Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 12

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tăng cường sự tham gia trong quản lý nhà nước về du lịch

Một là: Kiện toàn tổ chức bộ máy

- Tiến hành rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách theo dõi du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Trong đó chú ý việc phân công trách nhiệm rõ ràng các bộ phận. Bố trí đủ biên chế, tuyển dụng đúng chuyên ngành cho công chức theo dõi mảng du lịch, đây là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác tham mưu cho việc phát triển du lịch trên địa bàn Huyện.

- Từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức theo dõi, phụ trách lĩnh vực du lịch của Huyện. Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức Phòng Văn hóa thông tin huyện Chiêm Hóa quản lý lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, giúp công chức cập nhật những thông tin, kỹ năng mới cũng như nắm bắt sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng, những tiềm năng du lịch của địa bàn để có tham mưu tốt cũng như có cách thức quản lý phù hợp, hiệu quả.

- UBND các xã cần thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của mình như thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, resort, căn hộ… chưa đảm bảo giấy tờ hợp lệ kịp thời báo cáo quận tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

Hai là: Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch. Trên cơ sở rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức Huyện, đặc biệt công chức Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Chiêm Hóa trong hiện tại và tương lai.

- Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn mà tỉnh Tuyên Quang tổ chức.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo chuẩn hoá kiến thức kỹ năng bổ trợ và nhất là nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm việc tại các điểm du lịch, Ban quản lý khu di tích Kim Bình...

- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hoá, xã hội, lịch sử của Huyện cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Không ngừng nâng cao hiểu biết của cán bộ, công chức về văn hóa, phong tục tập quán địa phương thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội diễn, hội thi. Cán bộ, công chức quản lý du lịch ở các đơn vị, các cấp, bên cạnh trình độ quản lý, còn cần am hiểu văn hóa, lịch sử địa phương. Mỗi cán bộ du lịch đều là người tuyên truyền, giao lưu văn hóa địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng ngoại ngữ, tin học để mở mang hiểu biết, hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ba là: Tăng cường sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và người dân trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 12

- Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Chiêm Hóa. Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và văn hóa phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp thông qua các cuộc họp thôn, bản, qua các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; phát động chiến dịch làm sạch môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch.

- Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường trong chương trình của hệ thống các cấp độ đào tạo du lịch cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.

- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch.

3.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng du lịch

- Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các điểm du lịch trọng điểm như khu di tích Kim Bình, Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn), Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên), Bản Cuống (xã Minh Quang), lễ hội Bản Ho (xã Phú Bình); nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch.

- Thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ nhằm cải thiện hạ tầng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các điểm du lịch, tại trung tâm Huyện giúp thay đổi diện mạo địa phương và gia tăng sức hấp dẫn của du lịch địa phương.

- Xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, bảo đảm hoạt động linh hoạt, liên kết chặt chẽ với các ngành, địa phương và doanh nghiệp.

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành du lịch.

- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hoá, xã hội, lịch sử của Chiêm Hóa cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để phục vụ khách quốc tế. Phối hợp các cơ quan liên quan của thành phố tổ chức tập huấn văn hoá giao tiếp cho những đối tượng thường xuyên tiếp xúc khách du lịch đặc biệt khách quốc tế như nhân viên bán hàng lưu niệm, bán vé tham quan, nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, nâng cao kiến thức kỹ năng về vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đồng thời, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong vấn đề bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Phối hợp với các trường đào tạo nghề của thành phố mở các lớp đào tạo quản lý cấp cao cho các khách sạn, công ty lữ hành, công ty sự kiện du lịch; nghiệp vụ phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí;

- Tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích việc đào tạo tại doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến quốc tế.

3.2.5. Tạo lập môi trường thuận lợi, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

Một là, tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hoạt động

- Rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan để kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp nhằm tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển du lịch một cách thuận lợi.

- Rà soát các chính sách phát triển du lịch của nhà nước và của địa phương, sửa đổi, bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những chính sách lỗi thời, không phù hợp; kiến nghị những chính sách mới phù hợp với thực tiễn địa phương, tạo cơ chế linh hoạt, tích cực thúc đẩy du lịch của Huyện phát tiển.

- Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Tạo các ưu đãi về đất đai, vay vốn, thủ tục hành chính, miễn giảm một số loại phí, lệ phí…) để khuyến khích, thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Huyện.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất là về môi trường đầu tư, cơ hội tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng xây dựng cơ cấu ngành du lịch phù hợp với tiềm năng và năng lực thực tiễn của huyện Chiêm Hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt ở những bản vùng sâu, vùng xa.

- Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động chân chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch.

- Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở địa phương.

- Tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường.

Hai là, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch đang ngày càng trở nên quan trọng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và mang nội dung, hình thức văn hóa rất đặc trưng. Để du lịch Chiêm Hóa được biết đến nhiều hơn, trong công tác tăng cường, quảng bá du lịch, cần chú ý một số giải pháp sau:

- Tận dụng mọi cơ hội để xúc tiến, quảng bá du lịch Chiêm Hóa. Các sự kiện biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hội chợ thương mại, sự kiện thể thao đều là một dịp quảng bá, xúc tiến du lịch để du lịch địa phương được biết đến nhiều hơn.

- Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch Chiêm Hóa đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

- Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Chiêm Hóa gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Thiết kế logo, tạo slogan về du lịch Chiêm Hóa để khách du lịch dễ nhớ, dễ nhận biết.

- Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông như Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa, báo Tuyên Quang, cổng thông tin điện tử của Huyện, web site của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh để giới thiệu du lịch địa phương. Khai thác có hiệu quả các trang thông tin điện tử của tỉnh như: tuyenquang.gov.vn; dulichtuyenquang.gov.vn; lehoithanhtuyen.com.vn...; Tiếp tục phát huy hiệu quả của Group “Góc nhìn du

lịch” để liên kết quảng bá, thu hút và phục vụ du khách được tốt hơn. Đồng thời, cần tận dụng cơ hội quảng bá du lịch địa phương qua mạng xã hội.

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển, gắn kết du lịch Chiêm Hóa với du lịch của các nước trong khu vực và thế giới.

- Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cho Huyện. Tăng cường tổ chức các hoạt động liên kết, khảo sát, hợp tác để xây dựng các chương trình liên kết phát triển du lịch trong tỉnh và các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

- Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch ở địa phương.

- Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, các hoạt động E-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.

- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của kết nối, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch.

- Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở các địa phương.

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch .

3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về du lịch

Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý. Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa là vừa để bảo đảm hoạt động đi đúng hướng, đạt hiệu quả và mục tiêu đã đề ra, vừa để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để có

biện pháp xử lý, khen thưởng những tấm gương, những mô hình tốt, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực.

Thứ nhất, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra

- Tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng rãi và triệt để công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bao gồm hoạt động thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành, thăm quan, hướng dẫn du lịch... kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên và các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực phát triển du lịch, chủ yếu là việc giải ngân các công trình xây dựng hạ tầng du lịch theo quy định của Nhà nước và địa phương, sử dụng đất phục vụ du lịch, hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Đây là những lĩnh vực dễ phát sinh nhiều tiêu cực, vốn đã có những vấn đề nảy sinh, nếu không giải quyết triệt để và nhanh chóng sẽ là rào cản cho sự phát triển của du lịch Chiêm Hóa.

- Kết hợp giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất, nhằm đảm bảo sự khách quan, đầy đủ trong nội dung, kết quả thanh, kiểm tra.

- Thông báo công khai kết quả thanh, kiểm tra, đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời điều này cũng có tác dụng nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức cũng như người dân về hoạt động du lịch của địa phương, có tính khích lệ đối với những tấm gương sáng, và có tính giáo dục, răn đe đối với những biểu hiện sai trái.

Thứ hai, coi trọng những đặc thù trong du lịch địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra

Cần coi trọng đặc biệt những đặc thù của địa phương (do địa hình xa xôi, phân tán, nếu không thường xuyên kiểm tra, thanh tra rất dễ gây nên tình trạng buông lỏng quản lý và nảy sinh sai phạm) cũng như đặc thù lĩnh vực du lịch (lĩnh vực liên ngành, vừa mang bản chất văn hóa, vừa mang yếu tố kinh tế). Hơn nữa, hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với đời sống, văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên là điều phải luôn được gìn giữ và củng cố. Do đó, coi trọng những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2024