Hà Nội hiện nay có diện tích 3358,9 km², gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Hà Nộ cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thống cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Hà Nội là thủ đô hơn 1000 năm tuổi, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch hội thảo.
Người Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp và mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ uống. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm thực Hà Nội phong phú.
Với những điều kiện và thế mạnh sẵn có, Hà Nội đã xác định du lịch ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, công tác QLNN về du lịch của Hà Nội có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, doanh thu, số lượng du khách… năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cụ thể, tổng số lượt khách du lịch năm 2016 là 21,8 triệu lượt, trong đó 4 triệu lượt khách quốc tế; năm 2017 là 23,83 triệu lượt, trong đó 4,95 triệu lượt khách quốc tế; 9 tháng đầu năm 2018 là 20 triệu lượt, trong đó 4,3 triệu lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu năm 2016 là 62 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2018 là 57,3 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh khách sạn, tính đến cuối tháng 9 năm
2018, số cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số 559 cơ sở với 22.453 buồng phòng, trong đó 387 cơ sở quyết định còn hạn. Tính đến nay, tổng số trên địa bàn Hà Nội có 3.546 cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch), với tổng số
60.516 buồng phòng. Trong đó đã xếp hạng 1-5 sao cho 552 khách sạn và 7 căn hộ du lịch với 22.453 buồng phòng. Có 67 khách sạn được xếp hạng từ 3- 5 sao với tổng số 10.004 buồng phòng, 6 khu căn hộ du lịch cao cấp từ 45 sao với 1.065 phòng; công suất sử dụng buồng phòng bình quân 9 tháng (2018) ước đạt 64,86%. Có 21 cơ sở dịch vụ ăn uống, 24 cơ sở dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, Hà Nội đã thực hiện các biện pháp QLNN về du lịch chủ yếu sau:
- Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch.
- Xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, thống nhất đầu mối quản lý, nâng cao hiệu lực quả lý của cơ quan QLNN về du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch
- Tổ Chức Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Doanh Thu Ngành Du Lịch Luang Pra Bang Thời Kỳ 2011 - 2018
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
- Thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tâp trung khách du lịch, bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.
- Triển khai các cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hướng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư du lịch trên địa bàn… [20, tr. 51].
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Băng Cốc (Thái Lan)
Băng Cốc (Bangkok) là thủ đô cũng là thành phố lớn nhất của Thái Lan nằm ở hữu ngạn sông Chao Phraya. Băng Cốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong khu vực Đông Nam Á, ngang hàng với Singapore, Hồng Kông. Không chỉ vậy Băng Cốc còn là một những thành phố đi đầu trong ngành du lịch của Thái Lan, Băng Cốc không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch đẹp, đền và chùa cổ kính, nguy nga mà còn là trung tâm thương mại, các khu chợ đủ màu sắc, những khu vui chơi và điểm du lịch kỳ ảo. Chính vì vậy, Băng Cốc luôn thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế tham quan, mua sắm… cụ thể, tổng lượt khách du lịch quốc tế năm 2016 là 21,47 triệu lượt, năm 2017 là 21,47 triệu lượt và đầu năm 2018 là 23 triệu lượt. Tổng doanh thu năm 2016 là 14,840 triệu USD, đầu năm 2018 là 57,3 triệu USD … có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm hành công dưới đây trong cách làm du lịch của Băng Cốc sau:
- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành du lịch để làm quy chế quản lý du lịch.
- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng ở địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.
- Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tăng cường hợp tác với các địa phương của các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.
- Khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.
- Có những chính sách cụ thể đối với hàng không; giao thông đường bộ; du lịch đường biển; vấn đề thủ tục visa và cảnh quan, môi trường du lịch…
Ngoài ra, các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, quản lý và phát triển du lịch Băng Cốc đã tập trung vào các vấn đề:
- Đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất. Luôn luôn hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, từ chính quyền, tổ chức du lịch chuyên nghiệp đến mỗi người dân đều có ý thức rất cao trong việc phát triển du lịch mang tầm quốc tế.
- Phát triển du lịch đường sông. Băng Cốc là một trong những thành phố tận dụng tốt nhất tài nguyên sông nước của mình. Con sông Nặm Chao Patthaya trở thành một đường giao thông dành cho người dân đi lại, chuyên chở trong thành phố. Dòng sông cũng được tận dụng trong nhiều tour du lịch khám phá thành phố, mang lại nhiều lợi nhuận cho Băng Cốc.
