Số Lượng Khách Du Lịch Đến Chiêm Hóa Giai Đoạn 2016 -2019

Bruneau đến từ nước Pháp chia sẻ, ông từng đến thác Bản Ba và ở nhà sàn của người dân bản địa, ăn những món ăn dân dã nhưng rất ngon, nghe hát Then, đàn Tính. Chắc chắn khi trở về nước, ông sẽ giới thiệu với người thân và bạn bè về những điều thú vị của mảnh đất và con người nơi đây.

2.2.3. Khách du lịch

Nhờ biết tận dụng lợi thế từ thiên nhiên và lịch sử văn hóa của địa phương để phát triển du lịch, trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Chiêm Hóa ngày càng tăng, trong đó số khách du lịch là người nước ngoài cũng được cải thiện đáng kể.

Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch đến Chiêm Hóa giai đoạn 2016 -2019

Đơn vị tính: người


Nguồn Phòng Văn hóa và thông tin Huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả Với 1

Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin Huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả


Với các hoạt đông thu hút du lịch năm 2015 huyện Chiêm Hóa đã thu hút được 36.000 lượt người, doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng, năm 2016 thu hút trên 48.000 lượt người, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Đến năm 2017, toàn huyện có 66.500 lượt người đến tham quan du lịch, tăng 6.500 lượt người so

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

với cùng kỳ năm 2016, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 60,7 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2019, huyện đón 102.000 khách đến tham gia du lịch, lễ hội.


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách du lịch đến Chiêm Hóa năm 2019.


Nguồn Phòng Văn hóa Thông tin huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả Về cơ 2


Nguồn: Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả


Về cơ cấu khách du lịch, số lượng khách trong nước vẫn chiếm đa số, khách nước ngoài còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 18%) tổng lượng du khách. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy du lịch địa phương có tiềm năng thu hút khách nước ngoài.

Biểu đồ 2.4: Số lượt khách tham quan các điểm du lịch Chiêm Hóa năm 2019.

Đơn vị tính: người


Nguồn Tổng hợp của tác giả Bảng số liệu trên cho thấy số lượt khách tham 3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bảng số liệu trên cho thấy, số lượt khách tham quan phân bố không đều nhau giữa các điểm du lịch Chiêm Hóa năm 2019. Khách du lịch đến thăm quan nhiều nhất ở điểm Khu di tích đặc biệt Kim Bình - di tích lịch sử đặc biệt trên địa bàn Huyện, đạt 7620 người (chiếm 25,5% tổng du khách của Huyện). Các di tích như Thác Bản Ba, Hang Bó Ngoặng, đền Đầm Hồng cũng thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng, khám phá. Đây là điều chính quyền Huyện cần lưu ý để đầu tư hơn

nữa vào các điểm du lịch nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến với Huyện.

Hoạt động du lịch phát triển đã, đang và sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện vùng cao Chiêm Hóa.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Huyện Chiêm Hóa xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính đa ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc,

có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng và giữ gìn môi trường sinh thái; thông qua du lịch để gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Chính vì thế, huyện Chiêm Hóa đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch du lịch của UBND tỉnh đã xây dựng, hiện thực hóa các chiến lược, quy hoạch này bằng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương nhằm chủ động trong công tác quản lý nhà nước về du lịch của huyện. Căn cứ vào Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 23/06/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020, cũng như trên cơ sở thực tiễn tình hình địa phương, Huyện Chiêm Hóa đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND huyện Chiêm Hóa, kế hoạch phát triển từng năm, kế hoạch cho những sự kiện văn hóa - lịch sử - du lịch đặc biệt của tỉnh và địa phương như Lễ hội Thành Tuyên, Lễ hội Lồng Tông, Ngày hội văn hóa dân tộc Dao quốc gia,...[31]. UBND huyện Chiêm Hóa đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch cho những năm tiếp theo như: thực hiện Đề án xây dựng làng Văn hóa du lịch gắn với bảo tồn các làn điệu hát Then, cọi; quy hoạch và xây dựng điểm du lịch sinh thái hồ Khuổi Chùm (xã Tân An); xây dựng bản đồ du lịch huyện Chiêm Hóa; khảo sát điểm du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Tầng, Biến, hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn); bổ sung tuyến du lịch thăm quan thủy điện ICT Chiêm Hóa... để nhằm thu hút du khách gần xa đến với mảnh đất, con người Chiêm Hóa. Bên cạnh đó, Huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch

sử địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Kim Bình (Chiêm Hóa), tiến hành liên kết với các địa phương trong vùng để phát triển các tour, tuyến du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương.

2.3.2. Tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch

Nếu như nhiều năm trước, du lịch Chiêm Hóa vẫn khá loay hoay với việc định hình sản phẩm du lịch, thì giai đoạn này, việc xác định thương hiệu du lịch đặc trưng của Huyện trên cơ sở khai thác phát huy thế mạnh, giá trị độc đáo, nổi trội và đang dần khẳng định thương hiệu riêng biệt của vùng đất xứ Tuyên được đặc biệt chú trọng. Việc “đánh thức” tiềm năng du lịch nơi đây được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và nhân dân huyện. Điều này có được là nhờ Huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Một là, chính sách liên kết để phát triển các tour du lịch

Các chính sách chủ yếu mà Huyện tập trung là phát triển 4 loại hình chính là du lịch lịch sử - văn hóa (Khu di tích Kim Bình; du lịch tâm linh (Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn) và du lịch lễ hội (lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, lễ hội Kim Bình, lễ hội Bản Cuống xã Minh Quang, lễ hội Bản Ho xã Phú Bình, Nghi lễ Then, của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao...) với 12 tour, tuyến du lịch được kết nối [40].

Với từng loại hình này, Huyện có các biện pháp tích cực khôi phục lại những phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn Huyện, liên kết thành các chuỗi hoạt động để tạo thành sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời có chính sách liên kết với các địa phương khác để hình thành tour du lịch, hành trình du lịch qua các điểm du lịch trên địa bàn các huyện lân cận hoặc trên toàn tỉnh. Qua đó, thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Chiêm Hóa.

Hai là, chính sách phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng

Căn cứ vào tiềm năng du lịch của mình, Huyện chỉ đạo các xã, thôn, bản, các tổ chức du lịch khai thác, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc. Mỗi loại hình du lịch từ du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... đều đã xây dựng được những sản phẩm tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Việc ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của Huyện đã bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đảm bảo tính thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi. Huyện đã tích cực tham mưu Tỉnh có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch cho các khu, điểm du lịch như mở rộng đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch như đối với Khu di tích lịch sử đặc biệt Kim Bình, khu du lịch Thác Bản Ba, lễ hội Lồng Tông, Ngày hội văn hóa dân tộc Dao... Ngoài ra, chính quyền có chính sách phát triển nguồn nhân lực địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng, đó là tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn bà con dân tộc trên địa bàn tham gia làm du lịch: làm hướng dẫn viên, nhân viên homestay, bán hàng,…

Huyện cần nhanh chóng có những chính sách bảo tồn, khai thác các nét văn hóa đặc sắc thành sản phẩm du lịch. Nghệ nhân hát Then Hà Thuấn, xã Tân An (Chiêm Hóa) cho rằng "Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của Dân tộc Tày. Tôi thấy việc đưa hát Then vào phục vụ du lịch là một yếu tố cần thiết để thu hút khách du lịch đến với Chiêm Hóa. Đây cũng là mong muốn của người dân chúng tôi nhằm bảo tồn các làn điệu hát Then, Cọi - Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Đồng thời góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".

2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Hội đồng nhân dân và UBND huyện Chiêm Hóa là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Trong đó, Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. Có con dấu riêng, tài khoản thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện.

- Tổ chức bộ máy: 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và các chuyên viên.

- Biên chế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 do sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tổ chức, Phòng Văn hoá, Thông tin huyện Chiêm Hoá đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ: Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019. Phòng Văn hoá, Thông tin huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch trên địa bàn, góp phần phát triển du lịch Tuyên Quang [41].

Do quản lý nhà nước về du lịch mang tính liên ngành, do đó, bên cạnh sự chỉ đạo của UBND Huyện, bên cạnh chức năng tham mưu chính của Phòng Văn hóa và thông tin, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn liên quan tới tổ chức và hoạt động của các đơn vị chức năng khác, cần phải có sự phối hợp của các phòng ban chuyên môn của

UBND huyện Chiêm Hóa như Phòng Kinh tế và hạ tầng (quản lý về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, giao thông, giúp duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du lịch địa phương, là yếu tố quan trọng cho hạ tầng của hoạt động du lịch); Phòng Tài Nguyên môi trường (liên quan đến khai thác tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng); Phòng Y tế (đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách trên địa bàn); Công an huyện (đảm bảo an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho phát triển du lịch)...

2.3.4. Tổ chức, huy động các nguồn lực để phát triển du lịch

Để ngành công nghiệp không khói phát triển và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xóa đói giảm nghèo cho người dân, thời gian qua huyện Chiêm Hóa đã và đang tập trung tổ chức, huy động các nguồn lực để phát triển du lịch địa phương

- Về đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các điểm du lịch có tiềm năng được tập trung đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về hạ tầng du lịch như đường giao thông phân khu du lịch thác Bản Ba; dự án hạ tầng du lịch khu du lịch sinh thái ...; điểm tham quan hang Bó Ngoặng; dự án cải khu di tích quốc gia Kim Bình và chỉnh trang các dịch vụ phục vụ du lịch tại khu di tích Kim Bình..

Từ năm 2016 đến 2019 Huyện đã triển khai Đề án bảo tồn kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình và phát triển dịch vụ du lịch homestay tại thôn Bó Củng. Theo đó, huyện thực hiện quy hoạch khu dân cư phía trước Quảng trường Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình. Với đề án này, 5 hộ đã được hỗ trợ 250 triệu đồng/ hộ để làm nhà sàn truyền thống và mua sắm một số vật dụng mang bản sắc dân tộc Tày địa phương. Các nhà sàn được làm theo hình thức cột bê tông cốt thép, trên lợp ngói đỏ, tường bưng bằng gỗ. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, được nhân dân, khách du lịch đánh giá cao ý nghĩa của công trình. Cảnh quan khu di tích đẹp hơn. Các gia đình được hướng dẫn làm dịch vụ

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí