Sự Phù Hợp Của Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng


khá cao. 6 chỉ tiêu có sự đồng ý thấp (dưới 50%), có thể là do các chỉ tiêu này đã được bao gồm trong những chỉ tiêu khác (chỉ tiêu không độc lập) (xem hình 1.3).

Hình 1 3 Sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà 1

Hình 1.3. Sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh Căn cứ kết quả phân tích trên, danh mục 14 chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh về tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính bền vững, và tính phù hợp được thể hiện trên bảng

1.2 (xem bảng 1.2).

Bảng 1.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

STT

Mã hoá

Các tiêu chí cơ bản


I

TIÊU CHÍ HIỆU LỰC

1

HL1

Mức độ nhận thức của các chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển DLCĐ

2

HL2

Mức độ đảm bảo an ninh, an toàn khi phát triển DLCĐ

3

HL3

Mức độ bảo tồn văn hóa, môi trường khi phát triển DLCĐ

4

HL4

Mức độ đầy đủ của các mục tiêu, định hướng phát triển DLCĐ trong các đề án, quy hoạch du lịch

5

HL5

Mức độ đáp ứng của hạ tầng giao thông cho sự phát triển của DLCĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


6

HL6

Mức độ cung cấp các thông tin thống kê, dự báo và các chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ

7

HL7

Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ


II

TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ

8

HQ1

Mức độ phát triển DLCĐ ở các tỉnh (so với tiềm năng...)

9

HQ2

Mức độ hài lòng của cộng đồng và doanh nghiệp về QLNN


III

TIÊU CHÍ PHÙ HỢP

10

PH1

Mức độ phù hợp của các mục tiêu trong quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển DLCĐ với thực tế

11

PH2

Mức độ phù hợp của các chính sách DLCĐ ở địa phương với các chính sách quốc gia

12

PH3

Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn DLCĐ do cơ quan QLNN ban hành với thực tế địa phương


IV

TIÊU CHÍ BỀN VỮNG

13

BV1

Mức độ gắn kết của các chính sách phát triển DLCĐ với các chính sách phát triển KTXH khác của địa phương, của quốc gia

14

BV2

Mức độ đóng góp của DLCĐ vào xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển KTXH ở địa phương

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh Bảng hỏi thứ hai được thiết kế để khảo sát các chuyên gia về kết quả hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam theo hình thức trực tuyến. Bảng hỏi được chia làm 2 phần chính: (1) Đánh giá cụ thể hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ theo từng nội dung quản lý PTDLCĐ (xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDLCĐ; các chính sách, quy định về PTDLCĐ, tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá…); (2) Đánh giá tổng thể hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên. Các nội dung của 4 tiêu chí đánh giá kết quả QLNN đối với PTDLCĐ được lồng ghép trong các nội dung đánh giá

trong bảng hỏi.

Các câu hỏi đánh giá trong bảng hỏi được thiết kế theo 5 cấp độ như mô tả ở trên (xem mẫu bảng hỏi số 02, phụ lục 5, phần phụ lục). Bảng hỏi có 35 câu hỏi độc lập, vì vậy theo công thức nêu trên, số phiếu khảo sát cần được thu về tối thiểu


là 175, mỗi phiếu đánh giá đủ cho cả 3 tỉnh. Để có được số lượng các phiếu trả lời như trên, nghiên cứu sinh đã lập danh sách 200 chuyên gia đến từ: các cơ quan QLNN về du lịch cấp TW, cơ quan QLNN về du lịch cấp địa phương, chính quyền địa phương tại 3 tỉnh (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên), Ban Quản lý các khu, điểm du lịch ở 3 tỉnh (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên), Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, các trường đại học đào tạo về du lịch, Hiệp hội Du lịch và Câu lạc bộ DLCĐ. Số lượng cụ thể các chuyên gia mời tham gia khảo sát trong từng nhóm đối tượng được thể hiện trên bảng 1.3 (xem bảng 1.3)

Bảng 1.3. Số lượng chuyên gia mời tham gia khảo sát

Đơn vị: Người

Cơ quan/đơn vị

Số lượng

Bộ VHTTDL

31

Sở VHTTDL

Hoà Bình

4

Sơn La

3

Điện Biên

3

Chính quyền địa phương

Hoà Bình

3

Sơn La

3

Điện Biên

3

Ban Quản lý các khu, điểm du lịch

Hoà Bình

2

Sơn La

2

Điện Biên

2

Viện nghiên cứu/cơ sở đào tạo

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

10

Trường đại học có đào tạo về du lịch

75

Các đơn vị khác

Hiệp hội Du lịch

15

Câu lạc bộ DLCĐ

44

Tổng


200

Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng Hoạt động khảo sát được tiến hành từ cuối tháng 4/2020, đến tháng 10/2020, nghiên cứu sinh nhận được 175 phiếu trả lời, đảm bảo được yêu cầu về số lượng phiếu tối thiểu là 175. Kết quả phân tích các phiếu khảo sát chuyên gia được trình

bày trong phụ lục 6, mục 6.2, phần phụ lục.

- Bảng hỏi đối với cộng đồng dân cư địa phương:

Bảng hỏi đối với CĐDC địa phương bao gồm các câu hỏi với nội dung đánh giá từ CĐDC về mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch, hỗ trợ của địa phương


đối với cộng đồng; mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường; mức độ thanh kiểm tra các hoạt động du lịch… ở một số tỉnh vùng Tây Bắc (xem mẫu bảng hỏi số 04, phụ lục 5, phần phụ lục). Để thực hiện khảo sát CĐDC, nghiên cứu sinh thực hiện trực tiếp tại điểm. Nghiên cứu sinh lựa chọn mẫu theo cụm (là các điểm DLCĐ đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc), ở mỗi cụm tiếp tục lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình để khảo sát, bao gồm: 60 hộ ở Mai Châu (Hoà Bình); 55 hộ ở Mộc Châu và các bản lân cận thành phố Sơn La (Sơn La); 25 hộ ở huyện Điện Biên và 3 bản Mển, Him Lam 2, Phiêng Lơi thuộc Điện Biên Phủ (Điện Biên). Đối với mỗi địa điểm, với sự hỗ trợ của một số cán bộ thuộc các Sở VHTTDL vùng Tây Bắc, Ban Quản lý KDLQG Mộc Châu, nghiên cứu sinh đã lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình có tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động DLCĐ tại địa phương (với số lượng cụ thể nêu trên) và tiến hành phát phiếu trực tiếp tại các hộ gia đình. Để đảm bảo mức độ chính xác của các thông tin nhận được, nghiên cứu sinh đã tiến hành giải thích những nội dung cơ bản của bảng hỏi trước khi người đại diện của hộ dân trả lời.

Phiếu khảo sát CĐDC có 20 câu hỏi độc lập, theo công thức đã nói trên, luận án cần tối thiểu 100 phiếu trả lời. Thời gian thực hiện khảo sát được bắt đầu từ 4/2020. Tổng số phiếu khảo sát phát trực tiếp là 140 cho các hộ gia đình ở 3 dịa phương nêu trên. Kết quả, đến hết 10/2020, nghiên cứu sinh nhận được 127 phiếu khảo sát CĐDC bao gồm 56 phiếu ở Hòa Bình, 50 phiếu ở Sơn La và 21 phiếu ở Điện Biên, đảm bảo được yêu cầu về số lượng phiếu tối thiểu là 100. Kết quả phân tích các phiếu khảo sát CĐDC được trình bày trong phụ lục số 6, mục 6.4, phần phụ lục.

- Bảng hỏi đối với doanh nghiệp:

Bảng hỏi đối với doanh nghiệp bao gồm các câu hỏi về sự hỗ trợ của chính quyền cho doanh nghiệp, đánh giá của doanh nghiệp về một số nội dung liên quan đến QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc nhìn từ góc độ của doanh nghiệp và những kiến nghị giải pháp… (xem mẫu bảng hỏi số 05, phụ lục 5, phần phụ lục). Để có được các phiếu trả lời, nghiên cứu sinh thực hiện điều tra theo hình thức trực tuyến. Với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các Sở VHTTDL các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên, nghiên cứu sinh đã lập danh sách 125 doanh nghiệp du lịch, bao gồm: 30 doanh nghiệp lữ hành thường xuyên đưa khách đến các điểm DLCĐ ở Tây Bắc; 95 doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các điểm


DLCĐ (Hoà Bình: 40; Sơn La: 30; Điện Biên: 25). Sau đó, nghiên cứu sinh đã gửi thư mời tới 125 doanh nghiệp trên qua thư điện tử liên hệ của doanh nghiệp, kèm theo đường dẫn đến phiếu khảo sát trực tuyến.

Phiếu khảo sát doanh nghiệp có 22 câu hỏi độc lập, theo công thức xác định ở trên, cần có tối thiểu 110 mẫu. Thời gian thực hiện điều tra được bắt đầu từ 4/2020. Do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động nên đến hết năm 2020, nghiên cứu sinh chỉ nhận được 25 phiếu khảo sát từ doanh nghiệp. Kết quả phân tích các phiếu khảo sát doanh nghiệp được trình bày trong phụ lục số 6, mục 6.5, phần phụ lục.

1.2.4. Khung nghiên cứu của luận án

Khung nghiên cứu của luận án được mô tả trên hình 1.4 (xem hình 1.4).

Hình 1 4 Khung nghiên cứu của luận án Nguồn Nghiên cứu sinh xây dựng Luận 2

Hình 1.4. Khung nghiên cứu của luận án

Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng

Luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với PTDLCĐ của một địa phương cấp tỉnh trên cơ sở nghiên cứu các nội dung của QLNN về du lịch và những đặc điểm của DLCĐ và PTDLCĐ. Luận án nghiên cứu tổng quan những vấn đề cơ


bản nhất về DLCĐ, làm rõ khái niệm, nguyên tắc, các điều kiện cần thiết cơ bản để phát triển DLCĐ bởi đây là đối tượng của QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở khái niệm về PTDLCĐ và những nội dung của QLNN về du lịch, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, công cụ, mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý… của QLNN đối với PTDLCĐ trên cơ sở các nội dung của QLNN, QLNN về du lịch và các đặc điểm của PTDLCĐ. Các yếu tố ảnh hưởng (khách quan, chủ quan) đến QLNN đối với PTDLCĐ cũng như những tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ cũng được nghiên cứu để làm cơ sở nhận định kết quả hoạt động của QLNN đối với PTDLCĐ.

Vận dụng cơ sở lý luận đã được xác lập, luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo từng nội dung quản lý. Kết quả đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ theo các nội dung quản lý và theo các tiêu chí là cơ sở để luận án đưa ra những nhận định, kết luận về kết quả hoạt động của QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lý luận, thực trạng và những bài học kinh nghiệm được rút ra, luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị để góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.


Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu về DLCĐ, PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Với việc phân tích những nghiên cứu đã có, đề tài luận án đã chỉ ra những vấn đề cần nghiên cứu cụ thể về QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh ở vùng Tây Bắc, các câu hỏi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Nội dung chương cũng trình bày phương pháp luận nghiên cứu, bao gồm cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu và các phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong luận án. Luận án sử dụng tiếp cận định tính với các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia…


Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích IPA để thể hiện một cách trực quan mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến PTDLCĐ, là cơ sở để đưa ra nhận định kết quả PTDLCĐ, QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh và làm cơ sở đề xuất các giải pháp về PTDLCĐ và hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh.

Các phương pháp thu thập dữ liệu cũng đã được trình bày, trong đó dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra xã hội học với 4 nhóm đối tượng (bao gồm các chuyên gia, các doanh nghiệp du lịch, CĐDC tại các điểm DLCĐ và khách du lịch). Hoạt động điều tra xã hội học được thực hiện bằng hai hình thức: trực tuyến và trực tiếp.


CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH


2.1. Du lịch cộng đồng

2.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng

Theo Lukhele (2013), DLCĐ là một hình thức du lịch mà nếu phát triển đúng cách, sẽ góp phần làm giảm tác động không mong muốn của du lịch đến môi trường, góp phần tăng thu nhập, bảo tồn những nét văn hóa, môi trường và đem lại các cơ hội về giáo dục [128]. Timothy (2002) mô tả DLCĐ là một hình thức du lịch bền vững hơn so với du lịch đại chúng thông thường vì nó cho phép các CĐDC thoát khỏi sự điều hành từ những doanh nghiệp du lịch và chủ động khi dùng các TNDL [148]. Tolkach (2013) cho rằng đặc điểm cơ bản của DLCĐ chính là sự tham gia của CĐDC trong quá trình vận hành các công trình du lịch và cách tiếp cận theo chiều từ dưới lên (trái ngược với từ trên xuống) là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của DLCĐ [149].

Cụ thể hơn, Potjana (2003) định nghĩa:“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua du lịch cộng đồng, du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” [140]. Khái niệm này tập trung vào vai trò của chính CĐDC và nhấn mạnh mục tiêu của PTDLCĐ là đóng góp vào KTXH của chính địa phương, đem lại cơ hội cho du khách và lợi ích cho CĐDC.

Khái niệm DLCĐ được đề xuất trong Bộ Công cụ quản lý và giám sát DLCĐ của SNV (2007) khá chi tiết: “Du lịch cộng đồng là mội loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí