Tăng Trưởng Tín Dụng Của Việt Nam Và Tỷ Lệ Tín Dụng Trên


Hệ thống các TCTD Việt Nam hình thành đa dạng và hoạt động nhiều năm đã giúp cho các TCTD trong nước có lợi thế trong cạnh tranh, mở rộng mạng lưới, mở rộng hoạt động ngân hàng nói chung và đa dạng hóa HĐTD nói riêng, từng bước gia nhập thị trường tài chính theo tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống các TCTD Việt nam đối mặt với nhiều rủi ro, đặc

biệt là rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006-2012 là

28,09% và tỷ lệ tín dụng so với GDP nâng cao hàng năm, đến năm 2012 ở mức 104,75% (xem Bảng 2.4). Cho thấy, hệ thống các TCTD tại Việt Nam phát triển quy mô tín dụng quá lớn, ẩn chứa nhiều rủi ro trong HĐTD và thực tế nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây.

Bảng 2.4. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam và tỷ lệ tín dụng trên

GDP giai đon 2006-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Dư nợ tín

dụng

665.62

2

1.024.32

5

1.275.04

8

1.869.25

5

2.475.53

5

2.830.19

3

3.090.904


GDP

974.26

6

1.143.71

5

1.485.03

8

1.658.38

9

1.980.91

4

2.536.63

1


2.950.684

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 14


Tín

dụng/GDP


68,32%


89,56%


85,86%


112,72%


124,97%


111,57%


104,75%


Nguồn: Tổng cục thống kê 2006-2013 và Báo cáo thường niên NHNN 2006-2013 Theo số liệu của NHNN, đến cuối năm 2011, nợ xấu ở mức 2,86%, tăng so

với mức 2,04% của năm 2010 [79, tr.39]. Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh

nhưng chất lượng tín dụng của các TCTD thấp, nợ xấu đến cuối năm 2012 tăng lên mức 3,94% và đến tháng 6 năm 2013 lên mức 4,45% [81, tr.1]. Nợ xấu đã tích tụ từ những năm trước đây, khi các TCTD mở rộng tín dụng nhưng kỹ năng phòng vệ rủi ro kém, nên tín dụng càng tăng trưởng cao thì rủi ro càng lớn. Hậu quả cụ thể trong thời gian qua với tình trạng gia tăng nợ xấu khó kiểm soát. Nguyên do, nhiều TCTD tập trung cấp tín dụng vào nhóm đối tương KH tiềm ẩn nhiều rủi ro (các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, các KH là cổ đông của các TCTD), các lĩnh vực nhiều rủi ro (bất động sản, chứng khoán), thiếu cập nhật quy trình kiểm soát rủi ro trong điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ, khả năng nhận diện rủi ro yếu kém và rủi ro đạo đức ngày càng gia tăng.

Cùng hoạt động với các TCTD trong điều kiện tại Việt Nam, song do đặc điểm kinh tế của TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính của cả nước, đã thu hút phần lớn các TCTD tại Việt Nam, đặc biệt là các NHTMCP chiếm trên 40% và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 60% số lượng trên cả nước (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Hệ thống các TCTD trên địa bàn TP.HCM đến tháng 06 năm 2013


STT

TCTD

Tổng vốn điều

lệ

Vốn điều lệ

bình quân

Số

lượng

1

NHTM Nhà nước

3.055 tỷ VND

3.055 tỷ VND

1

2

NHTMCP

80.060 tỷ VND

5.718 tỷ VND

14

4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

265 triệu USD

8,8 triệu USD

30

5

Ngân hàng liên doanh

226 triệu USD

113 triệu USD

2

6

Ngân hàng 100% vốn nước

ngoài

13.547 tỷ VND

4.516 tỷ VND

3

7

Công ty tài chính

4.754 tỷ VND

679 tỷ VND

7

8

Công ty cho thuê tài chính

1.847 tỷ VND

264 tỷ VND

7

9

Các TCTD hợp tác

5,8 tỷ VND

0,65 tỷ VND

9


10

Văn phòng đại diện ngân hàng

nước ngoài



25

Nguồn: NHNN 2013 và tính toán của tác giả

Quá trình hình thành và phát triển số

lượng các NHTMCP

trên địa bàn

TP.HCM gắn liền với quá trình cơ

cấu lại các TCTD trên địa bàn.

Trước thời

điểm Luật các TCTD được ban hành vào năm 1997, trên địa bàn TP.HCM có 18 NHTMCP, gồm 17 NHTMCP đô thị và 1 NHTMCP nông thôn. Các NHTMCP là EIB, SGB, HDB (thành lập trước pháp lệnh ngân hàng), EAB, ACB, OCB (thành lập theo pháp lệnh ngân hàng), FCB, GDB, NAB, PNB, STB, NHTMCP Nam Đô, NHTMCP Mê Kông, NHTMCP Đại Nam, NHTMCP Việt Hoa, NHTMCP Quế Đô, NHTMCP Tân Việt, NHTMCP nông thôn An Bình (là 12 NHTMCP hình thành trên cơ sở hợp nhất các hợp tác xã tín dụng).

Đến năm 1997, Luật các TCTD ra đời, một số NHTMCP trên địa bàn

TP.HCM hoạt động không an toàn, vi phạm pháp luật, kém hiệu quả đã được hợp nhất, sáp nhập, rút giấy phép và tiến hành thanh lý nhằm chấn chỉnh hoạt động của các NHTMCP. NHNN thu hồi giấy phép hoạt động và tiến hành thanh lý NHTMCP Mê Kông, NHTMCP Đại Nam đã được sáp nhập vào PNB, VAB được

thành lập trên cơ

sở hợp nhất giữa Công ty Tài chính cổ

phần Sài Gòn và

NHTMCP nông thôn Đà Nẵng, SCB ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ NHTMCP Quế Đô. ABB chuyển thành NHTMCP đô thị, NHTMCP Nông thôn Sông Kiên tại Tỉnh Kiên Giang, đã được thành lập vào năm 1995, đến năm 2006 ngân hàng này được chuyển thành NHTMCP đô thị đặt tại TP.HCM và đổi tên thành NVB. Do đó, số lượng các NHTMCP có trụ sở trên địa bàn TP.HCM tính đến cuối năm 2010 là 16 NHTMCP.


Sau khi Luật các TCTD ban hành vào năm 2010, hoạt động của một số NHTMCP trên địa bàn gặp khó khăn do thiếu thanh khoản, vốn điều lệ thấp,…nên một số NHTMCP đã hợp nhất. NHTMCP Tân Việt được thành lập vào năm 1992, được đổi tên thành NHTMCP Thái Bình Dương, đến năm 2009, được đổi tên thành VTNB, đến đầu năm 2012 ngân hàng này cùng FCB, SCB hợp nhất thành SCB và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Trong năm 2011, GDB tăng vốn điều lệ, gọi thêm đối tác mới và đổi tên thành NHTMCP Bản Việt. Do đó, số lượng các NHTMCP có trụ sở trên địa bàn TP.HCM tính đến cuối năm 2011 là 16 NHTMCP và bước sang đầu năm 2012 là 14 NHTMCP.

Việc tăng vốn điều lệ của các NHTMCP nhằm nâng cao năng lực tài chính và tuân thủ quy định góp đủ vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày

22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các

TCTD (được sửa đổi, bổ

sung theo Nghị

định số

10/2011/NĐ-CP ngày

26/01/2011). Đến năm 2013 các NHTMCP trên địa bàn đều đáp ứng được yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu và nguồn vốn điều lệ gia tăng đến tháng 6 năm 2013 hơn 6 lần so với năm 2006 và tập trung hơn 45% tổng vốn điều lệ các NHTMCP trên cả nước (xem Bảng 2.5). Bên cạnh các nguồn vốn khác, nguồn vốn điều lệ đã tạo nguồn lực tài chính quan trọng, góp phần đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.


Đối với HĐTD, trong giai đoạn 2006-2012, quy mô tín dụng của các TCTD trên địa bàn tăng cao hàng năm, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 115% GDP năm 2006 lên gần 139% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6) đã ẩn chứa nhiều rủi ro trong HĐTD. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, nợ xấu gia tăng và đã lan tỏa rộng khắp hệ thống NHTM [9, tr.45-48]. Xuất phát từ, tăng trưởng tín dụng cao nhiều năm chưa được cảnh báo đúng lúc và tự tin về phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường

bất động sản trong tương lai, đã cấp tín dụng ở mức độ lớn vào các lĩnh vực

nhiều rủi ro. Bên cạnh, kinh tế vĩ mô bất ổn, chính sách tiền tệ thắt chặt (lãi suất gia tăng, hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt hạn chế cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hạn chế cho vay tiêu dùng) đồng thời do tác động từ những khó khăn của các doanh nghiệp và từ các yếu tố bên trong của các NHTM… đã làm cho nợ quá hạn phát sinh với mức độ gia tăng và rủi ro trong HĐTD ngày càng lớn.

Bảng 2.6. Tỷ lệ tín dụng trên GDP của các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Xem tất cả 328 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí