131
Tìm hiểu các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục phát hành TPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số thành công của pháp luật hiện hành như sau:
Thứ nhất, về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng, pháp luật Việt Nam khá tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế giới như thủ tục đăng ký chào bán ra công chúng với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, quy định về bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, về báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm,… và bước đầu đã đạt được mục tiêu hướng tới bảo vệ nhà đầu tư, xây dựng tính lành mạnh trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng.
Thứ hai, đối với phát hành trái phiếu ra công chúng, những thông tin pháp luật yêu cầu phải có trong bản cáo bạch khá đầy đủ, cụ thể, chi tiết.
Thứ ba, việc quy định về báo cáo tài chính trong hồ sơ phát hành của cả hai phương thức phát hành trái phiếu là quy định hợp lý, cần thiết. Với phát hành riêng lẻ thì doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán, với phát hành ra công chúng thì phải có báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất. Cả hai báo cáo tài chính này đều phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính trong cả hai trường hợp phát hành đều là ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc có ý kiến ngoại trừ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện phát hành; doanh nghiệp phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ. Đây là quy định mềm dẻo, tiến bộ hơn so với quy định trước kia. Trước kia, theo quy định của các văn bản pháp luật cũ, báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần, doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu trong trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán.
Thứ tư, việc pháp luật hiện hành quy định cả hai hình thức phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ đều phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trước khi phát hành là một quy định hướng tới mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch hóa thông tin trên thị trường.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu sinh còn có một số điểm chưa thành công của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục phát hành TPDN cần được trao đổi thêm như sau:
Một là, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế bảo đảm cho những thông tin trong bản cáo bạch là thông tin trung thực, chính xác.
132
Trong thực tiễn không thể tránh được tình trạng một tổ chức phát hành nhất định có thể sử dụng, khai báo những thông tin sai lệch ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến tính minh bạch, sự phát triển bền vững của thị trường. Pháp luật hiện hành không hề có quy định thể hiện một cơ chế giám sát những thông tin trong bản cáo bạch. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng chỉ bảo đảm hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành là đầy đủ giấy tờ cần thiết, hợp lệ, đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục pháp luật quy định mà không thể/không có trách nhiệm bảo đảm cho những thông tin trong hồ sơ đó là chính xác, trung thực. Pháp luật Việt Nam quy định tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng; tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này như thế nào, phạm vi trách nhiệm đến đâu thì chưa có quy định cụ thể nên chưa đủ sức nghiêm khắc để răn đe. Việc này có thể dẫn tới việc khai báo hồ sơ đăng ký của tổ chức phát hành khó có thể tránh khỏi sự gian dối, thiếu trung thực.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 15
- Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 16
- Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Trình Tự, Thủ Tục Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp
- Trái Phiếu Doanh Nghiệp Được Giao Dịch Không Tập Trung Bên Ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán
- Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Hình Thức Tổ Chức Giao Dịch Và Trình Tự, Thủ Tục Giao Dịch Trái Phiếu Doanh Nghiệp
- Đối Với Trái Phiếu Doanh Nghiệp Được Giao Dịch Không Tập Trung Bên Ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Hai là, trong hồ sơ phát hành trái phiếu riêng lẻ có những nội dung vô hình chung đã xóa đi ranh giới giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng. Ví dụ, cả phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ đều yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm phải có trong hồ sơ đăng ký/hồ sơ phát hành. Mặc dù, đối với phát hành riêng lẻ, yêu cầu về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành chỉ trong trường hợp“nếu có” nhưng cũng dễ dẫn tới cách hiểu là doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cần có kết quả xếp hạng tín nhiệm. Nghiên cứu sinh cho rằng yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành riêng lẻ là rất khó và không cần thiết bởi phát hành riêng lẻ là phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp mà những nhà đầu tư này hoàn toàn có đủ khả năng để phân tích thông tin liên quan đến doanh nghiệp phát hành, trái phiếu phát hành trước khi bỏ tiền đầu tư. Ngay cả đối với phát hành ra công chúng cũng không phải trường hợp nào cũng cần có kết quả xếp hạng tín nhiệm như quy định “Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng”138
Ba là, nghiên cứu sinh cho rằng quy định về thủ tục công bố thông tin trước khi phát hành trái phiếu là không cần thiết đối với hình thức phát hành trái phiếu
138Điều 18, Khoản 3, Điểm đ, Luật Chứng khoán năm 2019.
133
riêng lẻ, bởi lẽ hình thức này vốn dĩ đã được pháp luật Việt Nam phân biệt với hình thức phát hành ra công chúng thông qua yếu tố công khai rộng rãi hay không công khai rộng rãi ra công chúng đầu tư thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Việc yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trước khi phát hành (cho dù chỉ công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và không được chứa đựng nội dung mang tính chất quảng cáo, mời chào) ở góc độ nào đó đã thừa nhận việc sử dụng công nghệ thông tin để thông báo ra công chúng đầu tư về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp. Việc này vừa mâu thuẫn với khái niệm phát hành trái phiếu riêng lẻ, vừa xóa mờ ranh giới giữa hai hình thức phát hành trái phiếu vốn dĩ rất khác nhau về bản chất kinh tế. Hơn nữa, trong phương thức phát hành trái phiếu riêng lẻ, người mua thường là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các cán bộ, nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp, họ là những người có đủ khả năng tìm kiếm, đánh giá thông tin về doanh nghiệp phát hành trước khi bỏ tiền mua trái phiếu. Bên cạnh đó, cho dù doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ không phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thì nhà đầu tư bằng quyền năng hợp pháp của mình vẫn có thể yêu cầu doanh nghiệp phát hành trả lời mình những thông tin cần thiết trước khi quyết định đầu tư. Vì vậy, việc bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin là không cần thiết.
2.1.5. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường
2.1.5.1. Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước đối với thị trường
Ở Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền quản lý nhà nước về TTCK thuộc về các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Trong các cơ quan Bộ quản lý thì Bộ Tài chính là cơ quan cấp Bộ quản lý TTCK trực tiếp, còn các cơ quan cấp Bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính. Thẩm quyền của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 8 Khoản 2 Luật Chứng khoán 2019. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính trực tiếp quản lý và điều hành TTCK. Ngoài ra còn có các cơ quan khác cũng tham gia quản lý nhà nước đối với TTCK là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về TTCK. Ví dụ: “Các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép hoặc cho ý kiến việc phát hành riêng lẻ trái phiếu của các doanh nghiệp chuyên ngành, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho việc phát hành trái phiếu của các tổ chức
134
tín dụng, Cục giám sát bảo hiểm cấp phép phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm”139.
Cơ quan UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà nước về TTCK, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và TTCK theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Tài chính. Chức năng, thẩm quyền của UBCKNN rất đa dạng, được quy định cụ thể tại Điều 9 Khoản 1 Luật Chứng khoán 2019. Nhìn chung thông qua hệ thống nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN được quy định trong Luật Chứng khoán, có thể thấy UBCKNN là một cơ quan chuyên trách trong quản lý TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Liên quan đến TTTPDN, UBCKNN có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng cho doanh nghiệp; có ý kiến bằng văn bản đối với đăng ký của công ty đại chúng phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền;… Quyền hạn, nhiệm vụ của UBCKNN về chứng khoán và TTCK được quy định tại Điều 9 Luật Chứng khoán năm 2019. Ngoài ra, tại Điều 130 Luật Chứng khoán năm 2019, thẩm quyền của UBCKNN mở rộng thêm trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. Quy định mở rộng này phù hợp với thông lệ quốc tế, trao cho UBCKNN quyền hạn và khả năng bảo đảm việc thực hiện quyền hạn trong lĩnh vực thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán – điều mà trước kia chưa được thể hiện rò ràng trong pháp luật.
Ở Mỹ, các nhân viên của UBCK Mỹ - SEC có quyền trong lĩnh vực thanh tra chứng khoán và TTCK (gồm triệu tập nhân chứng, lấy lời khai hoặc lời chứng có tuyên thệ; thu thập bằng chứng, yêu cầu cung cấp bất kỳ tài liệu, hồ sơ nào mà SEC cho rằng có liên quan đến vụ việc; yêu cầu các cơ quan, tổ chức phối hợp trong việc xác minh, làm rò, thu thập thông tin); quyền xử lý vi phạm, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán (gồm: cấm các cá nhân có các hành vi vi phạm Luật Chứng khoán mang tính chất lừa đảo vĩnh viễn không được tham gia TTCK). Các quy định này nằm rải rác trong 02 đạo luật là Luật Chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934. Ở Trung Quốc, Cơ quan giám quản của Trung Quốc có thẩm quyền thanh tra chứng khoán và TTCK (triệu tập các bên liên quan, các đơn vị cá nhân liên quan đến sự việc và yêu cầu họ giải trình; xem xét và sao chụp các tài liệu như đăng ký tài sản, sao kê liên lạc liên quan đến sự việc; xem xét và sao chụp, sao kê giao dịch chứng khoán, tài liệu đăng ký và chuyển nhượng, tài liệu tài chính kế toán của đơn vị, cá nhân liên quan đến sự việc; thẩm tra tiền và chứng khoán, tài khoản ngân hàng của các bên liên quan và của các đơn vị, cá nhân liên quan đến sự
139Mục 1.1, phần I, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016), Đề án phát triển thị trường TPDN.
135
việc,…140; và quyền xử lý vi phạm, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán (cá nhân vi phạm pháp luật chứng khoán trong trường hợp nghiêm trọng thì cơ quan quản lý TTCK có thể cấm tham gia hoạt động chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn141.
Có thể thấy mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường TPDN ở Việt Nam không giống hẳn mô hình nào trong hai mô hình cơ quan quản lý TTCK trên thế giới. Ở Việt Nam không hẳn là mô hình giao trách nhiệm chủ yếu quản lý nhà nước đối với TTCK cho một Bộ của Chính phủ, cũng không hẳn là mô hình thành lập cơ quan chuyên trách độc lập trực thuộc Chính phủ để quản lý nhà nước về TTCK mà là sự kết hợp giữa hai mô hình này. Vì thế ở Việt Nam có cả sự tham gia quản lý của một Bộ thuộc Chính phủ là Bộ Tài chính và cả UBCKNN là cơ quan quản lý chuyên trách trực thuộc Bộ Tài chính. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ở Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính mà không được hoạt động độc lập như cơ quan SEC của Mỹ (SEC trực thuộc Chính phủ, có thẩm quyền rất lớn trong việc quản lý TTCK). Như vậy, rò ràng quan điểm của nhà nước Việt Nam là xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK nói chung, thị trường TPDN nói riêng chặt chẽ hơn so với mô hình quản lý nhà nước của các quốc gia khác. Quan điểm này phù hợp với một TTCK, thị trường TPDN non trẻ, chưa trải qua thực tiễn nhiều và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư và cả tổ chức phát hành như hiện nay.
2.1.5.2. Hoạt động quản lý của các tổ chức tự quản
Cùng với sự hình thành và phát triển của TTCK, các chủ thể tham gia thị trường ngày càng tăng về số lượng và đa dạng hóa về thành phần. Nhận thấy không cần thiết phải quản lý toàn bộ và trực tiếp mọi hoạt động diễn ra trên thị trường nên Nhà nước cho phép, thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức tự quản. Từ đó, một số hoạt động, một số lĩnh vực được phân công, giao lại cho các tổ chức này tự quản lý trên cơ sở tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Đây chính là các tổ chức tự quản trên TTCK.
Ở Trung Quốc, hiệp hội chứng khoán là một tổ chức tự điều hành của ngành chứng khoán và là một pháp nhân thuộc các tổ chức xã hội; đứng đầu Hiệp hội chứng khoán là một hội đồng chung đại diện cho tất cả các thành viên; điều lệ, quy
140China Congress (2005), Securities Law of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 180, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).
141China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective
January 1, 2006,Art 180, Art 233.http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).
136
định hoạt động của Hiệp hội chứng khoán được Hiệp hội cùng xây dựng và báo cáo cho cơ quan quản lý chứng khoán của Quốc vụ viện về hồ sơ142.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về tổ chức này tại Điều 10 Luật chứng khoán năm 2019, cụ thể: Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán là tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội, có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán, TTCK và chịu sự giám sát của UBCKNN; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán có thẩm quyền ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau khi được UBCKNN chấp thuận; phối hợp với cơ quan quản lý về chứng khoán và TTCK trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chứng khoán và TTCK đến các hội viên.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động tích cực trên thị trường chứng khoán như: Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), Câu lạc bộ Quản lý quỹ Việt Nam, Câu lạc bộ Doanh nghiệp niêm yết,… Trong đó, VBMA đã có 43 thành viên chính thức gồm các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,… Hiệp hội này đã có nhiều ý kiến đóng góp phản biện, tham gia hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, khung pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù đã có quy định chính thức trong pháp luật nhưng những quy định về Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy định manh tính nguyên tắc để tạo khung pháp lý cho sự tồn tại hợp pháp của tổ chức này. Những quy định này chưa thực sự trao một thực quyền đáng kể nào cho Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán, thẩm quyền của tổ chức này mới chủ yếu dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thị trường. Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới là phát triển loại hình hiệp hội tự quản và trao cho hiệp hội khá nhiều quyền năng như: ban hành, quản lý và củng cố các quy tắc, thực hiện đúng đắn các giao dịch trên thị trường; có quyền khiển trách, tước bỏ, phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của các thành viên nếu sự phạm của thành viên đó nghiêm trọng; phối hợp với Chính phủ để đưa ra những ý kiến, đề xuất với Chính phủ về các vấn đề trên TTCK nhằm bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến TTCK; điều hành thị trường phi tập trung (các chứng khoán muốn được giao dịch tại thị trường phi tập trung thì phải đăng ký với Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán);.v.v…
142China Congress (2005), Securities Law of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006, Art 174-Art 177., http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).
137
Tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhà nước đối với TTTPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét sau:
Một là, thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường TPDN có thể thấy mô hình quản lý nhà nước về thị trường TPDN ở Việt Nam khá chặt chẽ, thích hợp với một thị trường chưa có lịch sử phát triển lâu đời của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên sự quy định chặt chẽ với sự tham gia quản lý của nhiều tầng nấc cơ quan nhà nước như trên cũng phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chủ thể phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính như ở Việt Nam hiện nay làm giảm tính độc lập của cơ quan này trong việc quản lý thị trường, trong khi đó UBCKNN là cơ quan chuyên trách, quản lý trực tiếp, điều hành thị trường. Có quan điểm cho rằng pháp luật Việt Nam hiện hành “Chưa bảo đảm tính độc lập cần thiết và thực quyền của UBCKNN trong việc quản lý cũng như thực hiện các vấn đề nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK”143. Thực tế cho thấy, tính thiếu độc lập của UBCKNN gây ra tình trạng UBCKNN phải “xin ý kiến chỉ đạo” của Bộ Tài chính trong thực tiễn quản lý. Điều này là không phù hợp với hoạt động quản lý chứng khoán, là lĩnh vực có độ rủi ro cao và nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, trình độ quản lý cao, phải có sự quyết định nhanh chóng, đặc biệt là những tình huống quản lý mà pháp luật không quy định, quy định không rò hoặc trong tình thế nguy cấp cần xử lý ngay. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBCKNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm sẽ làm giảm đáng kể tính chủ động, bởi lẽ, Chủ tịch UBCKNN cũng phải thận trọng với “trách nhiệm trước Bộ trưởng”. Kinh nghiệm một số nước có thị trường chứng khoán phát triển cho thấy, UBCKNN là cơ quan tường đối độc lập và có quyền hạn, trách nhiệm rất lớn trong quản lý TTCK. Ví dụ như đã phân tích ở trên, ở Mỹ có cơ quan SEC là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chủ tịch SEC do Tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện, ngân sách hoạt động hàng năm của SEC do Nghị viện phê chuẩn. Hoặc ở Trung Quốc, cơ quan quản lý nhà nước thị trường TPDN là cơ quan thuộc Quốc Vụ viện (Chính phủ), có thẩm quyền tương đương với một Bộ và người đứng đầu là thành viên của Chính phủ.
Hai là, mặc dù ở Việt Nam hiện nay đã có sự tồn tại, hoạt động của các Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán, trong đó cả cả tổ chức xã hội – nghề nghiệp về trái phiếu và trên thực tế các tổ chức này hoạt động khá tích cực trên thị trường, nhưng các quy định pháp luật cụ thể, chi tiết cho hoạt động của các tổ chức
143Viên Thế Giang (2013), Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Tạp chí nghiên cứu lập pháp pháp số 15 năm 2013, trg 58.
138
này chưa có mà mới chỉ có các quy định pháp luật định khung. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán cũng chưa được trao thẩm quyền thực sự đáng kể xứng đáng với tầm quan trọng của mình, đặc biệt với vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý và các thành viên khác của thị trường. Có thể nói địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán ở Việt Nam chưa thực sự xứng đáng với vai trò của nó. Ở nhiều nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán được coi tổ chức tự quản, được tham gia quản lý thị trường như là một cấp quản lý bên cạnh cấp quản lý là các cơ quan nhà nước.
2.2. Thực trạng pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch – hàng hóa của thị trường
2.2.1.1. Trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch chứng khoán
Điều 42 Khoản 1 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy TPDN được giao dịch trên SGDCK Việt Nam bao gồm cả hai loại: TPDN đủ điều kiện niêm yết và TPDN chưa đủ điều kiện niêm yết. Hiện nay, SGDCK Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, sàn Upcom. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao dịch các chứng khoán đã được niêm yết. Sàn Upcom là nơi giao dịch các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết. Dù TPDN đã được niêm yết, giao dịch trên SGDCK hay chỉ đăng ký giao dịch tại hệ thống Upcom thì đều được coi là những TPDN được giao dịch tập trung, có địa điểm giao dịch rò ràng.
Trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết tại SGDCK là những trái phiếu đáp ứng những điều kiện nhất định. Nhìn chung việc niêm yết trái phiếu trên SGDCK không phải luôn luôn là quy định bắt buộc. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, pháp luật chỉ khuyến khích việc niêm yết TPDN nhằm minh bạch hóa thông tin thị trường mà không bắt buộc. Tuy chỉ khuyến khích nhưng ở các thị trường này tỷ lệ