Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, Chương 1 của luận án, đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và Lào công bố thông qua các tác phẩm, sách chuyên khảo, chuyên luận, công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các ấn phẩm trên Tạp chí, các bài viết đã đề cập, tiếp cận, nghiên cứu đánh giá, phân tích, khái quát từ nhiều góc độ khác nhau như: luật học, kinh tế học, lịch sử Đảng, văn hoá học..., trên những khía cạnh, cấp độ khác nhau. Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hệ thống về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào. Nhất là, khái quát, phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, những quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch với tính chất là cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, từ đó đề xuất những quan điểm và các giải pháp cụ thể để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, nhằm đẩy mạnh và phát triển ngành du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

2.1.1. Khái niệm về hoạt động du lịch

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 5

Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Lúc đầu có thể là những hiện tượng riêng rẽ và cá biệt, sau đó trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của con người. Song để cho du lịch có thể phát triển thì cần có các điều kiện để phát triển du lịch, các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch cũng như việc khai thác các loài hình du lịch để thỏa mãn nhu cầu của con người trong chuyến đi. Đồng thời, thấy được các tác động của du lịch về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường.

Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.

Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú


thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác. Các Giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.

Với quan niệm này, du lịch mới được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở để hình thành cầu về du lịch sau này.

Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biến giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu là hoạt động của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.

Với cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch được mở rộng, phức tạp và đa dạng, những quan niệm về du lịch ngày càng hoàn thiện, phản ánh khá đầy đủ nội hàm hoạt động của nó.

Trong Tuyên ngôn Malila về du lịch (1980) thì: Du lịch được hiểu như hoạt động chủ yếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục và kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế giới. Sự phát triển du lịch gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia và phụ thuộc vào việc con người tham gia vào nghỉ ngơi và vào kỳ nghỉ, tự do đi du lịch, trong khuôn khổ thời gian tự do và thời gian nhàn rỗi mà du lịch nhấn mạnh tính nhân văn sâu sắc.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1986):

Du lịch là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát


triển cá nhân về phương diện kinh tế, văn hoá - xã hội và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người [18, tr.12].

Với quan niệm về du lịch như vậy, nhấn mạnh được tính nhân văn vì mục đích hoà bình, nhưng chưa nêu bật tính chất khám phá, tìm tỏi của hoạt động du lịch.

Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới, các nhà nghiên cứu Khoa Du lịch và khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã cho rằng:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác của khách du lịch.

Các hoạt động phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [28, tr.18].

Với các định nghĩa khác nhau về du lịch, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Điều 5 đã ghi: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [51, tr.20].

Luật Du lịch của Lào năm 2013 (sửa đổi), tại Chương I, Điều 2 đã ghi:

Du lịch là cuộc hành trình khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến sứ khác hoặc quốc gia khác để tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, giao lưu văn hoá - thể thao, phát triển thể chất và tinh thần, khám phá nghiên cứu, trưng bày, hội họp… Loại trừ mục đích tìm việc làm và hành nghề để kiếm tiền [53, tr.1].

Như vậy, từ phân tích trên, có thể rút ra khái niệm du lịch như sau:

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại nhiều giá trị kinh tế và văn hóa thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho du khách bao gồm cung cấp chỗ ở cho du khách, thực phẩm và đồ uống phục vụ sinh hoạt, vận tải hành khách, hoạt động lữ hành, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giải trí và hoạt động khác.


2.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch

Du lịch thuộc ngành kinh tế dịch vụ. Ngoài những đặc điểm chung như các ngành kinh tế khác, du lịch còn có những đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Tính nhạy cảm: Do sản phẩm của ngành du lịch mang tính tổng hợp cao nên so với các ngành khác, du lịch thể hiện đặc điểm này rõ nét hơn. Một chương trình du lịch được nhà cung cấp chào bán khi thực hiện phải đảm bảo sự chính xác về thời gian và cả tính khoa học…, có như vậy du khách mới có thể hài lòng về nơi ăn, nghỉ, các chương trình vui chơi, giải trí…, và mới cảm nhận được nhiều điều thú vị trong chuyến đi đó. Một sáng kiến, sự thông minh hóm hỉnh, bất ngờ của hướng dẫn viên có thể làm tăng hiệu quả chuyến đi nhờ ấn tượng tốt, ngược lại chỉ một thay đổi nhỏ của một khâu nào đó, cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến đi.

Hiện nay, những biến động chính trị, kinh tế - xã hội khác cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh du lịch như: những bất ổn về chính trị của vùng hay quốc gia, phát sinh dịch bệnh hoặc tình hình an ninh trật tự…

+ Tính thời vụ: Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên biến đổi và thất thường nên hoạt động kinh doanh du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Nắm được điểm này sẽ giúp các nhà quản lý tạo định hướng đầu tư, thời điểm kinh doanh và loài hình dịch vụ, đồng thời cũng tạo lập được kế hoạch cho một chu kỳ kinh doanh, giữa hoạt động trong nội bộ ngành và hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thu được hiệu quả cao. Đối với du khách, sẽ giúp cho việc lựa chọn chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thời gian, sức khỏe, tài chính… một cách tốt ưu.

+ Tính tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của du khách mà hoạt động du lịch có tính chất đặc thù nay. Có thể nói không có ngành nào có đặc điểm tổng hợp rõ nét như du lịch. Bởi mỗi một nhu cầu của du khách đều trở thành một công doạn trong chuỗi các dịch vụ mà ngành phải cung ứng như: ăn, uống, đi lại, tham quan, lưu trú… mà người làm du lịch phải cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp với du khách.

+ Tính đa ngành: Ngoài những yêu cầu trên đối với một chuyến du lịch, du khách đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu như: các dịch vụ của ngân


hàng, hải quan, cửa khẩu, bưu chính viễn thông… mọi dịch vụ này phải hoạt động một cách đồng bộ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới việc thoả mãn nhu cầu của khách. Hoặc du khách sẽ mất đi cảm giác yên tâm khi vắng bóng của các lĩnh vực bảo hiểm, dịch vụ y tế, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… tại nơi tham quan, dịch vụ. Chính đặc điểm này có tác dụng thúc đẩy sự phát trển đối với các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội; đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng không chỉ giữa các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển… trong nội bộ ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan. Mọi sự toan tính lợi ích cục bộ hoặc sự phối hợp không đồng bộ đều liên quan mật thiết đến hiệu quả không chỉ riêng của ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của cả vùng hay quốc gia.

+ Tính liên vùng: Do nhu cầu khám phá, hưởng thụ của du khách luôn động, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ hay hoạt động trong ngành phải luôn đưa ra được các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm chán đơn điệu. Chính điều đó đã hối thúc các nhà làm du lịch phải có sự liên kết, các vùng làm du lịch phải có sự gắn kết, để có thể đưa ra được những tour, tuyến, những sản phẩm du lịch luôn hấp dẫn du khách, có như vậy mới thu hút được khách.

+ Tính chi phí: Mục đích đi du lịch của du khách cơ bản là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. Du khách sẵn sàng trả khỏang phi trong chuyến đi của mình về các khỏang dịch vụ như: ăn, uống, ở đi lại, và nhiều khách nhằm thực hiện mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử…

Hiểu rõ đặc tính này, để các quốc gia, các nhà kinh doanh có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

2.1.3. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân

Một là, du lịch có vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội. Du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông và do vậy ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nước, của vùng du lịch. Đối với đu lịch quốc tế, việc


khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu ở khu du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Còn đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng chứ không làm thay đổi tổng số như tác động du lịch quốc tế.

Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi số lượng lớn vật tư và hàng hoá đa dạng. Ngoài ra việc khách mang tiền đến tiêu ở vùng du lịch góp phần làm sống động kinh tế ở vùng du lịch và đất nước du lịch. Du lịch góp phần huy động nguồn vốn rỗi rãi trong nhân dân vào vòng chu chuyển, vì chi phí cho hành trình du lịch là từ tiền tiết kiệm của dân.

Hai là, thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi...). Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên một số mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên môn hoá các xí nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, văn hoá... cũng rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cuả một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp... Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, màng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành thủ công cổ truyền.

Ba là, du lịch góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước và bảo vệ môi trường xanh và thiên nhiên. Kinh tế du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân trên 2 mặt sáng tạo và sử dụng. Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống động cán cân thanh toán của đất nước và thường được sử dụng để mua sắm máy móc


thiết bị cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho đất nước. Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Do đó, du lịch còn là một ngành xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ). Việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao nhất vì nó tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển và tránh được những rủi ro mất mát khi vận chuyển ra nước ngoài. Đồng thời, việc phát triển du lịch cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước thông qua việc khách du lịch đã kết hợp giữa việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Với vị trí kinh tế đó, nhiều nhà kinh tế đã gọi du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” hoặc ngành “xuất khẩu vô hình’’. Cũng từ đây, du lịch cũng tạo nhiều việc làm cho xã hội. Với yêu cầu phát triển liên ngành, việc phát triển du lịch không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho ngành du lịch mà còn tạo ra việc làm ở các ngành kinh tế khác. Qua đó, du lịch đã tham gia vào quá trình phân công lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một chỉ tiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.

Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch đã và đang khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được thế mạnh của du lịch, Đảng và Nhà nước Lào đã dành cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng phát

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí