Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 13

đặc thù này để cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Huyện có được sự hiểu biết đúng đắn, chính xác nhất để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ ba, tăng cường tính gắn kết, phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về du lịch

- Nêu cao mục đích của thanh tra, kiểm tra là xem xét quá trình thực hiện để phát hiện những điểm không phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp, cho hiệu quả. Trong quá trình đó, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm minh để răn đe, có thành tích, tấm gương điển hình thì tuyên dương, khen thưởng kịp thời để khuyến khích. Như vậy, trong mọi hoạt động thanh tra, kiểm tra, cần nêu cao mục đích này để hoạt động thanh, kiểm tra đi đúng hướng, đúng mục tiêu.

- Gắn thanh tra, kiểm tra với việc tuyên dương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc; gắn với việc nhân rộng những mô hình tiên tiến; gắn với việc điều chỉnh cho phù hợp khi phát hiện những thiếu sót hay biến đổi phát sinh; gắn với việc xử lý những người vi phạm;

- Gắn kết quả thanh tra, kiểm tra với những khâu còn lại của quy trình quản lý, từ lập kế hoạch, đến thực hiện, điều chỉnh để đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đạt được mục đích và ý nghĩa thiết thực của nó, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý. Điều này cũng đẩy lùi biểu hiện tính hình thức của hoạt động thanh tra, kiểm tra vốn khá phổ biến hiện nay.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, đoàn thể và người dân trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch.

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền Huyện Chiêm Hóa và các xã trên địa bàn Huyện, phát huy vai trò người có uy tín, trưởng thôn, trưởng bản trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; xử lý dứt điểm các tệ nạn đeo bám, ép khách, cướp giật; bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện.

Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về du lịch hướng tới mục tiêu khai thác và phát huy tốt hơn nữa tác dụng của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về du lịch như tính răn đe với các sai phạm, cũng như phát hiện và biểu dương các điển hình

tiên tiến, qua đó, thúc đẩy du lịch Chiêm Hóa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Từ thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa với những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cũng như trên cơ sở quan điểm của Đảng, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, Luận văn đã tập trung đưa ra 7 nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, bao gồm:

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 13

(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và nâng cao năng lực thực thi chính sách pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn, (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tăng cường sự tham gia trong quản lý nhà nước về du lịch, (3) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng du lịch, (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, (5) Tạo lập môi trường thuận lợi, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, (6) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về du lịch.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang.

Để có thể đạt được hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thường xuyên cả 6 nhóm giải pháp này, trên phạm vi toàn huyện. Đồng thời, địa phương cũng cần có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có cũng như phù hợp với đặc thù hoạt động du lịch của mình.

KẾT LUẬN


Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là một hoạt động quan trọng, là cơ sở để phát triển, phát huy tiềm năng du lịch địa phương. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch của địa phương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trên các mặt từ chiến lược phát triển ngành đến hệ thống các chính sách ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, tổ chức bộ máy dần được ổn định, sự quản lý trên các mặt như hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch,.. dần đi vào nề nếp, đem lại những chuyển biến tích cực cho chất lượng du lịch của địa phương.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, còn nhiều hạn chế, chưa được coi trọng dẫn tới hiệu quả thấp, chưa tạo được sự kích thích, thúc đẩy du lịch phát triển cho xứng với tiềm năng sẵn có và yêu cầu trên thực tế của địa phương. Sự thiếu chủ động, tích cực của chính quyền, sự yếu kém trong chất lượng dịch vụ, sự thiếu kết nối để hình thành tuyến du lịch chất lượng cao... là những hạn chế còn phổ biến.

Sự hạn chế này trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trên các mặt của quản lý nhà nước là: Thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước, nguồn lực đầu tư hay thanh tra, kiểm tra... đồng thời cũng bắt nguồn từ những đặc thù về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên cơ sở đó, Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và nâng cao năng lực thực thi chính sách pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn, (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tăng cường sự tham gia trong

quản lý nhà nước về du lịch, (3) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng du lịch, (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, (5) Tạo lập môi trường thuận lợi, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, (6) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về du lịch.

Trong những năm gần đây, du lịch huyện Chiêm Hóa chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Do đó, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương phát triển là một trong những hướng đi đúng đắn cần có được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Chiêm Hóa trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số132 (năm 2007).

2. Ban Chấp hành trung ương (2016), Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang (2016), Kết luận số 28 KL/TU ngày 18/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020.

4. Bộ Chính trị (1994) Chỉ thị số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới.

5. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

6. Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL- BNV, ngày 6/6/2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Chính phủ (2017), Nghị định Quy định một số điều của Luật Du lịch, số 168/2017/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2017.

10. Chính phủ (2018) Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

11. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội

13. Nguyễn Minh Đức ( 2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viên Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004) Giáo trình kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã hội.

15. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước.

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế, NXB Khoa học và kĩ thuật,

18. Vũ Khoan (2005) Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010, Tạp chí du lịch số 11/2005.

19. Phạm Văn Khôi (2003), Xu thế phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi đến 2020 (Ủy ban dân tộc).

20. Nguyễn Văn Kim (2004) Mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường - kinh nghiệm Nhật Bản, tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9.

21. Nguyễn Bá Lâm, Trịnh Xuân Dũng (2014), Tổng quan về du lịch, Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

22. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.

23. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa (2016) Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

24. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa (2017) Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

25. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa (2018) Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

26. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa (2019) Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

27. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa (2019) Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

28. Quốc hội (2013) Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

29. Quốc hội (2015) Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

30. Quốc hội (2017), Luật Du lịch.

31. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2018) Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.

32. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng luật pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Công trình nghiên cứu khoa học.

33. Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

35. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

36. Phạm Từ (2017) Phát triển du lịch – nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa, Tạp chí Cộng sản, 2017.

37. Tổng cục Du lịch (2018) Tài liệu "Hội thảo triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch năm 2018", Hà Nội.

38. Nguyễn Lâm Tùng (2017) "Một số giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam", Tạp chí Tài chính, số tháng 9/2017.

39. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế của Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. UBND huyện Chiêm Hóa (2019) Báo cáo hiện trạng phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2015-2019, định hướng và giải pháp thực hiện đến năm 2020.

41. UBND huyện Chiêm Hóa, Cổng thông tin điện tử huyện Chiêm Hóa- http://chiemhoa.gov.vn/

42. UBND tỉnh Tuyên Quang (2013) Quyết định số 28 /QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

43. UBND tỉnh Tuyên Quang (2016) Kế hoạch số: 51/KH-UBND ngày 23/06/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020.

44. Nguyễn Thị Bích Vân, Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch, Công trình nghiên cứu khoa học, Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch.

45. Nguyễn Tấn Vinh (2008) Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

46. Mai Anh Vũ và Lê Thị Thanh Loan (2019) Phân tích về lĩnh vực du lịch - Ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hiện nay, Tạp chí Công thương 8/2019.

47. Bùi Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí