Quan Điểm, Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh


nhanh (năm 2017 tăng 2,28 lần so với năm 2010), số cơ sở lưu trú tăng cả về số lượng và chất lượng (số cơ sở tăng 2,47 lần; trong đó xây dựng thêm 4 khách sạn 3, 4 sao). Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng cao (gấp 4,6 lần so với năm 2010, trong đó doanh thu từ khách quốc tế tăng 2,6 lần).

Những kết quả tích cực trên là do việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, nổi bật là:

Thứ nhất, về việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch đã có sự đổi mới về nội dung, phương pháp trong đó đã đổi mới phương thức quản lý đối với các khu, điểm du lịch chuyển từ mô hình nhà nước trực tiếp quản lý sang giao cho doanh nghiệp, tư nhân quản lý (như chuyển đổi mô hình quản lý khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động). Thu hút xã hội hóa từ nguồn vốn ngoài ngân sách trong đầu tư cho du lịch đặc biệt là dịch vụ du lịch (xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch tâm linh Bái Đính, Khách sạn Ninh Bình Legend, Khu nghỉ dưỡng Emeralda, Khách sạn Hoàng Sơn - Hòa Bình…).

Thứ hai, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt đã triển khai thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch. Tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch do vậy tại các khu, điểm du lịch ở tỉnh Ninh Bình chưa phát hiện trường hợp “chặt chém” du khách, việc thực hiện thu các khoản phí (phí danh lam thắng cảnh, trông giữ xe…) đều được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của tỉnh.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được tăng cường, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng khác nhau từ cán bộ quản lý đến người lao động; từ kỹ năng giao tiếp đến nghiệp vụ chuyên môn… do đó đã


góp phần xây dựng ngành du lịch Ninh Bình chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở kinh doanh du lịch và nhu cầu của khách du lịch.

Thứ tư, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã được thực hiện đa dạng, dưới nhiều hình thức phong phú thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có uy tín, ảnh hưởng rộng như các kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam; thông qua việc tổ chức các sự kiện như Đại lễ phật đản VESAK 2014, Lễ đón bằng vinh danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới…; thông qua việc tham gia các hoạt động giao lưu, tham gia hội chợ du lịch quốc tế, kết nối các tour du lịch quốc tế…; thông qua các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền…

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên góp phần giữ ổn định môi trường du lịch, bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; trong đó chú trọng việc kiểm soát giá và cung ứng dịch vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

2.4.2. Những hạn chế

Mặc dù công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định:

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 11

Thứ nhất, công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch còn hạn chế như: chưa xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình; Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn; chưa xây dựng Đề án quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình; việc xây dựng Đề án phát triển thành phố Ninh Bình thành thành phố du lịch triển khai chưa đạt yêu cầu.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thiếu đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch giỏi; đặc biệt


là trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên khách quốc tế còn yếu. Một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động du lịch còn thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.

Thứ ba, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tuy đa dạng, phong phú nhưng việc tiếp cận và thu hút thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm hiệu quả chưa cao (số lượng khách quốc tế đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 tăng chậm, không tương xứng với sự phát triển du lịch của tỉnh); hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu vẫn thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước; việc tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài chưa thường xuyên.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong phát triển du lịch chưa chặt chẽ. Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch chưa cao và chưa thật bền vững.

Thứ năm, việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch chưa đa dạng, bền vững. Hiện tỉnh mới chủ yếu thu hút đầu tư trong việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có. Việc thu hút đầu tư trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch chưa hiệu quả; trên địa bàn hiện chưa có khách sạn 5 sao, chưa có khu vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm cao cấp, có sức hấp dẫn, thu hút du lịch do đó số lượng khách du lịch đến Ninh Bình trong những năm qua tăng nhiều nhưng chi tiêu của khách du lịch trong nước và nước ngoài đều không tăng, thậm chí chi tiêu khách nước ngoài giảm, năm 2010 chi tiêu của khách du lịch trong nước và nước ngoài lần lượt là 1,33 và 4,06 triệu đồng/ khách, năm 2016 mức chi tiêu lần lượt là 1,32 và 2,5 triệu đồng [4].

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể phân thành 2 nhóm, nguyên nhân chủ quan (do các yếu tố nội tại của chính quyền tỉnh Ninh Bình)


và nguyên nhân khách quan (do các yêu tố bên ngoài chính quyền tỉnh tác động đến):

* Về nguyên nhân chủ quan

- Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu cả về chuyên môn và thái độ phục vụ. Hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ nên chưa thu hút và giữ được lao động có chất lượng cao. Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho người lao động.

- Sản phẩm du lịch chủ yếu mới chỉ dựa trên những gì sẵn có, ít nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm mới, chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế.

- Công tác thống kê và điều tra cơ bản về du lịch chưa toàn diện, chưa phản ánh hết các lĩnh vực nên kết quả chưa thực sự chính xác.

- Liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt động du lịch đôi lúc, trên một số nội dung, lĩnh vực chưa chặt chẽ.

- Vai trò của Hiệp hội du lịch trong gắn kết các doanh nghiệp và duy trì giá cả, hàng hóa, dịch vụ du lịch còn hạn chế.

* Nguyên nhân khách quan

- Cạnh tranh du lịch từ một số nước Đông Nam Á (ASEAN) và Châu Á, Châu Âu, cạnh tranh cả về giá cả, chất lượng dịch vụ du lịch.

- Do ảnh hưởng của bất ổn chính trị ở một số nước, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho khả năng chi tiêu của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế giảm nên số khách du lịch quốc tế tới Ninh Bình chưa tăng mạnh.


- Chủ trương của Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công nên nguồn vốn của các dự án đầu tư du lịch cũng bị ảnh hưởng. Các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính dẫn tới việc một số dự án du lịch bị chậm tiến độ. Việc các dự án không hoàn thành đúng tiến độ dẫn tới số lượng, chất lượng dịch vụ du lịch bị hạn chế, lượng khách lưu trú chưa cao.

- Sự phát triển về du lịch ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước đã góp phần giảm lượng khách du lịch về với Ninh Bình.


Tiểu kết Chương 2


Chương 2 của Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bản tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2010 - 2017. Đây là giai đoạn ngành du lịch tỉnh Ninh Bình có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Chương 2 đã giải quyết những vấn đề cụ thể sau đây:

- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội cho phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình.

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung các nội dung:

+ Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của du lịch tỉnh Ninh Bình.

+ Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

+ Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; về hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; về tổ


chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; về tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; về tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch; về hoạt động cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; về hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

+ Qua thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, đưa ra những đánh giá về thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Những ưu điểm, kết quả đạt cũng như những hạn chế được trong công tác quản lý nhà nước về du lịch giai đoạn 2010 - 2017; xác định nguyên nhân của các hạn chế từ đó làm cơ sở đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Ninh Bình, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.


Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh

Bình


3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển du lịch

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ở mỗi giai

đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau Đảng và Nhà Nước đều quan tâm đến vai trò của du lịch, xác định du lịch là thành phần quan trọng để phát triển đất nước. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã đề ra quan điểm về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cụ thể:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao ; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên;


giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.

3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử, văn hóa. Đó là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển du lịch. Tỉnh ủy Ninh Bình đã xác định quan điểm phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:

- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trước hết phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.

- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về tiềm năng du lịch, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, mang thương hiệu “Ninh Bình - Tràng An”, có tính cạnh tranh cao, nhưng phải đảm bảo gắn chặt với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023