Các Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình


liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, xây dựng các tour du lịch liên tuyến, nối tuyến trong nước và nước ngoài bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ đi các nước ASEAN và ngược lại.

- Mục tiêu cụ thể:


Các mục tiêu cụ thể của tỉnh Ninh Bình được xác định trong Nghị quyết số 15- NQ/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là [41]:

Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

Phấn đấu đến 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 1.000.000 khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 400.000 khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm.

Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao. Đồng thời quan tâm đúng mức tới việc phát triển các làng nghề, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân.

Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn, như khu Tràng An, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, sông Sào Khê, Kênh Gà - Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch hồ Đồng Thái, Tam Cốc - Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động đến năm 2015 giải quyết việc làm cho 30.000 lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thu nhập du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch từ năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.


Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 10

Tuy nhiên trong thực tế năm 2010 có nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, với việc tổ chức đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Hà Nội, lượng du khách đến Ninh Bình tăng đột biến. Theo tổng kết 6 tháng đầu năm 2010 lượng khách du lịch đến Ninh Bình đạt

2.304.357 lượt tăng 45,55% so với cùng kỳ năm 2009; Trong đó khách nội địa: 1.859.964 lượt tăng 55,59% so với cùng kỳ năm 2009, khách quốc tế: 444.393 lượt tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh thu đạt 360,6 tỷ đồng tăng 215,89% so với cùng kỳ năm 2009, nộp ngân sách 27,4 tỷ đồng tăng 147,51% so với cùng kỳ năm 2009.


3.1.4. Các quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch nói trên, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải được hoàn thiện với phương hướng chung là: "Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện về bộ máy tổ chức, thể chế và thủ tục" [6].

Trên cơ sở đó, các phương hướng cụ thể được xác định như sau:


Một là, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo xu hướng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành "công nghiệp không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Hai là, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Ba là, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về


du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Ninh Bình cần hướng vào việc hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở Ninh Bình cần được sắp xếp lại trên cơ sở rà soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du

lịch


Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, nhất là những nơi có tiềm năng

du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới.


Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị, thành phố; đăng tải nội dung trên báo Ninh Bình, Thông tin tư tưởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các tạp chí chuyên đề, tài liệu sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; tổ chức các đợt nghiên cứu học tập trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đưa vào chương trình giáo dục học đường, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cung cách ứng xử thân thiện đối với du khách... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.

Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp, hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch, tỉnh cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu cho phép thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, cần chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch


Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng, bao gồm:


- Không gian du lịch Tràng An - Bái Đính- Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư


+ Về khai thác tài nguyên: Với đặc điểm nổi trội về văn hóa và cảnh quan hiện nay không gian du lịch Tràng An -Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Có thể nói đây là động lực chính cho du lịch Ninh Bình phát triển.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Nhận thức được ý nghĩa của không gian du lịch này trong phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung, đặc biệt nhân sự kiện 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội, những năm qua tỉnh Ninh Bình với sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã phát triển hạ tầng khu vực này tương đối hoàn chỉnh. Tài nguyên của không gian du lịch này tương đối đa dạng phong phú và đặc sắc với thế mạnh là quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất hang động khu vực Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính.

+ Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu vực này là văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; tham quan, nghiên cứu lịch sử - văn hóa; tham quan thắng cảnh, khám phá hang động. Hướng khai thác chính là du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan danh thắng, du lịch cuối tuần.

- Không gian du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình


+ Về khai thác tài nguyên: Đây là không gian du lịch trung tâm, đóng vai trò điều phối hoạt động chung của du lịch Ninh Bình trên cơ sở hạ tầng và cơ sở vất chất du lịch tương đối phát triển. Tại đây du khách có thể tham quan các điểm du lịch như: núi Thúy Sơn, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, hồ Kỳ Lân.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Với định hướng phát triển thành đô thị loại hai và trở thành đô thị du lịch trong tương lai, thành phố đang tích cực xây dựng và thực hiện theo quy hoạch chung phát triển đô thị bền vững.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của không gian này gồm: tham quan các di tích lịch sử văn hóa; hội nghị, hội thảo; vui chơi giải trí. Loại hình du lịch


chủ yếu là: du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực...


- Không gian du lịch Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương


+ Về khai thác tài nguyên: Đây là không gian du lịch sinh thái truyền thống của Ninh Bình với tâm điểm là vườn quốc gia Cúc Phương. Tài nguyên du lịch chủ yếu ở đây là tài nguyên du lịch tự nhiên với vườn quốc gia, nguồn nước khoáng và cảnh quan vùng hồ.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Cần cải tạo nâng cấp Quốc lộ 12B; 59 và các đường giao thông (tỉnh lộ) nối liền Vườn Quốc gia Cúc Phương với hồ Kỳ Phú, hồ Đồng Chương, các điểm du lịch khác và các trung tâm huyện, thị xã, thành phố; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc; có cơ chế, chính sách khuyến khích cư dân địa phương tại khu vực trung tâm của vùng đầu tư các mô hình nhà nghỉ bằng vật liệu địa phương (tuy nhiên, phải đạt chuẩn theo quy định về cở sở lưu trú) để phục vụ du khách; xây dựng một số điểm bảo vệ, đón khách du lịch đến tham quan.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh; thể thao leo núi, nghỉ dưỡng chữa bệnh tại suối khoáng. Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch nghỉ dưỡng.

- Không gian du lịch suối khoáng nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Chùa Địch Lộng - động Hoa Lư.

Khu vực này có nhiều điểm mới được khám phá và đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch trong thời gian gần đây, nhưng với nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý, hoạt động du lịch đã có kết quả khá, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

+ Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm tiêu biểu của khu vực này là: tham quan nghiên cứu cảnh quan núi và hệ sinh thái đất ngập nước; tham quan di tích lịch sử - văn hóa; nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các loại hình du lịch cần quan tâm phát triển gồm: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa- lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

- Không gian du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn


Đây là khu du lịch cần được đầu tư để bổ sung đối với du lịch Ninh Bình nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch với việc tái diễn lịch sử oanh liệt thời Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đặc điểm tài nguyên du lịch của khu vực này gắn với lịch sử địa danh và truyền thuyết. Việc phát triển du lịch ở khu du lịch này hết sức thuận lợi và quan trọng nhằm khai thác luồng khách quá cảnh trên quốc lộ 1A, khai thác thế mạnh của các điểm di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tự nhiên khác.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của khu du lịch này có thể là: tham quan di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng; thể thao, vui chơi giải trí. Loại hình du lịch cần khai thác là: du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch thể thao vui chơi giải trí.

- Không gian du lịch Yên Thắng - Đồng Thái


Đây là khu có nhiều hồ nước như hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái có cảnh quan đẹp và tương đối khác biệt với các khu vực khác của Ninh Bình, có thể khai thác để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ninh Bình. Thời gian qua với với nỗ lực chung của toàn tỉnh một sân golf 54 lỗ đã được đầu tư xây dựng ở đây và đã hoàn thành giai đoạn một. Các tài nguyên khác có thể khai thác là động Mã Tiên nơi còn lưu giữ dấu ấn của người tiền sử với những tảng trầm tích và vỏ của những loài nhuyễn thể nước mặn và nước ngọt.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của không gian này là: vui chơi, giải trí; tham quan thắng cảnh. Loại hình chủ yếu có thể khai thác là: du lịch thể thao; du lịch vui chơi giải trí; du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh.

- Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn


Vùng ven biển Kim Sơn hiện nay được quy hoạch nuôi trồng thủy sản, thảm thực vật tự nhiên bị suy kiệt do đó khó có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên với những nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương vẫn có thể phát triển du lịch biển nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ninh Bình. Nhà thờ đá Phát Diệm là điểm du lịch quan trọng của khu vực này, bên cạnh đó có thể khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề dệt cói, đan lát.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu: tham quan nhà thờ đá Phát


Diệm; tham quan các làng nghề, cảnh quan ven biển. Loại hình du lịch chủ yếu: du lịch văn hóa, tín ngưỡng; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch biển, ẩm thực hải sản.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh cần thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch theo định hướng, mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn, xây dựng cơ chế mở đặc thù để thu hút vốn đầu tư cho các dự án. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lữ hành mở các tua, tuyến mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Ninh Bình. Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh được hoạt động kinh doanh du lịch ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nhân tổ chức và phát triển các mô hình hoạt động kinh doanh khai thác tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, cần nghiên cứu tổng kết thực tiễn thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh để rút kinh nghiệm, bổ sung về lý luận và nhân rộng điển hình.


địa bàn

3.2.3. Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên


Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023