Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 4


Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số khoảng 1,4 triệu người. Với vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng; với địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam và cả Phnompênh (Campuchia). Mấy năm gần đây Cần Thơ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn. KCHT, CSVC-KT, doanh thu, số lượng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trước. Tổng số lượt khách du lịch năm 2015 là 1462.141 lượt, trong đó 140.841 lượt khách quốc tế; năm 2016 là 1543.650 lượt, trong đó 151.221 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu năm 2015 là 431,2 tỷ đồng; năm 2016 là 470,9 tỷ đồng.

Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, TP Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp QLNN chủ yếu sau: xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư, TP Cần Thơ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển các khu du lịch, đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng...); bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay và những năm tiếp theo, đó là coi du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long và du lịch văn hóa là hướng đột phá trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố; tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng KCHT, CSVC-KT du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNN nói chung và cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới [6, tr.37]

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đak Lak

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , 6 tháng đầu năm 2016, ngành du lịch đã đón 269.000 lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách nội


địa trên 243.000 lượt người, quốc tế 25.000 người, công suất sử dụng buồng phòng đạt gần 62%, doanh thu đạt 211 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực, hứa hẹn nhiều hy vọng.Đak Lak sẽ là tiềm năng hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Hệ thống cơ sở lưu trú gồm 54 khách sạn và 103 nhà khách nhà nghỉ như hiện nay, Đắk Lắk đủ khả năng đón tiếp 800 – 900 nghìn lượt khách trong năm và có thể tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn với số lượng hàng ngàn lượt khách. Trong thời gian đến, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh nhiều khách sạn mới để đáp ứng nhu cầu và tốc độ tăng trưởng về lượt khách dự kiến sẽ tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm. Nhiều tuyến, điểm du lịch, khu du lịch được trung ương và tỉnh cùng các doanh nghiệp quan tâm đầu tư như Khu du lịch hồ Lăk, Buôn Đôn, thác Krông Kmar, thác Dray Nur ... Hệ thống giao thông, đường hàng không đến Đắk Lắk, đường bộ đến các điểm du lịch được đầu tư khá hoàn chỉnh, hầu hết những khu du lịch trọng điểm đã được nhựa hóa đến tận hàng rào khu du lịch.Với lợi thế đó, Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đã xác định mục tiêu “Phấn đấu đưa ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020; định hướng đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Với sự cố gắng của ngành du lịch Đắk Lắk, sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch của tỉnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành Trung ương mà đặc biệt là tham gia đầu tư của các doanh nghiệp, sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư, hy vọng ngành du lịch Đắk Lắk sẽ đạt được nhiều kết quả đáng kể trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương.

-Trước tình hình đó tỉnh ĐakLak đã đề ra triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về du lịch như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng đến ranh giới quy hoạch của các khu du lịch, điểm du lịch và đối với các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi hẻo lánh...

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 4

- Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện môi trường.

- Ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thu hút đầu tư, làm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ nơi tài nguyên du lịch chưa được khai thác, phát triển các loại hình du lịch và các hình thức kinh doanh mới có khả năng làm tăng thời gian lưu trú của khách, hấp dẫn đầu tư, tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

- Ưu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia.

- Đào tạo, bồi dưỡng đối với cộng đồng tham gia hoạt động du lịch: thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đối với du khách, đặc biệt là đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các khu du lịch, điểm du lịch. Thông qua pháp luật, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch sẽ ứng xử với nhau trong khuôn khổ cho phép dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch các cấp, gồm: Thành lập Sở chuyên ngành du lịch tại các địa phương để thuận lợi trong việc quản lý nhà nước về du lịch và đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển; Thành lập ban quản lý khu du lịch và bổ sung biên chế du lịch cho các phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thị xã, thành phố để các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương.[ Trang thông tin du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đak Lak]

1.3.4. Bài học rút ra cho Gia Lai

Từ kinh nghiệm hoàn thiện QLNN về du lịch ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Gia Lai như sau:


Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển.

Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển. Các tỉnh, thành phố này đều có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Gia Lai cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển KCHT, CSVC-KT du lịch.[6,tr.41]

Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.

Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo UNWTO( Tổ chức du lịch thế giới), ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đưa du lịch phát triển.[9,,tr.22]

Ba là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương.

Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó phải mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. Đặc biệt là người dâm tộc địa phươngkhi mà cồng chiêng tây nguyên được UNESCO đã công nhận cồng chiêng tây nguyên là di sản thế giới.


Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt đông kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

Năm là, quản lý đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, gồm: Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép. Phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Nâng cao trách nhiệm chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Có trách nhiệm và thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường. Có biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch. Áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. Thông tin rõ ràng, công khai trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch,bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.


Cộng đồng dân cư địa phương cần: nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Tuân thủ quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Gia Lai, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định, không lấn chiếm mặt bằng, không sử dụng trái phép đất đã được quy hoạch cho phát triển du lịch.

Đối với khách du lịch cần tuân thủ quy định của pháp luật, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch. Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch.

Sáu là, tăng cường kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

du lịch

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với du lịch là một trong những

nội dung quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch. Để các hoạt động này có hiệu quả, cần tập trung vào những nội dung sau:

Xác định rõ chức năng thanh tra, kiểm tra của Nhà nước vềdu lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch nhằm tạo môi trường chính trị, kinh tế, kết cấu hạ tầng cho du lịch phát triển thuận lợi, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh du lịch, hỗ trợ, điều tiết và cuối cùng là kiểm soát, bảo vệ công bằng xã hội cho người tham gia du lịch và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy sự phát triển ngành Du lịch. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm vạch ra những khuyết điểm, thiếu sót và áp dụng các biện pháp xử lý với các tổ chức, cá nhân mà điều quan trọng hơn là thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đúng pháp luật, ngăn chặn vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả và


sác cạnh tranh của các đơn vị, phục vụ và tạo thêm điều kiện để đơn vị phát triển, Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới sao cho vừa hướng dẫn cho đơn vị phát triển, vừa đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm túc. Hai nội dung này không hề đối lập mà thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch, cần tập trung giải quyết tốt những nội dung sau: Xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra đối với du lịch; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc đầu tư, quy hoạch, công tác bảo vệ môi trường du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch theo quy định; Thường xuyên đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có tính kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lắp, chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, cần đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới.

Bảy là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý nước về du lịch.


Tiểu kết chương I

Chương I luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước về du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về định hướng, chiến lược phát triển du lịch, quản lý nhà nước đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du dịch, quản lý nhà nước đối với luồng khách và hoạt động của khách du lịch, quản lý nhà nước đối với các tuyến, các điểm du lịch, quản lý nhà nước đối với các ngành, các cơ quan có thẩm quyền và liên quan đến du lịch. Đồng thời cũng phân tích, làm rõ các yếu tố, các đặc điểm, các yếu tố quản lý nhà nước về du lịch, tham khảo học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số tỉnh thành, đưa ra những bài học kinh nghiệm phù hợp đối với Gia Lai, từ đó đặt ra lý do vì sao cần phải quản lý nhà nước về du lịch.

Những căn cứ lý luận về quản lý nhà nước về du lịch sẻ được vận dụng cụ thể trong việc quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai trong phần trình bày tiếp theo của luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023