Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thang đo Likert 31

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2019 39

Bảng 3.2: Tình hình du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 49

Bảng 3.3: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bắc Kạn thời điểm 31/12/2019 55

Bảng 3.4: Công tác ban hành các văn bản thực hiện quy hoạch về du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 58

Bảng 3.5: Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 61

Bảng 3.6: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn thời điểm 31/12/2019 64

Bảng 3.7: Kết quả thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2017-2019 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn 72

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn 52


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã có những bước phát triển mới, cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, phong phú theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Trong cơ cấu các ngành dịch vụ, ngành du lịch ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một yêu cầu không thể thiếu đó là vai trò quản lý nhà nước về Du lịch. Bởi lẽ, thông qua quản lý nhà nước về du lịch, Nhà nước sẽ định hướng cho du lịch phát triển về mọi mặt, khai thác lợi thế tối đa với mục tiêu đem lại lợi nhuận đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch văn hóa và tài nguyên du lịch di tích lịch sử. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (khóa X) đã ra Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu phát triển du lịch Bắc Kạn trở thành ngành kinh tế quan trọng của khối dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Với tinh thần đó, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Du lịch phát triển đã góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư và góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết tại các khu, điểm du lịch do đó việc thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch chưa có hiệu quả; Công tác


quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được thường xuyên, liên tục; Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa có kế hoạch và chiến lược rõ ràng; Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng để phục vụ du khách; Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của tỉnh... Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Từ việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019, từ đó đưa ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Phạm vi về thời gian: các số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong luận văn được lấy trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019; số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra được tác giả thực hiện trong năm 2019.

- Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua các nội dung: xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; nguồn nhân lực phục vụ du lịch; công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Qua phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

4. Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận

Luận văn góp phần tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nước về du lịch, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Về mặt thực tiễn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Luận văn là tài liệu tham khảo để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn có được các giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học thực hiện các nghiên cứu có liên quan sau này.


5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Chương 4: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch

1.1.1. Lý luận chung về du lịch

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn.

- Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” (Dự án EU-ESRT, 2013).

- Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017).

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú để thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Như vậy, du lịch là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào, đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du


lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. Du lịch có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên:

+ Đối với du khách: Là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần.

+ Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch: Là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận.

+ Đối với chính quyền địa phương: Đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội.

+ Đối với dân cư: Là tham gia hoạt động du lịch địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.

1.1.1.2. Đặc điểm của du lịch

- Du lịch là hoạt động cung cấp sản phẩm chủ yếu là dịch vụ: Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. Thường thì các sản phẩm du lịch mang một phần lớn yếu tố vô hình trong cấu tạo của nó.

- Du lịch mang tính tương tác cao: Du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa các tổ chức cung ứng và khách hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu, khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ đó. Hàng hóa mà dịch vụ du lịch tạo ra được sản xuất và tiêu thụ đồng thời, không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng.

- Du lịch gắn với yếu tố tài nguyên du lịch: Nhiều hoạt động du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên, các di tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023