Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Và Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai Giai Đoạn 2011 Đến 2015


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015

2.1.1.Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Gia Lai tác động đến du lịch

- Diện tích: 15.536,9 km²

- Dân số: 1.359.900 người (năm 2013)

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

- Khí hậu: Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21ºC - 25ºC. Vùng tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500mm, vùng đông Trường Sơn từ 1.200 -1.750mm.

- Tỉnh Gia Lai có cộng đồng nhiều dân tộc chung sống, người Kinh chiếm 52% dân số, còn lại là người Gia Rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho, Nhắng, Thái, Mường...[14,tr.4]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Giao thông:

Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quy Nhơn đến Pleiku và đi các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia; quốc lộ 25 nối với Phú Yên [20,tr.21]

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 5

a). Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Biển Hồ:

Biển Hồ (hay còn gọi là Tơ Nuêng) cách trung tâm thành phố Pleiku 06 km về hướng Bắc, thuộc địa bàn xã Biển Hồ-thành phố Pleiku.Biển Hồ, trước đây


nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách nay hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha, điểm sâu nhất 25 m. Khu vực Biển Hồ còn lưu giữ dấu tích của di chỉ khảo cổ học. Biển Hồ là thắng cảnh thiên nhiên đẹp, đã được Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng Di tích Danh thắng Quốc gia vào ngày 16/11/1988.[20,tr.38]

* Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh:

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ- TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trường Sơn, về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã : Đak Rong, Krong, Kon Pne (huyệnKbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang). Tổng diện tích 41.780 ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 23.064 ha, phân khu phục hồi sinh thái có 19.646 ha, phân khu dịch vụ hành chính có 70 ha. Vườn có 652 loài thực vật có mạch, đặc biệt có các loại gỗ quí như: Pơmu, Cẩm Lai, Trắc, Hương...; 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái, 209 loài bướm và nhiều loài sinh vật khác. Khu vực Kon Ka Kinh có khí hậu mát mẻ quanh năm,

nhiệt độ từ 18-20C

Năm 2004, tại Hội nghị các Vườn quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (tổ chức tại Vườn quốc gia Khao Yai-Thái Lan từ ngày 20-24/9/2004) đ công nhận Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là Vườn di sản ASEAN.[20,tr.38]

* Khu Bảo thiên nhiên KonChưRăng:

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng (hay còn gọi là KonchưRăng, Kon Cha Răng) được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với diện tích 16.000 ha. Khu BTTN Kon Chư Răng thuộc địa phận xã Sơn Lang-huyện Kbang, có diện tích rừng tự nhiên là 15.610 ha chiếm 98% tổng diện tích khu BTTN. Khu BTTN Kon Chư Răng có 546 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 376 chi, 122 họ, trong đó có 201 loài cây gỗ, 120 loài cây dược liệu, 48 loài cây có khả năng làm cảnh. Trong đó thực vật có 7 loài bị đe dọa được ghi trong danh sách các


loài bị đe dọa toàn cầu của IUCN, 18 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 9 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam là: Thích Quả Đỏ, Du Móc, Lọng Hiệp, Hoa Khế, Trắc, Hoàng Thảo vạch đỏ, Xoay, Giỗi. Trong các loài chim, có 6 loài bị đe dọa ở mức toàn cầu...[20,tr.39]

* Thác Phú Cường:

Thuộc xã Dun-huyện Chư Sê, cách thành phố Pleiku 45 km về phía Tây Nam. Thác nước cao trên 30 m, miệng thác rộng 35 m, nằm trên dòng chảy suối Ia Pech đổ ra sông Ayun, về với hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Hệ thực vật xung quanh thác là rừng khộp, có thảm thực vật xanh tốt.[20.,tr.39]

* Hồ Ayun Hạ:

Thuộc địa bàn xã Ayun Hạ-huyện Phú Thiện, nằm cách thành phố Pleiku 70 km về phía Đông Nam. Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994 để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Hồ Ayun Hạ cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước. Với bề mặt thoáng, rộng 37 km2 , dung tích 253 triệu m 3 nước (ứng với mực nước dâng bình thường).[20,tr.39]

b). Tài nguyên du lịch nhân văn

* Quảng trường Đại Đoàn Kết

Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku, trong khuôn viên rộng 12ha. Tượng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam và dàn cồng chiêng Tây Nguyên bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Trong quần thể quảng trường còn có các công trình kiến trúc như Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tạo nên không gian đậm chất văn hóa, lịch sử nơi đây. Khối đá hình trụ 3 tầng bên phải tượng Bác thể hiện tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em.Hai bên tượng Bác là dàn Cồng chiêng với đủ kích cỡ.[20,tr.41]

* Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo


Nằm trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Kbang và huyện Kông Chro, quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo đ được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử-văn hoá quốc gia vào ngày 14/6/1991. Quần thể gồm các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ: Lũy An Khê-An Khê Trường-Gò Chợ, Gò Kho-Xóm Ké, Hòn Bình-Hòn Nhược-Hòn Tào, Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu, Nền Nhà-Hồ Nước-Kho Tiền Ông Nhạc, Miếu Xà. Tây Sơn Thượng đạo là mảnh đất khởi nghiệp của 3 anh em nhà Tây Sơn, chính từ căn cứ này đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho Tổ quốc.

- An Khê Trường (còn gọi là đình Trong hay đình An Lũy): nằm ở phía Nam thị xã An Khê, cách quốc lộ 19 khoảng 600 m, thuộc địa bàn tổ 14 phường Tây Sơn-thị xã An Khê. Đây là trung tâm khu vực đồn lũy, là nơi tập hợp lực lượng khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn. Năm 1773 anh em Tây Sơn chọn nơi đây làm lễ khởi binh trước khi tiến quân xuống đồng bằng rồi ra Bắc.

-Gò Chợ: thuộc địa bàn tổ 14 phường Tây Sơn-thị xã An Khê. Gò Chợ nằm cách An Khê Trường 100m về phía Tây. Nơi đây, trước kia Nguyễn Nhạc đã tiếp xúc, giao thương với người Bahnar trong vùng và vận động đồng bào đi theo phong trào Tây Sơn. Cũng nơi đây Nguyễn Nhạc đã gặp gỡ , trao đổi công việc với các thủ lĩnh.[20,tr.42]

* Di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi:

Là di tích về hiện tượng lịch sử-văn hóa Yang Pơtao Apui tại xã Ayun Hạ- huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku khoảng 60 km về hướng Đông Nam. Di tích này đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa theo Quyết định số 281/QĐ-BT ngày 24/3/1993. Yang Pơtao Apui (thường được dịch là Thần Vua Lửa) đã tồn tại lâu đời trong lịch sử tộc người rai. Đây là hiện tượng văn hóa-tín ngưỡng phức tạp nên thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Pơtao Apui có chức năng chính là dựa vào sức mạnh của gươm thần truyền từ đời này sang đời khác để cầu mưa khi


bước vào mùa vụ trồng tỉa hoặc đang giữa chu kỳ canh tác nương rẫy mà gặp hạn hán.Di tích Plei Ơi là điểm dừng chân hấp dẫn du khách vì lợi thế nằm gần khu vực hồ Ayun Hạ-một cảnh quan sinh thái đẹp.[20,tr.42]

* Nhà lao Pleiku:

Nằm trên đường Thống Nhất, phường Ia Kring-thành phố Pleiku. Năm 1925, người Pháp cho xây dựng Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao... Năm 1994, Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.

* Làng kháng chiến Stơr:

Thuộc xã Tơ Tung-huyện Kbang, cách đường quốc lộ 19 khoảng 10 km, cách thị trấn Kbang 16 km. Trong kháng chiến chống Pháp, dân làng Stơr cùng với Anh hùng Núp, bằng những vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên... đã kiên cường đánh giặc và trở thành làng kháng chiến tiêu biểu, là biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu. Anh hùng Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục.

Làng Stơr đã được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 281/QĐ-BT ngày 24/3/1993 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tại khu di tích hiện có nhà lưu niệm Anh hùng Núp, nhà Rông của đồng bào dân tộc Bahnar...[20, tr.43]

* Di tích Chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954):

Nằm trên quả đồi ven quốc lộ 19 thuộc địa bàn xã An Thành-huyện Đak Pơ,


cách thị xã An Khê 20 km về phía Tây. Nơi đây tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống để lại những chiến công hiển hách sau trận thắng vang dội tiêu diệt Binh đoàn ứng chiến cơ động 100 (GIM100) của Pháp vào ngày 24/6/1954. Đây là trận đánh lịch sử khi quân Pháp rút chạy bị quân ta phục kích tiêu diệt, thừa cơ hội này quân ta đã giải phóng thị trấn An Khê, các huyện Đak Bớt, Pleikon, KomPlông và vùng Tây đường 14 huyện Pleikly. Di tích Chiến thắng Đak Pơ đ được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.[20, tr.43]

* Di tích Chiến thắng Đường 7-Sông Bờ:

Nằm ở phía Bắc quốc lộ 25, phía Đông cầu Sông Bờ, thuộc địa phận xã Ia Sao thị xã Ayun Pa được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ- BVHTT ngày 28/12/2001. Đây là di tích đánh dấu giai đoạn kết thúc của Chiến dịch Tây Nguyên vào mùa Xuân năm 1975-Chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.Đường 7 là tên cũ của quốc lộ 25; cầu Sông Bờ nằm trên Đường 7 ở phía Đông thị xã Phú Bổn (nay là thị xã Ayun Pa).[20, tr.44]

* Di tích Chiến thắng Plei Me (Pleime):

Đồn Plei Me thuộc xã Ia Ga-huyện Chư Prông, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 311/QĐ- BVHTTDL ngày 22/01/2009. Chiến thắng Plei Me là trận đọ sức đầu tiên của quân và dân ta với quân Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên (19/10-19/11/1965). Đây cũng là lần đầu tiên Sư đoàn kỵ binh bay số 1 “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ” ra quân bị thất bại. Plei Me là nơi mà địch coi là vị trí biên phòng hiểm yếu trên tuyến phòng thủ Tây và Tây Nam thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku), còn là một trung tâm huấn luyện biệt kích.[20, tr.44]

c). Văn hóa truyền thống

* Làng Phung (Pleiphun) Là làng truyền thống của người Jrai thuộc xã Ia Mơ Nông-huyện Chư Păh, cách thành phố Pleiku khoảng 40 km về hướng Tây Bắc.


Làng Phung có cảnh quan đẹp với nhiều cây cổ thụ, nhà sàn, giọt nước... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

* Làng Kép Làng Kép nằm kề bên tuyến đường đi đến công trình thủy điện Ia Ly, thuộc địa bàn x Ia Mơ Nông-huyện Chư Păh. Làng còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc jrai như nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, giọt nước.

* Làng Chiêng Nằm trên địa bàn thị trấn Kbang-huyện Kbang, làng Chiêng là làng truyền thống của dân tộc Bahnar còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, tại làng còn có những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm rựu cần.

* Làng Ốp (PleiÔp) Nằm ở trung tâm thành phố Pleiku (phường Hoa Lư), làng Ốp vẫn còn bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai và nhiều nghề truyền thống như: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng...

* Làng H‟way là làng truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar thuộc xã Hà Tam-huyện Đak Pơ. Làng H‟way còn lưu giữ tương đối những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bahnar, đặc biệt nơi đây là một trong những làng còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất của huyện Đak Pơ.

* Làng Tnùng 1 Thuộc địa bàn xã Ya Ma-huyện Kông Chro, làng Tnùng 1 còn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Bahnar như nhà rông, nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm.

d). Làng nghề truyền thống:

* Làng dệt thổ cẩm Dôr II xã Glar Làng dệt thổ cẩm Dôr II thuộc địa bàn xã Glar-huyện Đak Đoa. Nơi đây còn giữ được nghề dệt thổ cẩm với nhiều mặt hàng đa dạng.

* Làng Nơm Thuộc địa bàn xã Ia Pết-huyện Đak Đoa, làng Ngơm Thung có tiềm năng và thế mạnh về nghề đan lát truyền thống với sản phẩm chính là gùi có họa tiết trang trí đẹp.Phần lớn dân làng Ngơm Thung là người dân tộc Jrai,Bahnar. đ). Văn hóa phi vật thể

* Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại


Trong truyền thống của cư dân bản địa Tây Nguyên (gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), cồng chiêng không tồn tại như một loại nhạc cụ hay một phương tiện giải trí đơn thuần mà có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Cồng chiêng có mặt sớm trong hầu hết các tộc người đã cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.Sự phổ biến của cồng chiêng cho thấy cồng chiêng là một phần máu thịt của văn hóa Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể, đại diện của nhân loại vào ngày 25/11/2005, đây là tài sản vô cùng quí báu của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng tại Tây Nguyên trong đó có Gia Lai.[20, tr.47]

* Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Sử thi (Hơmon) được công nhận theo quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

- Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui được công nhận theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.[20,tr.47]

* Các lễ hội

Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, có khả năng thu hút rất cao đối với du khách. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu được phong tục, tập quán của cư dân địa phương. Tại Gia Lai hiện vẫn còn duytrì nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar với những nét văn hóa đặc sắc như: Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả), Lễ mừng chiến thắng, Lễ khánh thành nhà Rông, Lễ cầu an, Lễ ăn cơm mới, Lễ trưởng thành...[20,tr.47]

* Đặc sản địa phương

Gia Lai là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn đối với du khách như: cơm lam, rượu cần, phở khô...Đặc biệt là các loại thổ sản: măng rừng, mật ong, hồ tiêu, cà phê, chè...Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí