đưa vào khai thác sử dụng phục vụ khách du lịch và bước đầu làm thay đổi diện mạo du lịch Ninh Bình như khu Tràng An - Bái Đính, Cuc Phuong Resort & Spa, Emeralda...

* Y tế: Ninh Bình đã xây dựng mạng lưới y tế hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. Tuyến tỉnh có Bệnh viện đa khoa 700 giường với trang thiết bị hiện đại trong đó đang xây dựng khoa quốc tế - điều trị theo yêu cầu phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân người nước ngoài; 08 bệnh viện đa khoa quy mô từ 120 - 200 giường, cùng các bệnh viện chuyên khoa, phòng khám khu vực quy mô 20 giường và các trung tâm y tế dự phòng.



nước

2.1.4. Vị trí của du lịch Ninh Bình trong tổng thể du lịch vùng và cả


Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định tổ chức không gian du lịch Việt Nam gồm 7 vùng du lịch, trong đó Ninh Bình thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, và thành phố Ninh Bình là trung tâm của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng [2].

Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, với Thủ đô Hà Nội là trung tâm vùng, bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh), nơi có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Di sản hỗn hợp thế giới – Quần thể danh thắng Tràng An và các di sản văn hóa phi vật thể thế giới khác. Đây là những tài nguyên du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Với các trung tâm du lịch quan trọng là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long; với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Yên Tử (Quảng Ninh); Hoàng thành Thăng Long, Hương Sơn, Ba Vì, Cổ Loa (Hà Nội); Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Cúc Phương… (Ninh Bình); Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng); Tam Đảo, Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)…, trong thời gian qua, vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc luôn thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến vùng luôn đạt khoảng 35 - 40% số lượt khách đi lại giữa các địa phương trong cả nước.

So với các tỉnh, thành phố khác trong vùng, Ninh Bình là một tỉnh có


diện tích không lớn, nhưng lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc bậc nhất, với nhiều địa danh nổi tiếng trong cả nước như Quần thể danh thắng Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối nước khoáng nóng Kênh Gà, nhà thờ đá Phát Diệm… Đây là những điểm tài nguyên du lịch rất có giá trị mà không phải địa phương nào cũng có được. Vì vậy, phát triển du lịch Ninh Bình sẽ là động lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và du lịch cả nước.

Đặt Ninh Bình trong bối cảnh phát triển của không gian thủ đô Hà Nội mở rộng và trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng, đặc biệt là với Hạ Long (Quảng Ninh) cho thấy, Ninh Bình có một vị trí quan trọng trong tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình, khi đó Ninh Bình và Hạ Long sẽ trở thành các “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với các sản phẩm du lịch hấp dẫn: “Hạ Long nước” và “Hạ Long cạn”; là một điểm đến quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “kết nối các kinh đô cổ”, với các chương trình tham quan “du lịch về cội nguồn dựng nước và giữ nước, tìm hiểu văn hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam.

Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc gia và vùng. Về các chỉ tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa phương đón nhiều khách du lịch của cả nước. Trong phạm vi vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình là một trong bốn địa phương đón nhiều khách du lịch nhất; có tổng thu từ du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú cao nhất…


Bảng 2.1. So sánh các chỉ tiêu du lịch của Ninh Bình với một số tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc năm 2016

TT

Các chỉ tiêu du

lịch

Đơn vị

tính

Hà Nội

Hải Phòng

Quảng

Ninh

Ninh

Bình

1

Khách du lịch

quốc tế

Lượt

khách

4.000.000

759.000

3.500.000

715.000

2

Khách du lịch nội

địa

Lượt

khách

17.800.000

5.241.000

4.850.000

5.725.868

3

Tổng thu từ du

lịch

Tỷ đồng

62.329

2.149,4

13.200

1.765,0

4

Cơ sở lưu trú du

lịch

Buồng

45.778

9.423

20.479

5.748

5

Lao động du lịch

Người

88.000

13.180

120.000

18.000


6

Năng suất lao động

Triệu

đồng/ người


708,3


163,1


110,0


98,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 7

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình

Đánh giá chung, giai đoạn 2010 - 2017, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ: Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á, du lịch đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ninh Bình từng bước trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; công tác quy hoạch phát triển du lịch được tích cực triển khai; hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường; một số khu, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác; các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu du lịch, số lượng cơ sở lưu trú, số lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí