Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 11

Việt Nam đã ra nước ngoài học tập, tiếp thu nhiều kiến thức mới với phương pháp đào tạo hiện đại và mang lại hiệu quả. Đây là một nguồn lực lớn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thế giới hiện đại, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở thành xu thế chủ đạo, sự giao thoa giữa các nền văn hóa đang diễn ra phổ biến thì việc Việt Nam tăng cường giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới là điều cần thiết. Thông qua các hoạt động văn hóa sẽ làm cho bạn bè trên thế giới hiểu về Việt Nam nhiều hơn, làm cho chúng ta gần gũi với thế giới hơn, thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực khác. Thông qua hoạt động giao lưu văn hóa nó cũng sẽ làm “phong phú sắc thái của văn hóa dân tộc mình cũng như văn hóa toàn khu vực” [44. tr.352].

Trong nỗ lực đem văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè trên thế giới, trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công SEA GAMES 22 tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một Đại hội thể thao lớn mang tầm cỡ khu vực. Nhiều hoạt động văn hóa được Việt Nam chuẩn bị chu đáo để chào đón các nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam và dự các Hội nghị quốc tế do Việt Nam đăng cai (Hội nghị cấp cao ASEM 5, APEC 14…). Nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam đã ra nước ngoài biểu diễn nhằm phục vụ kiều bào ta và bạn bè quốc tế như Đoàn Nhã nhạc Cung đình Huế biểu diễn phục vụ Vua và Hoàng hậu Nhật Bản; chương trình nghệ thuật Duyên dáng Việt Nam đã biểu diễn ở Xingapo và sắp tới sẽ được tổ chức tại thủ đô London (Anh)…

Trong lĩnh vực giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN có nhiều bước phát triển. Cùng trong dòng chảy chung của nền văn hóa phương Đông, Việt Nam và các nước ASEAN đã có những cuộc trao đổi các đoàn nghệ

thuật nhằm đưa bản sắc văn hóa của nước mình đến với bạn bè trong khu vực. Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa đối nhân dân các nước ASEAN. Bên cạnh đó, việc đi lại giữa các nước ASEAN ngày nay đã dễ dàng hơn rất nhiều, tạo điều kiện cho nhân dân các nước ASEAN có thể đi du lịch, thăm thân, giao lưu, buôn bán, trao đổi.

Tiểu kết, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với nhiều nước, khu vực và các tổ chức quốc tế. Chúng ta đã tự đổi mới theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia ngày càng sâu rộng và hiệu quả vào tiến trình toàn cầu hóa thông qua việc thiết lập quan hệ và tham gia hoạt động trong các thể chế kinh tế quốc tế ở nhiều cấp độ: song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng chủ động của Việt Nam đã đưa đến một thành tựu quan trọng là Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác kinh tế thương mại truyền thống ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu trước đây bị thu hẹp, do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp chúng ta từng bước mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt hàng hóa của chúng ta đã vào được các thị trường khó tính, có yêu cầu chất lượng hàng hóa rất cao như Mỹ, Nhật Bản, EU… Các nước châu Á trở thành thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam. Từ chỗ “kim ngạch thương mại đạt chưa tới 5 tỷ USD và bạn hàng chủ yếu là một số nước Đông Âu vào cuối những năm 80 (thế kỷ XX) đến nay, với trên 170 đối tác thương mại, kim ngạch hai chiều năm 2006 của nước ta đạt xấp xỉ 85 tỷ USD và tiếp tục có triển vọng tăng trong các năm tiếp theo” [31, tr.4].

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút mạnh mẽ nguồn vồn đầu tư từ bên ngoài và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài. Hiện nay, nước ta có quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đoàn và công ty đa, xuyên quốc gia có tiềm lực về công nghệ

và tài chính. Với khoảng “7000 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD” [31, tr.4], Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những nước có sức thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao trong ky vực. Nguồn vốn này bổ sung cho nguồn vốn trong nước, góp phần phát huy nội lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách về phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng “16% GDP của cả nước, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu” [31, tr.4].

Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định xử lý nợ đa phương và song phương với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các nước hữu quan. Nhìn chung, chúng ta đã xử lý thoả đáng vấn đề nợ nước ngoài thông qua các tổ chức như Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luânđôn và các cuộc đàm phán song phương với từng đối tác. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách trong giai đoạn trước mắt, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần mở rộng và đẩy mạnh lĩnh vực du lịch- dịch vụ của nền kinh tế. Ngành công nghiệp không khói hàng năm thu hút khoảng 4 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm. Ngành Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng cường nội lực nền kinh tế đất nước trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực hội nhập.

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 11


Chương 3‌

HỆ QUẢ, KINH NGHIỆM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ


3.1. NHỮNG HỆ QUẢ CƠ BẢN

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam được triển khai trong giai đoạn từ năm 1995 đã để lại những hệ quả cơ bản, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra thế và lực mới cho đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Thứ nhất, đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở đã đem lại hệ quả về sự kết hợp thành công giữa nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam với quá trình hội nhập xu thế của thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Chính sách hội nhập quốc tế là một bộ phận trong đường lối chung của

cách mạng Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc có tác động trực tiếp tới cách mạng và con đường xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những bổ sung, điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với xu thế của thế giới.

Trong tình hình mới, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn giữ được tính nhất quán trong đường lối và chính sách đối ngoại. Kiên trì theo đuổi mục tiêu hàng đầu và nhất quán là tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta vẫn giữ được tính độc lập trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và tình hình trong nước, nắm bắt xu thế của thế giới. Với chủ trương đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế và ngày càng có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm.

Trên cơ sở những thành tựu mà Việt Nam đã dành được trong những năm đầu đổi mới, chúng ta tiếp tục có những bước phát triển mới trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và bước đầu hội nhập quốc tế. Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế trong công cuộc đổi mới, nước ta đã từng bước tham gia vào các cơ chế hợp tác quốc tế; khôi phục lại quan hệ với nhiều nước, các trung tâm tài chính – kinh tế; sau đó chúng ta tham gia vào hợp tác khu vực (ASEAN), liên khu vực (APEC, ASEM) và toàn cầu (WTO).

Thứ hai, việc hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, kết hợp giữa quan hệ chính trị với quan hệ kinh tế, coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế, đem lại hệ quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế trong nước.

Từ năm 1995 đến nay, chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam đã ngày càng thiết thực và hiệu quả. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các tổ

chức quốc tế, trong việc đề cập những vấn đề về chính trị thì những vấn đề cụ thể về hợp tác kinh tế cũng đã được bàn và giải quyết.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường và đối tác kinh tế - thương mại. Thông qua hội nhập kinh tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài. Đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng cường nội lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực hội nhập. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và ngày càng trưởng thành.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã đem lại hệ quả là làm cho vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên; hội nhập các tổ chức quốc tế, bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.

Trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của khu vực. Sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Á - Âu. Trở thành thành viên chính thức của APEC và đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế đã làm cho vị thế, vai trò của nước ta được nâng lên. Tại các diễn đàn trên thế giới, Việt Nam đã tích cực thể hiện lập trường quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Với uy tín của mình, Việt Nam đã được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng

Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Sự kiện này không chỉ thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, mà còn là dịp để Việt Nam bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế.

3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Có được những thành tựu quan trọng trong quá trình triển khai chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn này là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Từ đó có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong tương lai sẽ có nhiều thành tựu hơn nữa.

Thứ nhất, giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới là yếu tố quyết định thành công.

Sự thống nhất trong ý chí và hành động không chỉ được thể hiện qua các chủ trương, chính sách mà còn phải cụ thể hóa bằng những kết quả mà hoạt động đối ngoại mang lại. Sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương đều phải một lòng triển khai có hiệu quả các chính sách nhằm mang lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc, cho nhân dân, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai, nắm bắt đúng xu thế quốc tế, tranh thủ thời cơ mở rộng quan hệ đối ngoại.

Trước tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, các mối quan hệ quốc tế phức tạp, lợi ích của các quốc gia được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế thì việc nắm bắt đúng xu thế quốc tế là một việc hết sức quan trọng. Chỉ có làm tốt công tác nghiên cứu, nắm bắt và phân tích một cách chính xác thông tin thì mới đưa ra được nhận định phù hợp với xu thế quốc tế, từ đó nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, kết hợp ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Kết hợp ngoại giao Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân.

Trong một thế giới mà xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển, việc mở

rộng và tăng cường công tác đối ngoại là một việc làm hết sức quan trọng. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của riêng một ngành, một cấp nào mà cần sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, công tác ngoại giao nhân dân cũng được coi trọng và đẩy mạnh. Các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể và mỗi người dân phải nâng cao nhận thức trong vấn đề hội nhập quốc tế, làm sao cho thế giới ngày càng biết và hiểu về đất nước và con người Việt Nam, qua đó thu hút ngày càng nhiều người nước ngoài đến tìm hiểu, làm ăn và du lịch tại Việt Nam.

Thông qua các hoạt động đối ngoại với nhiều hình thức, kết hợp một cách linh hoạt giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao vă hóa. Thông qua các hoạt động văn hóa để quảng bá hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam, hỗ trợ cho việc hội nhập quốc tế có hiệu quả.

Thứ tư, trong tiến trình hội nhập quốc tế phải giữ vững độc lập tự chủ, an ninh trật tự, ổn định chính trị.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ vững nền độc lập tự chủ, ổn định chính trị xã hội, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc. Con đường xây dựng và phát triển đất nước còn nhiều khó khăn thách thức, vẫn còn những thế lực thù địch muốn phá hoại sự ổn định đất nước. Chúng ta phải cảnh giác trước những âm mưu đó. Giữ vững nguyên tắc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động trong đàm phán và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại đã góp phần làm cho thế giới hiểu Việt Nam hơn.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, công tác thông tin tuyên truyền đã đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới, thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến với Việt Nam, quảng bá văn hóa và những nét đặc trưng của đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí