Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

--------


CHU THỊ TUYẾT LAN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thất


HÀ NỘI - 2012

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Chu Thị Tuyết Lan

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tính hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Ý nghĩa của luận văn 3

6. Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC 5

1.1. Khái niệm chứng thực5

1.2. Vị trí, chức năng của quản lý nhà nước về chứng thực 7

1.3. Quy phạm pháp luật về chứng thực 10

1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chứng thực 10

1.3.2. Quy định cơ bản của pháp luật hiện hành 11

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHỨNG THỰC

Ở VIỆT NAM 15

2.1. Hệ thống cơ quan thực hiện chứng thực, quản lý chứng thực 15

2.1.1 Cơ quan thực hiện chứng thực 15

2.1.2. Cơ quan quản lý chứng thực 16

2.2. Phương thức thực hiện chứng thực 30

2.2.1. Một số thủ tục chứng thực 30

2.3. Cán bộ, công chức Tư pháp hộ tịch 38

2.4.Thực tiễn công tác chứng thực 39

2.5. Đánh giá hiệu quả quản lý chứng thực 45

2.5.1. Những kết quả đạt được 45

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chứng thực 56

2.6. Yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chứng thực 64

Chương 3: ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC 66

3.1. Quan điểm đổi mới trong quản lý chứng thực 66

3.2. Các biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước về chứng thực 68

3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý nhà nước về chứng thực 68

3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực 70

3.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa quy định tiến bộ của pháp luật chứng thực vào cuộc sống 73

3.2.4. Cần có quy định cán bộ Tư pháp hộ tịch xác nhận ký chứng thực, tiêu chuẩn điều kiện, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác

chứng thực, giúp việc thực hiện chứng thực 77

3.2.5. Đẩy mạnh việc chuyển giao các giao dịch hợp đồng sang các tổ

chức hành nghề công chứng 79

3.2.6.Từng bước xã hội hóa hoạt động chứng thực 81

3.2.7. Cần thống nhất áp dụng đối với việc thu lệ phí thực hiện chứng thực. 82

3.2.8. Tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra phối hợp trong quản lý

nhà nước về chứng thực 84

3.2.9. Cần có quy định để điều chỉnh về mức biểu phí dịch thuật 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTP: Bộ Tư pháp

PTP: Phòng Tư pháp QLNN: Quản lý nhà nước STP: Sở Tư pháp UBND: Uỷ ban nhân dân

MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong đó cải cách lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đang được triển khai một cách đồng bộ với những mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại đang đặt ra hết sức cấp thiết. Hiện nay, với sự phát triển của đất nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng từng bước đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Cải cách hành chính ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định góp phần vào việc xây dựng nhà nước phục vụ nhân dân. Trong đó, công tác hành chính tư pháp bao gồm hộ tịch, quốc tịch và chứng thực cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thủ tục không ngừng được cải tiến tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân, cắt giảm chi phí và phiền hà cho các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác này cũng đang đặt ra những yêu cầu thách thức cần đổi mới. Thực tiễn đòi hỏi cần phải nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước (QLNN) về chứng thực. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng về chứng thực, qua đó phát hiện ra hạn chế, tồn tại, bất cập để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp góp phần đổi mới, hoàn thiện QLNN về chứng thực. Xuất phát từ lý do trên nên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn "Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tính hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ về thực trạng và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước (QLNN) về chứng thực. Trước đây, chưa chấm dứt thẩm quyền của Phòng công chứng đối với những việc thuộc thẩm quyền

chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Đồng thời, do có sự lẫn lộn, trùng lặp giữa hai hoạt động công chứng, chứng thực. Trên thực tế đa số người dân có nhu cầu công chứng, chứng thực thường đổ dồn về các phòng công chứng gây ra tình trạng quá tải. Nhiều người cho rằng việc công chứng ký an tâm, giá trị pháp lý cao hơn so với việc chứng thực. Hậu quả tất yếu là một số nơi xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, nạn cò mồi. Sau khi Luật Công chứng ra đời, cùng với đó là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79) được ban hành Phòng công chứng không còn thẩm quyền đối với những việc chứng thực của UBND cấp xã, Phòng Tư pháp (PTP) cấp huyện. Đồng thời phân biệt rõ thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hai loại hoạt động: công chứng, chứng thực. Theo đó, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng. PTP cấp huyện, UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ ký đó là hoạt động xác nhận hình thức. Như vậy, hoạt động về công chứng, chứng thực đã được phân định, cũng như phân định rõ thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng) với thẩm quyền chứng thực của PTP cấp huyện và UBND cấp xã.

Đề tài Luận văn mà tác giả lựa chọn còn mới mẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, thiếu sự định hình về lý luận. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có nghiên cứu một cách có hệ thống tài liệu có liên quan, cũng như hoạt động thực tiễn chứng thực, nghiên cứu chương trình, báo cáo, sơ kết của Bộ Tư pháp (BTP), Sở Tư pháp (STP), các bài báo liên quan đến công tác chứng thực…Tuy nhiên đây là đề tài mới chắn chắn cũng không tránh khỏi sơ suất thiếu sót.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong lĩnh vực chứng thực, thực trạng QLNN về chứng thực từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp để QLNN ngày càng hiệu quả hơn.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học, tác giả có nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLNN về chứng thực

- Đánh giá thực trạng QLNN về chứng thực

- Phương hướng đổi mới và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới QLNN về chứng thực trong tình hình hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác xít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như thống kê, so sánh.

5. Ý nghĩa của luận văn

Bản thân người nghiên cứu cũng mong muốn qua việc viết luận văn sẽ có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ tốt hơn cho công việc. Tác giả cũng có bài viết liên quan về chứng thực với tiêu đề:“ Tháo gỡ hệ lụy trong công tác chứng thức” đăng trên báo pháp luật Việt Nam ngày 18/08/2011. Bản thân người viết chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới ” làm luận văn tốt nghiệp ngoài mong muốn công trình nghiên cứu phục vụ tốt cho chuyên môn nghề nghiệp của mình. Đồng thời người nghiên cứu cũng có nguyện vọng đóng góp một phần nhỏ

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí