ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THÙY DƯƠNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ NUÔI CON NUÔI QUA THỰC TIỄN TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Thùy Dương
MỤC LỤC
Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Điểm mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu 6
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NUÔI
CON NUÔI 8
1.1 Lý luận chung về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi8
1.1.1 Khái niệm chung về nuôi con nuôi 8
1.1.2 Khái niệm chung về pháp luật nuôi con nuôi 13
1.1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh việc nuôi con nuôi bằng pháp luật 16
1.2 Lý luận chung về thực hiện pháp luật nuôi con nuôi 22
1.2.1 Khái niệm chung về thực hiện pháp luật 22
1.2.2 Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi 25
1.3 Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi 30
1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi 32
Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM QUA 35
2.1 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi 35
2.1.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi
trường gia đình gốc 36
2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng,
không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội 39
2.1.3 Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được
gia đình thay thế ở trong nước 42
2.2 Thực hiện các điều kiện của việc nuôi con nuôi 46
2.2.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi 47
2.2.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi 50
2.2.3 Ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi 53
2.2.4 Đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền 58
2.3 Các biện pháp tìm gia đình thay thế cho trẻ em 63
2.3.1 Nguyên tắc tìm gia đình thay thế cho trẻ em 64
2.3.2 Các biện pháp tìm gia đình thay thế cho trẻ em 66
2.4 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi 69
2.4.1 Trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi, gia đình cha mẹ nuôi với con nuôi 69
2.4.2 Quan hệ giữa cha mẹ đẻ, gia đình cha mẹ đẻ với con đã cho làm
con nuôi 74
2.5 Chấm dứt việc nuôi con nuôi 76
2.5.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi 77
2.5.2 Thủ tục giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi 80
2.5.3 Hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi 81
Chương 3: VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON
NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 84
3.1 Khái quát một vài nét về tình hình nuôi con nuôi tại Thừa
Thiên Huế từ năm 2001 đến 2011 84
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 84
3.1.2 Tình hình chung về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 85
3.1.3 Hoàn cảnh trẻ được cho làm con nuôi 95
3.1.4 Vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký 101
3.1.5 Về thực hiện quan hệ cha mẹ và con giữa các bên khi việc nuôi
con nuôi được công nhận tại tỉnh Thừa Thiên Huế 106
3.2 Một số khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật nuôi
con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua 110
3.2.1 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tế giải quyết việc nuôi
con nuôi 110
3.2.2 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 122
3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế 125
3.3.1 Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi 125
3.3.2 Tăng cường vai trò của Cơ quan con nuôi Trung ương 127
3.3.3 Về cơ chế 128
3.3.4 Vấn đề tổ chức thực hiện tại địa phương 129
KẾT LUẬN 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: | Bộ luật Dân sự | |
CHXHCN | : | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa |
HN&GĐ | : | Hôn nhân và gia đình |
ISS | : | Tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế (International Social Service) |
TAND | : | Tòa án nhân dân |
UBND | : | Ủy ban nhân dân |
Công ước Lahay 1993 | : | Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế |
Luật Nuôi con nuôi | : | Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ngày 17/6/2010 |
Luật HN&GĐ | : | Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000- QH10 ngày 22/6/2000 |
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP | : | Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài |
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP | : | Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch |
Nghị định số 69/2006/NĐ-CP | : | Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP |
Nghị định số 76/2006/NĐ-CP | : | Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 08/02/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp |
Nghị định số 60/2009/NĐ-CP | : | Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 2
- Sự Cần Thiết Phải Điều Chỉnh Việc Nuôi Con Nuôi Bằng Pháp Luật.
- Lý Luận Chung Về Thực Hiện Pháp Luật Nuôi Con Nuôi
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
: | Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi | |
Thông tư số 08/2006/TT-BTP | : | Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài |
Thông tư số 01/2008/TT-BTP | : | Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP |
Thông tư số 12/2011/TT-BTP | : | Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Chế định nuôi con nuôi được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì nó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nhận con nuôi như: vợ chồng hiếm muộn, vô sinh, phụ nữ sống đơn thân...
Vấn đề nuôi con nuôi luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm và vào mỗi giai đoạn nhất định Nhà nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và đây là đạo luật về nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam.
Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi, giúp họ ổn định tư tưởng và yên tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi như con đẻ. Tuy nhiên trong thực tế việc hiểu và thực hiện các quy định về nuôi con nuôi còn chưa đúng, chưa đầy đủ, thậm chí còn có những sai phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của trẻ em, nhất là quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi. Trong quá trình tiến hành các thủ tục cho nhận con nuôi, đặc biệt trong việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài còn có hiện tượng vi phạm pháp luật như cố ý làm sai lệch nguồn gốc của trẻ, không đảm bảo quyền tìm người thân thích của trẻ