Quản Lý Nhà Nước Về Chứng Thực Khi Có Luật Công Chứng Và Nghị Định 79/2007/nđ-Cp

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định trách nhiệm Giám đốc STP trong việc giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Đồng thời Giám đốc STP có trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các Phòng công chứng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã được giao nhiệm vụ công chứng để tổng hợp định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo BTP và UBND tỉnh.

Ngày 18/5/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thay thế Nghị định số 45/HĐBT. Theo đó BTP quy định thống nhất về ban hành các mẫu văn bản công chứng và các mẫu sổ công chứng trong phạm vi cả nước. Nếu như theo Nghị định số 45/HĐBT việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên giao cho Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện thì Nghị định 31/CP giao cho BTP theo đề nghị của giám đốc Sở nhằm chuyên môn hoá hoạt động công chứng. BTP quy định thống nhất về ban hành các mẫu văn bản công chứng và các mẫu sổ công chứng trong phạm vi cả nước.

Ngày 08/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thay thế Nghị định 31/CP. Theo đó Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về công chứng, chứng thực trong phạm vi cả nước cụ thể:

*/ Cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trên chính là Bộ tư pháp nhiệm vụ quyền hạn như:

- Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng, chứng thực và ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài việc tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản trong phạm vi mình quản lý thì BTP ban hành văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình:

+ Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/03/2001 của Bộ Tư pháp về

hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực.Thông tư trên của Bộ Tư pháp quy định một số vấn đề về nghiệp vụ công chứng, chứng thực; mẫu công chứng và một số vấn đề về tổ chức, quản lý công chứng, chứng thực. Đồng thời BTP phối hợp với cơ quan khác ban hành văn bản hướng dẫn như việc ban hành thông tư liên tịch:

+Thông tư số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và BTP về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.

- Hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình BTP ban hành văn bản hướng dẫn:

+ Công văn 1744/TP- CC ngày 07/07/2004 của BTP về việc thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bên cạnh, ban hành công văn BTP còn tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ. Ban hành và hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các sổ công chứng, chứng thực theo thẩm quyền, quy định và hướng dẫn việc sử dụng mẫu hợp đồng, giao dịch, mẫu nội dung lời chứng. Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực; tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng, chứng thực báo cáo Chính phủ. Ngoài ra, thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng, chứng thực; đào tạo nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp Thẻ công chứng viên; phát hành niên giám công chứng viên; triển khai việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng.

+ Nghị định số 75 cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong việc quản lý nhà nước về công chứng tại Điều 18 như sau:

Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 4

“ Phối hợp với BTP trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo

quy định của pháp luật về công chứng; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền;Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi BTP theo định kỳ 6 tháng và hàng năm [27, tr. 7].

*/ Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực được quy định tại Điều 19 Nghị định số 75:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo hoạt động công chứng, chứng thực;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực theo thẩm quyền;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người thực hiện chứng thực của ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra hoạt động của Phòng Công chứng và ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;

- Quyết định thành lập, giải thể Phòng Công chứng; quyết định thẩm quyền địa hạt cho từng Phòng Công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công chứng; định biên chế cho từng Phòng Công chứng; bảo đảm trụ sở làm việc, phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết khác cho hoạt động của Phòng Công chứng;

- Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng, chứng thực trong địa phương gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này”[27, tr. 7-8].

*/ Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý nhà nước về chứng thực theo quy định tại Điều 22 Khoản 1 Nghị định số 75:

“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:

a) Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

b) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;

đ) Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;

e) Các việc khác theo quy định của pháp luật”[27, tr. 8].

*/ Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:

UBND cấp xã có quyền chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam; chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản; các việc khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Quản lý nhà nước về chứng thực khi có Luật công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP

Ngày 29/11/2006 Luật Công chứng đã ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, về chứng thực có Nghị định số 79. Từ đây hai hành vi công chứng, chứng thực được phân biệt rõ ràng, cụ thể. Luật Công chứng là Luật đầu tiên quy định về hoạt động công chứng ở nước ta, gồm 8 chương, 67 điều. Nội dung của Luật Công chứng quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng hợp đồng-giao dịch; lưu trữ hồ sơ, phí công chứng, thù lao công chứng, xử lý vi phạm, khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Kể từ thời điểm có hiệu lực của Luật Công chứng, Nghị định số 79 việc chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân cũng có sự thay đổi căn bản, cụ thể là: các

loại hợp đồng, giao dịch theo quy định sẽ được chứng nhận tại các tổ chức hành nghề công chứng. Các bản sao từ bản chính các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và chứng thực chữ ký của người dịch trong các bản dịch sẽ được chứng thực tại các PTP cấp huyện. Các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt như: giấy khai sinh, học bạ, văn bằng... sẽ được chứng thực tại UBND cấp xã, phường. Việc tách biệt rõ hoạt động công chứng, chứng thực, tách biệt chức năng của cơ quan hành chính công quyền thực hiện chứng thực, với chức năng của tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thực hiện việc công chứng. Thẩm quyền về công chứng, chứng thực đã được phân định rõ tổ chức hành nghề công chứng được công chứng những nội dung gì. Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chứng thực những loại việc gì. Đây là sự đổi mới đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về chứng thực được quy theo Nghị định số 79:

*/ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Qua đó thể hiện vai trò của Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực nhưng Chính phủ không phải là cơ quan quản lý trực tiếp mà giao cho các Bộ, ngành, cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lý.

*/ BTP chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Việc quản lý của BTP không chỉ được quy định tại Nghị định số 79 mà còn được quy định Nghị định số 93/2008/NĐ- CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của BTP. BTP là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính

tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Mà theo quy định chứng thực lĩnh vực thuộc nhiệm vụ quản lý của Vụ hành chính tư pháp theo Quyết định số: 374/QĐ-BTP ngày 24 tháng 3 năm 2011. Vụ Hành chính Tư pháp là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng BTP thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: hộ tịch, quốc tịch và chứng thực. Nhiệm vụ của BTP thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực bao gồm:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

+ BTP đã tiến hành trình Chính phủ ban hành Nghị định số về công chứng, chứng thực; Nghị định số 79 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 04 sửa đổi Điều 5 Nghị định 79; Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.

+ Ngoài việc trình Chính phủ, Bộ cũng đã tiến hành ban hành văn bản như Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/03/2001 của BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 của BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 79. Đồng thời BTP ban hành công văn hướng dẫn số 3745/BTP-BTTP ngày 25/08/2008 về việc chuyển giao chứng nhận hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng; công văn hướng dẫn số 1213/BTP-BTTP ngày 29/04/2010 về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng. Ngay sau khi Nghị định số 79 được ban hành, BTP đã ban hành công văn số: 2447/BTP-HCTP ngày 04 tháng 06 năm 2007 về việc triển

khai thực hiện Nghị định số 79 với nội dung đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các việc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ về chứng thực.

Trong quá trình thực hiện các quy định về chứng thực theo phản ánh của người dân đã từng xảy ra một số UBND xã, phường, thị trấn từ chối chứng thực vì lý do người yêu cầu chứng thực còn nợ các khoản thuế, quỹ. Việc đặt ra các quy định đó là trái pháp luật bắt buộc người dân phải đóng thuế, quỹ an ninh mới chứng thực tức người dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của địa phương. Việc tuỳ tiện đặt ra các điều kiện như vậy là không đúng, trái với quy định của Nghị định số 79, gây phiền hà cho người dân. Nhằm chấm dứt tình trạng đặt ra các quy định về chứng thực chưa phù hợp. BTP đã ban hành công văn số: 4016/BTP-HCTP ngày 24/9/2007 kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định số 79 đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền chứng thực trong địa phương mình thực hiện việc chứng thực đúng theo quy định của Nghị định số 79.

- Tổng kết, báo cáo Chính phủ về công tác QLNN trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Trong quá trình triển khai thực hiện quy định về chứng thực, BTP đã tiến hành sơ kết 02 năm thực hiện công Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Luật Công chứng và chứng thực theo nghị định số 79 của Chính phủ. Đồng thời BTP đã ban hành Quyết định số 2565/QĐ-BTP ngày 21/09/2012 về việc ban hành kế hoạch tổng kết công tác chứng thực.

*/ Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với BTP trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện nhiệm vụ.

*/ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền QLNN về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Bộ Tài chính đã tiến hành phối hợp với BTP ban hành Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP-CC ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực

*/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc QLNN về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn: Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho UBND cấp huyện, cấp xã; Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng thực; Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm. UBND các tỉnh, thành thực hiện nhiệm QLNN về chứng thực. Trong quá trình thực hiện nhiệm quản lý của mình UBND đã ban hành các loại văn bản để quản lý trong đó có việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện như ban hành văn bản hướng dẫn thu lệ phí tại các tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Tại Sóc Trăng ban hành Quyết định số: 27/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh. Tại TP.Hồ Chí Minh, UBND đã ban hành quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2009 về mức thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 2 của Quyết định như sau:“Lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc: 3.000 đồng/bản; Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản; Lệ phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp” [62, tr1].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023