- Khách hàng thật sự là thượng đế. Người ta nói Thái Lan là “đất nước của những nụ cười”. Du khách đến Băng Cốc luôn được chào đón niềm nở. Phát triển đường ẩm thực đường phố. Không chỉ nhà hàng, quán ăn xa hoa mới mang lại nguồn lợi nhuận. Ở Băng Cốc, văn hóa ẩm thực đường phố đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đồ ăn tươi đủ loại được bán trên khắp các đường phố, dậy hương thơm và rất bắn mắt, thu hút đông đảo tâm hồn ẩm thực tới Băng Cốc.
- Quảng bá hình ảnh đất nước cũng qua nhiều kênh quốc tế. Luôn biết cách tạo ra những sản phẩm du lịch mới. Tạo dựng môi trường du lịch thân thiện…. [39, tr.42]
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Chu Hải (Trung Quốc)
Đặc điểm nổi bật của chiến lược phát triển của thành phố Chu Hải vận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có kết hợp với chính sách đầu tư cho du
lịch để phát triển. Trong chiến lược ấy, yếu tố con người, yếu tố sản phẩm du lịch nhân tạo là quan trọng. Trên thực tế, Chu Hải đã thành công trong việc sáng tạo và đưa các sản phẩm du lịch nhân tạo vào khai thác, bởi lẽ nếu chỉ đơn thuần dựa vào điều kiện tự nhiên, Chu Hải khó có thể thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm như hiện nay vì nếu so sánh với các địa phương khác ở Trung Quốc, điều kiện tự nhiên ở Chu Hải chưa phải là lý tưởng.
Chu Hải tự xây dựng cho mình những danh hiệu hết sức ấn tượng như: thành phố hoa, thành phố màu xanh, thành phố lãng mạn, thành phố của tình yêu, thành phố mỹ nhân ngư; hoặc xây dựng con đường đẹp nhất ven biển Chu Hải, thành phố con đường tình yêu… đi đôi với việc xây dựng các danh hiệu ấy là chính sách quản lý, duy trì và phát triển danh hiệu. Trên thực tế, Chu Hải đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của để bảo vệ các danh hiệu của mình trước sự phát triển vũ bão của các địa phương khác trên đất nước Trung Quốc rộng lớn.
Chu Hải đã tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
Chu Hải có tầm nhìn xa và rộng. Người Chu Hải không chỉ thu hút du khách đến một lần mà ngược lại khiến cho du khách coi vùng đất này là một điểm hẹn lý tưởng. Mặt khác, Chu Hải đã và muốn giới thiệu với thế giới về một Chu Hải năng động không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên, những bờ biển lý tưởng v.v. mà còn một thiên đường vui chơi giải trí… [38, tr.25].
2.3.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hà Nội (Việt Nam), Bang kok (Thái Lan), Chu Hải (Trung Quốc) cho thấy, để QLNN về du lịch tốt thì các thành phố đã tập trung đầu tư và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các địa phương này cũng rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch là một tất yếu cần được quan tâm thực hiện tốt.
Các sở, ngành liên quan của các thành phố: Hà Nội, Băng Cốc và Chu Hải đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho thành phố cũng như đất nước và tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương.
Cần xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm…
Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội, hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.
Năm là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan QLNN về du lịch. Để cơ quan QLNN về du lịch phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, tạo điều kiện để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp cận thực tiễn hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong QLNN về du lịch.
Những bài học nêu trên, Luang Pra Bang có vận dụng để trong công tác quy hoạch, hoàn thiện môi trường phap lý, điều hành, tổ chức thực hiện để phát triển du lịch của mình sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tương lai gần.
Kết luận chương 2
Để đảm bảo QLNN về du lịch có hiệu quả, cần phải làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề này. Chương 2 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận án, cụ thể là đã lý giải được các quan niệm khác nhau về du lịch, quản lý và QLNN. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra khái niệm QLNN về du lịch. Đồng thời, luận án đã chỉ ra được đặc điểm, vai trò của du lịch về sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm, vai trò và những nội dung QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh; luận án cũng đã đề ra và phân tích được các nhân tố tác động, ảnh hưởng tới QLNN về du lịch.
Bên cạnh đó, để làm rõ một số cơ sở lý luận về QLNN đối với du lịch ở địa phương cấp tỉnh, luận án cần nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch này của một số địa phương ở các nước ngoài. Từ đó, luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Luang Pra Bang.
Những kết quả trên đây là cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Đồng thời là luận cứ khoa học cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào thời gian tới một cách có hiệu quả.