+ Giá thực tế xuất kho (giá vốn) của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ;
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Các khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng: Gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
+ Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm nhiên liệu để vận chuyển đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của bộ phận bán hàng;
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 1
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 2
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- So Sánh Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Và Nhật Bản
- Các Quy Định Về Thu Nhập Chịu Thuế
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các
dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài, sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi, tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ; hàng hóa phải trả cho đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu….
+ Chi phí khác bằng tiền đã chi phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm: chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa; chi phí chào hàng; quảng cáo; chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng; chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; chi phí bảo hành sản phẩm…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: Gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban, và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: Nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật liệu kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng…
+ Thuế, phí, lệ phí: Thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác;
+ Chi phí dự phòng gồm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
phải thu khó đòi;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: Tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho khối văn phòng doanh nghiệp;
+ Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung của toàn doanh nghiệp; chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán.
- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động về đầu tư tài chính và kinh doanh vốn, các chi phí hoạt động tài chính ở doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào giá vốn góp;
+ Chí phí cho thuê tài sản;
+ Giá trị gốc của bất động sản khi nhượng bán;
+ Chi phí mua bán chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư (nếu có);
+ Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ của nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn (không bao gồm chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thuộc vốn vay để đầu tư xây dựng cơ bản khi chưa đưa công trình vào sử dụng hoặc vốn vay bằng ngoại tệ để góp vốn liên doanh);
+ Thuế giá trị gia tăng phải nộp trong trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp;
+ Chi phí về lãi tiền vay phải trả (không bao gồm lãi tiền vay dài hạn để xây dựng cơ bản khi công trình chưa đưa vào sử dụng);
+ Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng khi thanh toán
tiền trước hạn;
+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;
+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp…
- Chi phí khác: Chi phí khác là khoản chi phí của hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác trong doanh nghiệp thường bao gồm:
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán và thanh lý;
+ Chi phí nhượng bán và thanh lý tài sản cố định;
+ Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán;
+ Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
+ Chi phí để thu tiền phạt;
+ Các khoản chi phí bị nhầm, sót từ các kỳ kế toán trước;
+ Các khoản chi phí khác…
* Lợi nhuận khác được xác định như sau:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
1.1.3. Sự cần thiết thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp để chỉ ra rằng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp là một việc cần thiết, không thể thiếu trong hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
Như đã phân tích ở trên, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nên đã góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng vào ngân sách nhà nước, đáp ứng chi tiêu ngày càng gia tăng về đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Nói một cách khác thì thuế thu nhập doanh nghiệp "động viên" tài chính vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là công cụ hữu hiệu mà nhà nước sử dụng để điều hành nền kinh tế. Cụ thể là:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong xã hội, bảo đảm công bằng xã hội. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi kinh tế càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội càng phân hóa rõ rệt. Để hạn chế tình hình đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của chủ thể kinh doanh vào ngân sách nhà nước công bằng, hợp lý. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ tốt để thực hiện điều tiết thu nhập, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn tài chính lớn cho ngân sách quốc gia, đặc biệt đối với các nước phát triển. Tỷ trọng thuế thu nhập đối với các nước phát triển thường ở mức trên 50%. Theo quy luật chung, khi trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế thu nhập ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng số thu về thuế. Vì vậy, việc nghiên cứu và cải cách hệ thống thuế
thu nhập doanh nghiệp nhằm biến chúng trở thành chỗ dựa ngày càng quan trọng hơn theo tiến trình phát triển của nền kinh tế là một mục tiêu được chú trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thuế thu nhập được nhà nước sử dụng như một công cụ điều tiết, kích thích tiết kiệm đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo chiến lược kế hoạch của nhà nước theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Do vậy, để tăng phúc lợi xã hội, cần thiết phải điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thu nhập có thể tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nhân tố trung hòa tính lũy thoái của các loại thuế tiêu dùng. Đây chính là lý do để giải thích vì sao thuế thu nhập doanh nghiệp thường được thiết kế theo cách lũy tiến hoặc quy định một mức thuế suất cố định nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa của công dân.
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp vó vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thuế nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Nhà nước cần thiết phải thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, đồng thời thể hiện sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế một cách công bằng, ổn định bền vững.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc nguồn pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc được quy định trong các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nhằm điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong xã hội với nhà nước Việt Nam.
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp
- Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp về khái niệm chính là những
căn cứ pháp lý nhất định để quan hệ thu và nộp thuế giữa Nhà nước với chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện.
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
- Đặc điểm của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao giờ cũng gồm:
+ Đối tượng điều chỉnh của luật thuế
Việc đưa ra đối tượng điều chỉnh của luật thuế chỉ có ý nghĩa xác định rõ những đặc tính nhất định sẽ là đối tượng hướng tới hoặc cần được bảo vệ bởi các văn bản pháp luật trong nước cũng như văn bản pháp luật quốc tế về thuế.
+ Phương pháp điều chỉnh của luật thuế
Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy.
Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịp trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định.
Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ thuế
hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lý thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định thu thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự biểu hiện khác nhau nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi.
+ Nguồn của pháp luật thuế
Nguồn của pháp luật thuế là các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế và các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện quyền thu thuế mà Việt Nam đã ký kết hoặc cam kết thực hiện.
Nguồn của văn bản pháp luật thuế do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam ban hành bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật.
- Quan hệ pháp luật thuế
Quan hệ thu, nộp thuế thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật đã
trở thành quan hệ pháp luật thuế.
Quan hệ pháp luật thuế mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuế mang nặng tính quyền uy. Quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật thuế được đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Thứ hai, quan hệ pháp luật thuế thường quy định cụ thể những quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia nghĩa vụ.
Thứ ba, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế bao giờ cũng là cơ
quan quản lý thuế.
1.2.1.2. Cấu trúc nguồn của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Về mặt cấu trúc, tùy thuộc vào tiêu chí phân chia mà pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp được phân định thành các bộ phận khác nhau.
* Căn cứ vào nội dung các quy phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp được phân chia thành các
bộ phận sau:
Thứ nhất, bộ phận pháp luật điều chỉnh nội dung quan hệ thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thứ hai, bộ phận pháp luật quy định trình tự, thủ tục thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thứ ba, bộ phận pháp luật quy định về bảo đảm thực hiện thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cũng với tiêu chí này, nếu phân chia pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp một cách chi tiết, cụ thể hơn thì sẽ có các bộ phận sau:
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về phạm vi áp dụng;
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về căn cứ tính thuế;
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế trong đăng ký kê khai, nộp thuế quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định các hành vi vi phạm và chế tài áp dụng;
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập.
* Căn cứ văn bản luật thực định thì cấu trúc pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nước và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Các quy phạm này chủ yếu tập trung trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Dựa vào nguồn gốc ra đời, hình thức thể hiện và phạm vi tác động của quy phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cấu trúc pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận sau: