Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG


3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Đảng cộng sản Việt Nam

Trong gần 60 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Du lịch được đánh giá là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp và sự tăng trưởng của ngành đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Nhận định phát triển du lịch sẽ phát huy được lợi thế quốc gia, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này trong các định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Năm 1991, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng có thể phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và quan điểm đó tiếp tục được khẳng định trong suốt các kỳ Đại hội VIII, IX, X của Đảng. Năm 1994, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới. Năm 1998, Bộ Chính trị tiếp tục ra Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT về tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Đặc biệt là nội dung quy định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và đảm bảo an toàn,

an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lượng cao” [2].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chủ trương mạnh mẽ về phát triển du lịch thực sự được chú trọng, nâng lên tầm cao mới tại Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được Tổng Bí thư ký ban hành ngày 16/1/2017. Đây là lần đầu tiên ngành du lịch nhận được sự chỉ đạo toàn diện, sâu sắc của lãnh đạo Đảng bằng Nghị quyết của Bộ Chính trị, thể hiện quyết tâm cao nhất của lãnh đạo Đảng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới, việc giải bài toán phát triển du lịch trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa - môi trường, sớm đưa Việt Nam vào hàng các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, trong điều kiện du lịch nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển quả là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cách đi thích hợp. Nghị quyết 08 đã chỉ rõ quyết tâm là "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác" và khẳng định đây "là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch" [5].

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 11

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, nội dung về du lịch được Nghị quyết đề cập với các nội dung: "Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng biển có sức hấp dẫn cao; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, gồm nhân lực

quản lý, quản trị và lao động nghề; Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Phát triển du lịch bền vững; Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Nghiên cứu, đề xuất cải thiện quy định về thị thực" [10].

Những quan điểm chỉ đạo đó là kim chỉ nam cho toàn thể hệ thống chính trị quyết tâm phát triển ngành du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

Nghị quyết 17/NĐ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến 2030 như sau:

3.1.2.1. Định hướng

- Phát triển thị trường khách du lịch: Đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước

- Phát triển các hình thức du lịch: Du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dịch vụ gắn với các đô thị và các hình thức du lịch khác như du lịch thể thao cao cấp, du lịch vui chơi giải trí...

- Tổ chức không gian phát triển du lịch

- Phát triển các điểm du lịch, các tuyến du lịch

3.1.2.2. Mục tiêu

- Đến năm 2020 đón trêb 1.695.000 lượt khách; đến năm 2030 đón trên

3.678.000 lượt khách

- Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2020 đạt trên 2.731,23 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt gần 11.268,18 tỷ đồng.

- Cơ sở lưu trú và hạ tầng kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020 có 115 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; đến năm 2030 có trên 180 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.

- Lao động và việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho 20.400 lao động; đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 48.000 lao động.

- Đầu tư du lịch: Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, vốn Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác: Giai đoạn 2016 – 2020 cần 4.496 tỷ đồng; giai đoạn 2021 – 2030 cần 23.903 tỷ đồng.

- Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh có 2 khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia.

3.1.3. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

3.1.3.1. Định hướng

Định hướng phát triển du lịch Chiêm Hóa giai đoạn 2020 - 2030 thể hiện qua một số nội dung sau:

- Nâng cấp hạ tầng, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch. Tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các huyện khác trong tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc.

- Phát triển du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của Huyện.

- Tăng đầu tư hạ tầng du lịch tương xứng với tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch giúp khai thác tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, truyền thống lịch sử địa phương, gắn với bảo vệ môi trường.

3.1.3.2. Mục tiêu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, XVI giai đoạn 2010 - 2020 đều xác định Du lịch là một trong các lĩnh vực đột phá và đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ước tính đến năm 2020, thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu du lịch đạt trên 6% GRDP, tạo việc làm cho trên 16.000 lao động ngành du lịch.

Ngay sau Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các cấp, ngành liên quan đã xác định: Để du lịch Tuyên Quang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải có những giải pháp quyết liệt trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch.

Năm 2018 tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kết luận số 28 KL/TU ngày 18/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 51/KH- UBND ngày 23/6/2016 về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 27/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/W ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cũng với tinh thần đó, Huyện Chiêm Hóa đã đặt mục tiêu đến năm 2020, huyện sẽ thu hút 200.000 khách du lịch, mỗi năm tăng 10%, trong đó khách nước ngoài đạt mục tiêu chiếm 20% [40]. Để đạt được mục tiêu đó, Huyện cũng định hướng tập trung thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông; xây dựng sản phẩm du lịch của địa phương, trong đó xác định sản phẩm độc đáo, riêng biệt.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa

3.2.1. Tổ chức triển khai hệ thống chính sách pháp luật và nâng cao năng lực thực thi chính sách pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn

Thứ nhất, tổ chức triển khai hệ thống chính sách, pháp luật phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa

Việc xây dựng chính sách, pháp luật phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Tổ chức triển khai hệ thống chính sách, pháp luật giúp tạo hành lang pháp lý phù hợp, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, chính sách pháp luật - căn cứ quan trọng nhất cho các chủ thể thực hiện việc quản lý, điều hành cũng như cho đối tượng quản lý nhà nước chấp hành một cách khách quan, thống nhất, thuận lợi.

- Thường xuyên tổng kết đánh giá về việc thực hiện các chính sách, pháp luật, kế hoạch du lịch trên địa bàn Huyện để thấy được cái nhìn tổng quát về chính sách, những tác động của chính sách tới phát triển du lịch, tới đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ những mô hình tiên tiến cũng như từ những hạn chế, yếu kém.

- Hệ thống hóa các chính sách, pháp luật phát triển du lịch, đặt trong mối tương quan với các chính sách văn hóa, môi trường cũng như các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền, địa phương. Hệ thống hóa, rà soát toàn bộ các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch để nhìn nhận một cách tổng thể, trên cơ sở xem xét tính hệ thống, tính hợp pháp, hợp lý của các chính sách để đề xuất những chính sách mới cần ban hành, những quy định lạc hậu, không phù hợp cần sửa đổi hay bãi bỏ. Điều này đặc biệt quan trọng để những chính sách này bắt kịp với sự phát triển và yêu cầu của phát triển du lịch, trở thành yếu tố thúc đẩy, hỗ trợ du lịch của huyện Chiêm Hóa phát triển.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị trường. Ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng cơ cấu lại ngành Du lịch. Đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thúc đẩy du lịch phát triển. Cần tập trung vào một số chính sách sau:

+ Về đầu tư, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Tăng cường hợp tác công - tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch. Thực hiện đấu thầu xây dựng, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa cần ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch.

+ Về phát triển hạ tầng du lịch, phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Tiếp tục rà soát, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng nghỉ, nhà hàng, cơ sở mua sắm bảo đảm yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Tăng cường tính kết nối và đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.

Tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp. Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật...

+ Về tài chính, chuyển đổi cơ chế phí tham quan sang cơ chế giá dịch vụ; điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; có chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án du lịch có hệ số sử dụng đất cho xây dựng thấp và hạn chế về chiều cao.

Thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Ngân sách nhà nước hỗ trợ ban đầu cho Quỹ và hằng năm được bổ sung từ nguồn thu lệ phí thị thực nhập cảnh, phí tham quan du lịch, đóng góp của doanh nghiệp, khách du lịch và các nguồn hợp pháp khác.

+ Về thủ tục nhập cảnh, tiếp tục hoàn thiện, ban hành chính sách tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Hai là, nâng cao năng lực tổ chức thực thi hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn

Nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách một cách chủ động, tích cực, linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa. Xác định việc hoàn thiện và cụ thể hóa các quy định chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa là khâu quan trọng để thực hiện tốt phát triển du lịch bền vững, do đó Phòng Văn hóa và thông tin cần tiếp tục phối hợp với các phòng, ban ngành của Huyện tham mưu cho UBND huyện Chiêm Hóa xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định chính sách phát triển du lịch của các cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hoàn thiện các chính sách khuyến khích du lịch như thu hút đầu tư vào các điểm du lịch. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn;

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc triển khai xây dựng các dự án về du lịch, dịch vụ, giải trí.

- Đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện nhưng cũng cần có sự linh hoạt, chủ động xuất phát từ những đặc thù của địa phương. Điều này hướng tới mục tiêu cuối cùng là tính hiệu quả trong thực thi chính sách, pháp luật. Cần đặc biệt chú ý nâng cao năng lực thực thi chính sách, trực tiếp nhất là năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước. Năng lực cần được nhìn nhận trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, tức là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý du lịch phải có hiểu biết, nhận thức về quản lý du lịch; phải có kỹ năng quản lý hành chính nhà nước vững vàng, nhuần nhuyễn; phải có thái độ tích cực, chủ động. Chính vì thế, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch phải được coi là một trong những giải pháp căn bản.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với người dân, các tổ chức đoàn thể, giữa các cơ quan ban ngành với nhau trong thực hiện chính sách pháp luật về du lịch nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí