Nợ Xấu Của Các Nhtmcp Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2006-2012


Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.HCM, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP, Cục Thống kê TP.HCM 2006-2012 và tính toán của tác giả.

Tăng trưởng dư nợ cho vay và tăng trưởng dư nợ tín dụng, đều trên 37% trong năm 2010, đây cũng là tỷ lệ tăng trưởng cao do tăng cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2010, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất và cho vay thực hiện các dự án đầu tư theo các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kích cầu đầu tư trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 2.9. Nợ xấu của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012


Tỷ lệ nợ

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Từ nhóm 2 đến nhóm 5

1,78%

1,00%

4,57%

2,92%

2,80%

3,66%

6,46%

Từ nhóm 3 đến nhóm 5

0,66%

0,49%

2,34%

1,39%

1,82%

1,98%

3,63%

Từ nhóm 4 đến nhóm 5

0,48%

0,39%

1,17%

1,19%

1,14%

1,29%

2,26%

Nhóm 5

0,26%

0,22%

0,51%

0,78%

0,61%

0,60%

1,34%

Nhóm 5 trong tổng nợ

xấu

39,64%

44,41%

21,70%

56,20%

33,74%

30,50%

36,84%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 16

Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.HCM, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các NHTMCP 2006-2012 và tính toán của tác giả.

Đến năm 2011, tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ đạt 11,36% và tăng trưởng tín dụng là 11,47% ( xem Bảng 2.8). Do tăng trưởng nóng dư nợ tín dụng trong những năm trước, nợ xấu phát sinh tăng, một số NHTMCP có nợ xấu cao hơn 5% tổng

nợ tín dụng [24, tr.11], làm cho dòng luân chuyển vốn tín dụng chậm lại, hoạt

động huy động vốn khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao, làm hạn chế nhu cầu vay vốn của KH. Mặc dù chương trình kích cầu của TP.HCM tiếp tục triển khai qua ban hành Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND của UBND TP.HCM ngày 28/05/2011 và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2011-2015

theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/06/2011 của UBND TP.HCM;

song, chất lượng cho vay của các NHTMCP trên địa bàn vẫn có biểu hiện giảm sút trong giai đoạn 2006-2012, nợ quá hạn và nợ xấu đều gia tăng cao. So với tổng dư nợ đến cuối năm 2012, nợ cần chú ý đến nợ có khả năng mất vốn tăng lên đến 6,46%, nợ dưới chuẩn đến nợ có khả năng mất vốn lên đến 3,63%, nợ nghi ngờ đến nợ có khả năng mất vốn lên đến 2,26%, nợ có khả năng mất vốn lên đến 1,34%. Đặc biệt, tỷ lệ có nguy cơ mất vốn đến 2011 chiếm tỷ trọng trên 36% trong tổng nợ xấu là rủi ro khá cao trong HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn (xem Bảng 2.9). Tốc độ tăng trưởng cho vay của các NHTMCP đến cuối năm 2011 chỉ tăng 11,36%, thấp hơn nhiều so với những năm trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, phản ánh chất lượng cho vay đang theo chiều hướng xấu đi, nợ quá hạn

ngày càng cao, cho thấy

ẩn chứa nguy cơ

nợ xấu gia tăng thêm, làm cho chất

lượng cho vay của các NHTMCP trên địa bàn tiếp tục giảm sút đến cuối năm 2012.


Tăng trưởng dư nợ cho vay phần lớn cao hơn tăng trưởng về huy động vốn (xem Bảng 2.8) là một trong những khó khăn trong hoạt động cho vay. Bên cạnh , tác động về chính sách tiền tệ thắt chặt qua kênh tín dụng trong năm 2011, NHNN chì đạo thực hiện theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Theo lộ trình đến 30/06/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao kể từ đầu tháng 5/2011, nhiều TCTD gặp khó khăn trong huy đống vốn, thiếu hụt thanh khoản, “Có thời điểm huy động Đồng Việt Nam lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25- 28%/năm” [83,tr.4]. Các ngân hàng thúc đẩy nhanh việc giảm dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất, một số ngân hàng còn ngưng cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng để thực hiện đúng lộ trình NHNN yêu cầu [100,tr.1], đã tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2011.


Từ đầu năm 2012, NHNN tiếp tục định hướng theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 là chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV. Kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay không quá 16%. Tuy nhiên, đến tháng 04 năm 2012, NHNN từng bước nới lỏng hoạt động cho vay phù hợp với diễn biến hoạt động ngân hàng và khả năng tăng trưởng tín dụng của các TCTD. NHNN chỉ đạo qua Công văn số 2056/NHNN-CSTT ngày 10/04/2012, xác định dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích bao gồm: Dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng). Do vậy, hoạt động cho vay của các NHTMCP đã được mở rộng đối với xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay, mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước. Bên cạnh, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, còn tồn tại một số vấn đề quan ngại như lãi suất cho vay của các TCTD neo giữ ở mức cao quá lâu và chậm được điều chỉnh theo tín hiệu lạm phát, dư nợ tín dụng ngân hàng liên tục tăng trưởng âm trong các tháng đầu năm, hàng tồn kho cao, số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể và phá sản cùng nợ xấu ngân hàng tiếp tục gia tăng [86,tr1-3]. Chính phủ chỉ đạo theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012, NHNN đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, đã tạo hiệu ứng tích cực cho các NHTMCP tăng trưởng dư nợ cho vay đạt 11,51% trong năm 2012.


- Đối với hoạt động chiết khấu CCCN và GTCG khác: Đây là hoạt động được NHNN cho phép các NHTM thực hiện từ năm 1991 (gọi là chiết khấu chứng từ có giá theo Quyết định số 04-NH/QĐ ngày 08/01/1991 của NHNN). Sau 8 năm kể từ khi Luật các TCTD năm 1997 được hành, mới có hướng dẫn thực hiện chế chiết khấu GTCG (Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004). Đến sau

10 năm và sau khi có Luật các CCCN số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005, hoạt

động chiết khấu CCCN mới được NHNN ban hành khung pháp lý hướng dẫn triển khai vào đầu năm 2007 (Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006). Như vậy, việc chậm triển khai đã tác động làm cho số dư chiết khấu CCCN và GTCG khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ các hình thức cấp tín dụng, năm 2006 là 1,68%, năm 2007 là 3,50%, còn lại các năm sau chưa đến 1% (xem Bảng 2.7) và việc tăng trưởng hoạt động này biến động rất lớn trong giai đoạn 2006-2012 (xem Bảng 2.8).

Năm 2006, hoạt động chiết khấu CCCN và GTCG khác chiếm tỷ trọng

1,68% trong tổng dư nợ. Do các NHTMCP chỉ triển khai hoạt động chiết khấu

GTCG. Bên cạnh, chưa thực hiện chiết khấu hối phiếu, vì chỉ cho phép chấp

nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán hối phiếu, chưa thực hiện chiết khấu

hối phiếu theo Pháp lệnh thương phiếu số 24/12/1999.

17/1999/PL-UBTVQH10, ngày

Đến năm 2007, Quy chế chiết khấu các CCCN có hiệu lực thi hành, các NHTMCP thực hiện đồng thời chiết khấu CCCN và chiết khấu GTCG. Đồng thời, sự phát triển của thị trường chứng khoán làm tăng nhu cầu chiết khấu GTCG để

đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tạo điều kiện nâng tỷ trọng chiết khấu các

CCCN và GTCG lên 3,50% trong tổng dư nợ (xem Bảng 2.7) và tăng trưởng hoạt động này hơn 3,3 lần so với năm 2006 (xem Bảng 2.8).


Năm 2008, trước nguy cơ rủi ro tín dụng đối với các nhu cầu vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lên do thị giá chứng khoán có sự biến động theo xu hướng suy giảm, NHNN quy định các khoản cho vay, chiết khấu GTCG để đầu tư và kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro là 250% và

tổng dư

nợ cho vay, chiết khấu GTCG để

đầu tư

và kinh doanh chứng khoán

không vượt quá 20% vốn điều lệ

(Quyết định số

03/2008/QĐ-NHNN ngày

01/02/2008), đã tác động làn giảm tỷ trọng hoạt động chiết khấu CCCN và chiết khấu GTCG khác của các NHTMCP còn 0,42% (xem Bảng 2.7) và hoạt động này tăng trưởng âm trong năm 2008 (xem Bảng 2.8).

Đến năm 2009 và năm 2010 tăng trưởng dư nợ chiết khấu CCCN và GTCG khác lần lượt là 43,49% và 134%, do các NHTMCP gia tăng chiết khấu hối phiếu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn và tác động tích cực từ

chính sách hỗ

trợ

lãi suất. Đến năm 2011 và năm 2012, hoạt động chiết khấu

CCCN và GTCG khác giảm hơn 43% và 40% so với năm trước (xem Bảng 2.8), do ảnh hưởng trực tiếp từ lãi suất tín dụng cao và ảnh hưởng bởi những khó khăn từ hoạt động sản xuất kinh-doanh của doanh nghiệp.

- Đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng: Là một hình thức cấp tín dụng được NHNN cho phép từ năm 1992 (Quyết định số 192/NH-QĐ ngày 17/09/1992).

Trong giai đoạn 2006-2012, tỷ

trọng dư nợ

sau khi giảm vào năm 2006, có xu

hướng tăng dần từ hơn 2% lên đến hơn 2,6% so với tổng dư nợ (xem Bảng 2.7). Tốc độ tăng trưởng có nhiều biến động (xem Bảng 2.8) và bị tác động từ việc điều chỉnh, bổ sung khá nhiều quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng trong thời gian dài.


Năm 2006, số dư bảo lãnh ngân hàng chiếm hơn 5% tổng dư nợ các hình thức cấp tín dụng và hoạt động bảo lãnh ngân hàng tập trung vào bảo lãnh thanh toán. Từ năm 2007 đến năm 2012, môi trường kinh tế nhiều biến động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư gặp nhiều khó khăn, giảm sút các giao dịch kinh tế đã gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Bên cạnh, trong suốt

thời gian dài NHNN chưa điều tiết, chỉ đạo kịp thời hoạt động bảo lãnh ngân

hàng, để định hướng cho hoạt động này phát huy vai trò tích cực là một hình thức cấp tín dụng hiệu quả cho các giao dịch kinh tế, làm cho tỷ trọng dư nợ bảo lãnh giảm còn hơn 2% so với tổng dư nợ các hình thức cấp tín dụng (xem Bảng 2.7).

Quy chế bảo lãnh ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện, nhưng vẫn còn bộc lộ

nhiều hạn chế, chưa đề cập hết những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến nghĩa vụ của các bên liên quan đến hợp đồng bảo lãnh, việc đảm bảo quyền lợi của bên nhận bảo lãnh, đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các NHTMCP trong quá trình triển khai hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

- Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng: Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng trên địa bàn TP.HCM chỉ có 7 NHTMCP thực hiện trong giai đoạn 2006-2012. Tăng trưởng dư nợ cao, nhất là năm 2011 (xem Bảng 2.8), do

NHNN hạn chế cho vay tiêu dùng, nhiều NHTMCP chuyển sang cấp tín dụng

dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, bên cạnh nhu cầu giao dịch qua thẻ tín

dụng gia tăng với số lượng năm 2006: 16.348 thẻ, năm 2007: 25.150 thẻ, năm

2008: 48.747 thẻ, năm 2009: 71.301 thẻ, năm 2010: 89.631 thẻ và năm 2011:

158.766 thẻ [42, tr.1]. Tuy vậy, ở mức dư nợ thấp, nên tỷ trọng dư nợ chưa đạt đến 0,4% trong tổng dư nợ (xem Bảng 2.7). Hoạt động phát hành thẻ đã được NHNN ban hành quy chế, hình thành khung pháp lý từ năm 1999, nhưng đến năm

2007 quy chế

mới được ban hành để

thay thế

và tạo khung pháp lý cho các

NHTMCP phát hành thẻ tín dụng. Mặt khác, phát hành thẻ tín dụng được quy định là một phương thức cho vay, trong khi Luật các TCTD năm 2010 quy định phát hành thẻ tín dụng là một hình thức cấp tín dung, cho thấy khung pháp lý cho hoạt động này cần tiếp tục được hoàn thiện.


- Đối với hoạt động bao thanh toán: Phần lớn các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM chưa triển khai hoạt động bao thanh toán trong giai đoạn 2006-2012, chỉ có 4 NHTMCP có hoạt động bao thanh toán thường xuyên. Đây là hình thức cấp tín dụng có mức dư nợ thấp nhất, tỷ trọng dư nợ chưa đạt đến 0,2% tổng dư nợ tín dụng (xem Bảng 2.7). Nguyên do, đây là hoạt động còn khá mới đối với nhiều NHTMCP, quy định còn thiếu đồng bộ giữa quy chế và luật các TCTD hiện hành để đảm bảo cho các NHTMCP triển khai có hiệu quả (NHNN ban hành quy chế từ năm 2004 và được điều chỉnh bổ sung vào năm 2008).

Qua quá trình phát triển các hình thức cấp tín dụng trong giai đoạn 2006- 2012, cho thấy các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM chưa thực sự đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính. Sự đa dạng các các hình thức cấp tín dụng qua kết quả khảo sát thực tế trong năm 2011, số lượng phiếu khảo sát được phát ra là 300 phiếu, nhằm đảm bảo mẫu khảo sát có tính đại diện cao, chon các đối tượng có nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng, tác giả đã phát ra 100 phiếu cho các nhà quản lý doanh nghiệp, 100 phiếu khảo sát cho nhân viên văn phòng và 100 phiếu khảo sát cho sinh viên và các nghề nghiệp khác. Kết quả khảo sát cho thấy KH chỉ tập trung vào hình thức cấp tín dụng cho vay, các hình thức cấp tín dụng khác KH sử dụng rất ít, chiết khấu CCCN và GTCG khác chỉ có 7% KH sử dụng, bảo lãnh ngân hàng tối đa có 16% KH sử dụng; thẻ tín dụng có 8% KH sử dụng và hoạt động bao thanh toán có 6% KH sử dụng (xem Phụ lục 2). Các nguyên do chính xuất phát từ tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, khả năng phát triển của các NHTMCP còn hạn chế và sự điều tiết, tác động chưa kịp

thời của Nhà nước trong quá trình QLNN về NHTMCP.

đa dạng hóa HĐTD của các

2.2.2 Thực trạng đa dạng hóa các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022