Bộ Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Và Cục Bản Quyền Tác Giả Trong Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Tác Giả

Tiểu kết Chương 1


Những thành quả trí tuệ do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo với hàm lượng chất xám của lao động được kết tinh ở các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Sở hữu tài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ là phạm trù rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Hoạt động bảo hộ quyền tác giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Hoạt động bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích khuyến khích sáng tạo, thu hút và bảo hộ đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thông qua đó, công chúng được tiếp cận và hưởng thụ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị.

Thực hiện quản lý hoạt động bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước sử dụng công cụ quan trọng, có tính hệ thống, và hiệu quả cao, đó chính là pháp luật. Thông qua pháp luật, Nhà nước tác động vào các đối tượng, và chủ thể của quyền tác giả để định hướng cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả vận động, phát triển theo những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn.

Trong nền kinh tế khoa học kỹ thuật số phát triển không ngừng, hoạt động sáng tạo, khai thác và sử dụng quyền tác giả diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức và quy mô khai thác, chính vì vậy, Nhà nước phải đảm bảo cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Nhà nước phải ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ để bảo hộ quyền tác giả. Chỉ trên cở sở một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển của kinh tế, xã hội, Nhà nước mới có thể phát huy được vai trò và chức năng quản lý nhà nước của mình nói chung và quản lý nhà nước trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả nói riêng.

Trong tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế, yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả của mỗi quốc gia đã trở thành một điều kiện tiên quyết. Hoạt động bảo hộ quyền tác giả có vai trò quan trọng, giúp nền kinh tế giữ được thế chủ động trong

quá trình hội nhập, góp phần thúc đẩy, giao lưu thương mại quốc tế, thông qua quản lý nhà nước bằng pháp luật, đã tạo một hành lang pháp lý an toàn, một cơ chế bảo hộ hữu hiệu, khuyến khích sáng tạo trong nước, bảo vệ các nhà sáng tạo, các nhà đầu tư trong nước trước sự cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa cùng loại trên thị trường, đặc biệt là sự tràn lan của hành vi vi phạm quyền tác giả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quyền tác giả là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như đối với nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


2.1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền tác giả trong quản lý nhà nước về quyền tác giả

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 7

2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quản lý nhà nước về quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về quyền tác giả. Theo Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng, ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Quản lý, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về sở hữu nhà nước; nhận chuyển giao quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

- Lập và quản lý Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Xuất bản và phát hành Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, cơ chế, chính sách và hoạt động thông tin, thống kê về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.

2.1.2. Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả

Cục Bản quyền tác giả (tiền thân là hãng bảo hộ quyền tác giả Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 28-VH/QĐ ngày 20/02/1987 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, sau nhiều lần bổ sung và sửa đổi, đến nay chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả được quy định tại Quyết định số 3954/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cục Bản quyền có nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:

- Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; dự thảo phương án đàm phán các Điều ước quốc tế,

cam kết quốc tế, chương trình hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trình Bộ trưởng quy định về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan về công nghiệp văn hóa; tổ chức bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở Văn hóa, thể thao, và du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

- Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

- Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

- Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

- Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, thống kê, xuất bản Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan và về công nghiệp văn hóa.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa theo quyết định của Bộ trưởng.

- Giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án họp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ và các công việc chung khác có liên quan.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.

b) Cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả có 01 Cục trưởng, 03 Phó cục trưởng, 06 phòng và tương đương: văn phòng Cục; phòng quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; phòng quản lý công nghiệp văn hóa; phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; phòng thông tin và hợp tác quốc tế; Trung tâm giám định quyền tác giả, quyền liên quan.

Cục bản quyền tác giả hiện nay có 29 công chức, 04 viên chức, 01 hợp đồng lao động theo nghị định 68, trong đó có 02 công chức thuộc phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan công tác tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các công chức, viên chức của Cục có trình độ học vấn từ đại học trở lên, trong đó có 01 tiến sĩ và 15 thạc sĩ. Đội ngũ lãnh đạo cấp phòng và tương đương của Cục hiện có 05 trưởng phòng, 04 phó trưởng phòng.

2.2. Tình hình quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, những kết quả đạt được tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020

2.2.1. Xây dựng, ban hành và tuyên truyền,hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả

Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc sáng tạo và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đồng thời bảo vệ lợi ích của công chúng hưởng thụ.

Trải qua hơn 20 năm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đã liên tục được hoàn thiện. Từ Bộ luật Dân sự năm 1995, với 36 điều quy định về quyền tác giả tại chương I phần thứ 6 và phần thứ 7; cho đến Bộ luật Dân sự 2005 vẫn là những quy định chung điều chỉnh các quan hệ dân sự trong lĩnh vực quyền tác giả cho đến khi được quy định cụ thể hóa riêng biệt bằng luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với 222 điều trong đó, có 46 điều quy định riêng về quyền tác giả, quyền liên quan. Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định cụ thể về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, điều kiện bảo hộ, nội dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền, chuyển giao quyền, chứng nhận đăng ký quyền, tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ, các biện pháp tự bảo vệ quyền, xử lý xâm phạm quyền bằng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự...

Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 được đánh giá là bảo đảm đáp ứng được các mục tiêu và đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập, khắc phục được các bất cập hiện đang tồn tại, làm cho hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta tiến gần hơn với hệ thống của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời đây là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển

thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý, thực thi, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

Để hướng dẫn các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Chính phủ ban hành: Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, với 33 điều sửa đổi, bổ sung. Phần quyền tác giả, sửa đổi điều 26 và điều 33 về giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan cho phù hợp với điều 11 bis Công ước Berne và kéo dài thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh từ 50 lên 75 năm cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của Hiệp định TRIPs. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập, thể chế hóa Nghị quyết số 71/2006/ NQ-QH11 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan được thay thế bằng Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngày 14/6/2019 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14). Luật này được Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm kịp thời nội luật hóa các nghĩa vụ phải thi hành ngay trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí