Tăng Trưởng Gdp Theo Ngành Của Tp.hcm Giai Đoạn 2006-2012


Nguồn: Tổng cục thống kê 2006-2012 và tính toán của tác giả

So với các địa phương trong cả nước, TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3%

dân số

nhưng đã đóng góp 20,2% GDP cả

nước, 26,1% giá trị

sản xuất công

nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài [98, tr.1].

Bảng 2.2.Tăng trưởng GDP theo ngành của TP.HCM giai đoạn 2006-2012


Ngành

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tốc độ tăng trưởng (%)

GDP theo giá so sánh 1994

12,2

12,6

10,7

8,6

11,8

10,3

9,2

Nông - lâm - thủy sản

10,6

5,0

1,7

2,1

5,0

6,0

5,1

Công nghiệp - xây dựng

10,6

11,8

9,5

7,3

11,5

10,2

8,3

Dịch vụ

13,7

13,6

12,0

10,0

12,2

10,5

10,0

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo %

GDP theo giá so sánh 1994

12,2

12,6

10,7

8,6

11,8

10,3

9,2

Nông - lâm - thủy sản

0,2

0,2

0,2

0,1

0,1

0,1

0,1

Công nghiệp - xây dựng

5,8

5,9

4,7

3,8

5,4

4,5

3,7

Dịch vụ

6,2

6,5

5,8

4,7

6,3

5,7

5,4

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỉ lệ phần trăm

GDP theo giá thực tế

100

100

100

100

100

100

100

Nông - lâm - thủy sản

1,2

1,4

1,4

1,3

1,2

1,2

1,2

Công nghiệp - xây dựng

47,5

46,5

44,1

44,5

45,3

44,5

45,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 13


Dịch vụ

51,3

52,1

54,4

54,2

53,5

54,3

53,5


Nguồn: Cục thống kê TP.HCM 2006-2012 và tính toán của tác giả

Đến năm 2012, giá trị GDP theo giá thực tế đạt mức 591.863 tỷ đồng [1, tr.36-45]. Tăng trưởng kinh tế bình quân của TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 là 10,8%, tăng trưởng bình quân đối với nông, lâm, thủy sản 5,1%, công nghiệp và xây dựng là 9,9%, dịch vụ là 11,7%, tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế đều tăng cao hơn so với cả nước (xem Bảng 2.2). GDP bình quân đầu người tăng đến năm 2011 là 3.130 USD và năm 2102 lên 3.600 USD, gấp 2,3 lần so với cả nước [72, tr.1 ] và tính đến năm 2012, TP.HCM là địa bàn không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia[47, tr.1-3].

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, lãi suất vay vốn còn khá cao so với chi phí sản xuất, mặt khác do khó tiêu thụ được sản phẩm nên doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn đầu tư. Bằng nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng. Đến năm 2012, GDP tăng 9,2% của thành phố nếu xét trong bối cảnh chung là sự phấn đấu tích cực. Trong 9,2% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất với 5,4 điểm %, công nghiệp và xây dựng 3,7 điểm % và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 0,1 điểm % [1, tr.36-45].

Hoạt động kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực từ công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp, đến tài chính, ngân hàng,... TP.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính-tín dụng, doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc [98, tr.1]. Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 06 năm 2013 chiếm từ 51,3% đến 58,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm từ 44,1% đến 47,5%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm từ 0,9% đến 1,4% [1, tr.36-45], [2, tr.1-2], [4, tr.24].


Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã tạo môi trường thuận lợi cho các NHTMCP thu hút vốn hàng năm, đáp ứng nhu cầu đa dạng vốn tín dụng. Với cơ cấu ngành nghề đa dạng, có nhu cầu vốn tín dụng đa dạng và thường xuyên, tạo nhu cầu cho quá trình đa dạng hóa HĐTD. Tuy vậy, TP.HCM vẫn phải đối mặt

với nhiều khó khăn, thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp hiện đại; cơ sở hạ

tầng lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế [50, tr.1].

2.1.2 Hoạt động của các TCTD trên địa bàn TP.HCM

Tại Việt Nam, hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, về loại hình khác nhau và nhiều quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho nền kinh tế. Theo thông tin, số liệu của NHNN, hệ thống các TCTD tại Việt nam tính đến 30/06/2013 gồm 6 NHTM Nhà nước (bao gồm Ngân hàng phát triển Việt Nam-VDB) với 1.360 chi nhánh và sở giao dịch; 01 Ngân hàng chính sách xã hội, với 65 chi nhánh và sở giao dịch; 34 NHTMCP, có 1.030 chi nhánh và sở giao dịch; nhiều TCTD khác là chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chính và phụ), ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các TCTD hợp tác và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Trong đó, các NHTM Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Hệ thống các TCTD tại Việt nam đến tháng 06 năm 2013


STT

TCTD

Tổng vốn điều

lệ

Vốn điều lệ

bình quân

Số

lượng

1

NHTM Nhà nước

121.055 tỷ VND

20.176 tỷ đồng

6

2

Ngân hàng Chính sách xã hội

8.988 tỷ VND

8.988 tỷ đồng

1

3

NHTMCP

177.773 tỷ VND

5.229 tỷ đồng

34

4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

615 triệu USD

12,3 triệu USD

50

5

Ngân hàng liên doanh

458,5 triệu USD

114,6 triệu

USD

5

6

Ngân hàng 100% vốn nước

ngoài

19.547 tỷ VND

3.909,4 tỷ VND

5

7

Công ty tài chính

20.316,9 tỷ VND

1.128,7 tỷ VND

18

8

Công ty cho thuê tài chính

3.650 tỷ VND và

13 triệu USD

327 tỷ VND

12

9

Các TCTD hợp tác

559 tỷ đồng

0,57 tỷ VND

968


10

Văn phòng đại diện ngân hàng

nước ngoài



50


Nguồn: NHNN 2013 và tính toán của tác giả

Hệ thống các TCTD Việt Nam hình thành đa dạng, tương đồng với đặc

điểm của nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế, đa dạng sở hữu, ngành nghề và nhiều đối tượng KH khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng và nhu về vốn tín dụng đa dạng cho nhiều đối tượng KH khác nhau là nền tảng hình thành hệ thống các TCTD Việt Nam đa dạng. Với quá trình hoạt động nhiều năm, các NHTM Nhà nước luôn chiếm ưu thế và cùng với các TCTD khác trong nước luôn chiếm thị phần cao về cho vay từ 84,65% đến 91,2% [74, tr.41], [76, tr.28] so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2006-2012, HĐTD hướng vào sản xuất kinh doanh, tỷ trọng tín dụng bình quân cho ngành nông nghiệp và công nghiệp-xây dựng chiếm trên 61% trong tổng dư nơ của nền kinh tế (xem Biểu đồ 2.1).

16,04%

21,37%

22,82%

39,78%

Nông nghiệp

Công nghiệp-Xây dựng Thương mại

Ngành khác

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng tín dụng bình quân theo ngành kinh tế của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Nguồn: NHNN 2006-2013 và tính toán của tác giả


Năm 2006, dư nợ cho vay tăng 25,44%, so với năm 2005 [74, tr.39], đến năm 2007, tăng trưởng tín dụng cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, dư nợ cho vay tăng 53,89% so với năm 2006 [75, tr.27]. Năm 2008, tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế dư nợ cho vay tăng 25,43% [76, tr.26]. Năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng 37,53%,..chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế [77, tr.18].

60,00%

50,00%

40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

53,89%

37,53%

31,19%

25,44%

25,43%


14,33% 8,85%

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Nguồn: NHNN 2006-2013 và tính toán của tác giả

Do hiệu ứng từ chính sách kích thích kinh tế, đến năm 2010, tổng dư nợ tín dung tiếp tục tăng 31,19% so với năm 2009 [78, tr.21]. Từ năm 2011, tăng trưởng tín dụng sụt giảm nhanh mức tăng 14,33% so với năm 2010 [79, tr.30] và năm 2012 có mức tăng 8,85% so với năm 2011 [80, tr.1], do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN (hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán), HĐTD thu hẹp, lãi suất tăng cao, bên cạnh khó khăn của nhiều doanh nghiệp đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD.

Xem tất cả 328 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí