Thanh Tra, Kiểm Tra Và Xử Lý Theo Thẩm Quyền Các Vi Phạm Pháp Luật Về Du Lịch

khuyến khích người dân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch. Từ đầu năm 2016, huyện đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại 4 điểm, với 15 hộ dân tham gia; thành lập Tổ công tác của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng hộ, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thực hiện việc xây dựng mô hình; tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên. Đồng thời, huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về du lịch cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương; xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho du khách; tuyên truyền, vận động các hộ dân gìn giữ không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc nhà truyền thống, thực hiện chỉnh trang nhà cửa, làm nhà vệ sinh… để phục vụ khách du lịch.

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về du lịch

Trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền Huyện Chiêm Hóa luôn coi việc kiểm tra, thanh tra là nhiệm vụ thường xuyên và được thực hiện nghiêm túc. Theo thẩm quyền, chức năng được giao, các chủ thể quản lý nhà nước của Huyện đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với việc thực hiện chính sách về đất đai, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển du lịch, hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động du lịch, thực hiện các quy định về giá, phí, lệ phí, thuế, hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ... Các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với tình hình thực hiện các quy định về trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ đảm bảo môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn Huyện; công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến

khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, điểm du lịch cũng thường xuyên được nhắc nhở, hướng dẫn trong công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, xử lý nước thải, thu gom rác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng môi trường du lịch đảm bảo các yêu cầu: An toàn, thân thiện, chất lượng; kiểm tra các hoạt động đưa đón khách du lịch, rà soát kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về lưu trú khách du lịch, trấn chỉnh tình trạng bán hàng rong, trộm cắp, xin tiền...

Ngoài ra, chính quyền Huyện cũng tiến hành kiểm tra, kiểm soát đã xử lý vi phạm đối với một số các cơ sở kinh doanh du lịch, karaoke, cơ sở dịch vụ văn hóa, cơ sở lưu trú, lữ hành, điểm du lịch, đồng thời lập biên bản vi phạm, nhắc nhở, chấn chỉnh, hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Huyện. Trong giai đoạn 2016 - 2019, qua công tác thanh tra, kiểm tra ngành du lịch đã phát hiện, xử lý 6 tổ chức và 4 cá nhân vi phạm trong lĩnh vực du lịch với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính lên đến 47 triệu đồng, đã chấp hành xong việc nộp phạt 45,6 triệu đồng. Thu hồi 1 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 1 quyết định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch. Xử lý 13 cơ sở lưu trú, 4 doanh nghiệp lữ hành được nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn dần đi vào nề nếp.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Ưu điểm

Có thể thấy rằng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận toàn diện trên các nội dung quản lý nhà nước:

Một là: Đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đặt trong định hướng phát triển của Huyện, trong quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh, có sự đổi mới, cơ bản đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện cũng như yêu cầu phát triển. Công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, trong hoạt động du lịch, giữa Huyện và các địa phương khác trong Tỉnh Tuyên Quang và các địa phương lân cận trong vùng có sự chuyển biến tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hai là: Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và nguồn nhân lực dần được ổn định, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý trên địa bàn có nhiều tiềm năng và mức độ tăng trưởng du lịch cao.

Ba là: Sự quản lý trên các mặt của hoạt động du lịch như tổ chức khai thác tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức tuyến du lịch, tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch... dần đi vào nề nếp, đem lại những chuyển biến tích cực cho chất lượng du lịch huyện Chiêm Hóa.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 10

Bốn là: Việc thu hút, phát triển, quản lý các nguồn lực vật chất cho du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa không ngừng được quan tâm, đầu tư, đặc biệt là công tác xã hội hóa nhằm phát triển du lịch địa phương ngày càng mạnh mẽ hơn.

Năm là: Hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch được tăng cường, thực hiện thường xuyên, liên tục, là cơ sở cho việc biểu dương, phát huy nhiều điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay trong quản lý, đồng thời cũng giúp phát hiện những bất cập, sai phạm để có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc răn đe, xử lý.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản như trên, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

Một là: Việc xây dựng hoạch định phát triển du lịch còn hạn chế, do đó, ngành du lịch Chiêm Hóa có phát triển nhưng chưa xứng tầm với địa

phương, chưa phát huy, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch sẵn có của Huyện, thiếu những điểm vui chơi giải trí hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút, lưu giữ khách du lịch trong kì nghỉ dài. Sản phẩm du lịch của Huyện tuy có được đầu tư phát triển và đã được du khách đón nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú, còn chưa chuyên nghiệp. Các tuyến du lịch phân bố không đồng đều, còn yếu, chưa được đầu tư. Quy mô sản phẩm du lịch còn nhỏ bé.

Hai là: Trong xây dựng và thực thi chính sách về du lịch huyện Chiêm Hóa còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá cho du lịch Huyện mà chủ yếu là những dự án nhỏ, trông chờ vào ngân sách nhà nước. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Nguồn vốn xã hội hóa còn thấp, số lượng và năng lực các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn hạn chế. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn hạn chế so với yêu cầu.

Ba là: Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu kém ở tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch bền vững; công tác cải cách hành chính vẫn chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ để tạo lập môi trường thực sự thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch. Hoạt động xúc tiến và tổ chức hoạt động du lịch còn chưa thật chuyên nghiệp.

Bốn là: Việc phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu cầu, khiến nguồn nhân lực du lịch huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin Chiêm Hóa Lê Thị Thanh Tâm cho biết, hiện nay đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch từ huyện đến cơ sở phần lớn vẫn chưa được đào tạo một cách cơ bản về du lịch; cùng với đó cần khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch. Cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các cở sở lưu trú, các nhà hàng.

Năm là: Hạ tầng, công trình du lịch điểm du lịch, môi trường du lịch ở một số điểm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc khai thác phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường còn nhiều vấn đề bất cập. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế.

Sáu là: Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong một chừng mực nào đó vẫn còn biểu hiện chiếu lệ, hình thức, chưa thực sự phát huy được tầm ảnh hưởng của mình trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa còn chưa được hiệu quả, chưa tương xứng với yêu cầu trên thực tế, chưa tạo được sự kích thích, thúc đẩy chất lượng du lịch của Huyện cho xứng với tiềm năng sẵn có; đôi khi còn thể hiện sự chưa chủ động, tích cực, còn mang tính hình thức. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những giải pháp đồng bộ để có thể nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần vào những thay đổi, tiến bộ về du lịch trên địa bàn.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên đây trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, bất lợi Huyện Chiêm Hóa là huyện miền núi xa xôi, là địa bàn có nhiều khó

khăn rất đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cư trú như địa hình dốc, thời tiết khắc nghiệt, giá rét, sương muối, lũ quét vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè, dân cư phân bố thưa thớt trên một địa bàn rộng lớn… khiến cho việc đi lại, du lịch của du khách gặp nhiều cản trở, việc đầu tư của các doanh nghiệp ngoài tỉnh gặp nhiều rào cản. Hệ thống điểm du lịch được bố trí ở các xa trung tâm trung tâm huyện, tỉnh… cũng gây khó khăn cho việc kết nối các tuyến du lịch, thu hút du khách, phát triển hạ tầng, thực hiện chính sách khuyến khích du lịch của chính quyền địa phương.

Hai là, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ

Mạng lưới cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông) chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phục vụ du lịch của Huyện hiện tại cũng như định hướng trong thời gian tới. Cơ sở vật chất, thiết bị của các điểm du lịch, các khu lưu trú còn thiếu. Những thiếu thốn, bất cập về hạ tầng thiết yếu và điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế- xã hội… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Ba là, đời sống kinh tế - xã hội khó khăn

Đời sống của đại đa số đồng bào huyện Chiêm Hóa còn ở mức rất thấp, có khoảng cách lớn với trung bình cả nước, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn còn khiêm tốn. Đây là những cản trở lớn, dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý như huy động nguồn vốn xã hội hóa, nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển du lịch, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch...

Bốn là, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế

Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật trong phát triển du lịch của một bộ phận không nhỏ tổ chức kinh doanh du lịch và người dân còn hạn chế. Một số phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lạc hậu cản trở công tác quản lý nhà nước về du lịch. Nhiều cá nhân, tổ chức còn chưa quan tâm đến việc cân đối giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế, với bảo vệ môi trường, với gìn giữ văn hóa dân tộc... Bởi vậy, có nơi, có lúc còn những vi phạm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nói riêng, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung. Du lịch có tính liên ngành nên điều này cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Năm là, hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển du lịch cũng như các lĩnh vực có liên quan còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Do du lịch mang tính liên ngành nên những chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường, văn hóa lịch sử,... còn những hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn.

2.4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

Một là, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán bộ công chức trong quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực du lịch của Huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn chưa hoàn thiện. Tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại còn khá nặng nề xã nghèo, vùng sâu vùng xa, dẫn tới tình trạng thụ động, thiếu bền vững trong việc đạt được và duy trì kết quả.

Hai là, cơ chế phối hợp, thông tin giữa các cấp quản lý từ cấp trung ương với địa phương, cấp trên với cấp dưới và phối hợp ngang cấp, thông qua các đầu mối quản lý còn nhiều yếu kém, chưa chặt chẽ, sâu sát và thông suốt. Chưa quan tâm đầu tư đúng mức về sự phối hợp, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Việc liên kết với các điểm du lịch của các huyện lân cận như Lâm Bình (Tuyên Quang), Ba Bể (Bắc Cạn) để hình thành tuyến du lịch chất lượng cao còn hạn chế.

Ba là, mức đầu tư của địa phương từ ngân sách và khả năng thu hút, huy động nguồn vốn xã hội hóa cho kết cấu hạ tầng du lịch còn thấp.

Bốn là, đội ngũ cán bộ công chức tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn nể nang, chưa thực hiện quyết liệt, nghiêm minh đối với các đơn vị vi phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của huyện Chiêm Hóa, Luận văn đã phân tích những đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của Huyện ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Nhìn chung, hoạt động này trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cơ bản ổn định, bước đầu đáp ứng được với yêu cầu quản lý. Địa phương nỗ lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động du lịch với các sản phẩm du lịch đặc sắc, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch… Sự tích cực, chủ động, linh hoạt của UBND huyện, của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan, chủ thể khác một điểm mạnh đáng ghi nhận của Chiêm Hóa trong quản lý du lịch.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và nguồn nhân lực du lịch còn nhiều điểm hạn chế. Việc phát triển và quản lý hệ thống cơ sở vật chất, các nguồn lực cho hoạt động du lịch còn bộc lộ sự bị động, yếu kém… Hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, chưa tạo được sự kích thích, chưa xứng với tiềm năng sẵn có và yêu cầu thực tế.

Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như những bất lợi về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, những điểm chưa hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách, năng lực quản lý còn nhiều bất cập... Điều này đặt ra những yêu cầu hoàn thiện trên nhiều mặt cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí