Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 6

với sự ra đời của các Văn phòng công chứng theo chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần của Luật công chứng. Các địa phương trong cả nước đã tiến hành việc chuyển giao ở giai đoạn 1 để tăng cường đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức. Hơn nữa Luật công chứng 2006 đã tách bạch công chứng với chứng thực, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch. Việc chứng thực do cơ quan hành chính UBND cấp xã và huyện thực hiện. Hệ thống tổ chức hành nghề công chứng đang được phát triển theo chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đúng tinh thần của Luật công chứng. Việc phân định thẩm quyền công chứng với chứng thực là để UBND, các PTP tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực. Các giao dịch, hợp đồng phải được chứng nhận tại các tổ chức hành nghề công chứng với đội ngũ công chứng viên được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho người dân trong giao dịch, phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp xảy ra. Bởi chứng thực chỉ chứng nhận về hình thức, còn công chứng là chứng nhận nội dung, tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Đó là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo môi trường giao dịch công khai, minh bạch để thu hút đầu tư nước ngoài. Hầu hết các địa phương trong giai đoạn đầu chưa nhận rõ ý nghĩa của việc chuyển giao nên còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Đối với địa phương đã thực hiện việc chuyển giao toàn bộ việc chứng thực các hợp đồng giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng thì UBND quận, huyện không còn thực hiện việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch. Hiện công tác chuyển giao đang từng bước được thực hiện. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đã thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao

dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng. Hiện PTP cấp huyện và UBND cấp xã tại TP. Hồ Chí Minh chỉ chứng thực sao y và chứng thực chữ ký.

Công tác chuyển giao toàn bộ việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng ở TP. Hồ Chí Minh được thể hiện ở hai quyết định: theo Quyết định số 26/2010/QĐ- UBND ngày 27/4/2010 của UBND Thành phố, tuy nhiên quyết định này mới chỉ thực hiện việc chuyển giao ở một số địa bàn trong phạm vi Thành phố. Đến khi có quyết định số 31/2011/QĐ-UBND 20/05/2011 Thành phố đã thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng giao dịch từ UBND cấp huyện, cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng tại Điều 1 có quy định: “Chuyển giao việc chứng thực toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân quận, huyện sang tổ chức hành nghề công chứng. Kể từ ngày thực hiện việc chuyển giao thì Ủy ban nhân dân quận, huyện không còn thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch”[63,tr1]. Quyết định này đã thay thế Quyết định số 26/2010/QĐ - UBND ngày 27/4/2010 của UBND Thành phố. Như vậy, tại TP. Hồ Chí Minh sau khi có quyết định số 31/2011/QĐ-UBND của Thành phố thì bắt đầu từ ngày 01/6/2011 UBND cấp xã và UBND cấp huyện không phải thực hiện chứng thực hợp đồng giao dịch. Thành phố triển khai thực hiện quyết định trên bằng việc tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác chứng thực. Theo báo cáo số 08/BC-STP ngày 04/01/2012 về công tác chứng thực năm 2011 của STP TP. Hồ Chí Minh:

“Trong năm 2011 UBND quận, huyện, phường xã thị trấn đã giải quyết được 13.914.285 việc chứng thực trong đó chứng thực bản sao là 12.074.924 việc, chứng thực chữ ký là 1.839.361 việc. Tổng lệ phí thu được khoảng 61 tỷ đồng, trong đó lệ phí chứng thực bản sao khoảng 46 tỷ, lệ phí chứng thực chữ ký khoảng 15 tỷ” [58, tr.2].

Tại TP. Hồ Chí Minh có 24 đơn vị cấp quận, huyện, 322 đơn vị phường, xã, thị trấn. Như vậy, trung bình trong năm 2011 mỗi đơn vị sẽ chứng thực khoảng 40.214 việc. Tại các địa phương khác chưa thực hiện chuyển giao, UBND cấp xã và UBND cấp huyện thực hiện việc chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký thì đồng thời thực hiện chứng thực liên quan đến hợp đồng, giao dịch.‌

2.3. Cán bộ, công chức Tư pháp hộ tịch

Như trên đã phân tích việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng phòng tư pháp cấp huyện. Tuy nhiên người giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã là cán bộ Tư pháp hộ tịch. Đội ngũ công chức Tư pháp hộ tịch đã được kiện toàn, tăng cường về số lượng để từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Về nhóm nhiệm vụ của công chức Tư pháp theo Thông tư liên tịch số 01.Theo đó cán bộ Tư pháp cấp xã đảm nhiệm 12 đầu việc trong đó gồm chứng thực; đăng ký, quản lý hộ tịch; thi hành án; phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, tự kiểm tra, rà soát hệ thống pháp văn bản quy phạm pháp luật; xử lý vi phạm hành chính; quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp cho người nghèo và người có công; theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với PTP cấp huyện; tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã ban hành, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và một số nhiệm vụ khác. Để kiện toàn đối với cán bộ Tư pháp cấp xã nên Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có Công văn số 60-CV/BCS và Công văn số 74-

CV/BCSĐ đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo các sở, ban, Ngành có liên quan, cấp uỷ, chính quyền các cấp kiện toàn củng cố Tư pháp cấp xã. Thực hiện các văn bản trên, căn cứ vào khối lượng công việc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bố trí tăng thêm công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhiều cấp xã đã được bố trí từ 02 - 03 công chức Tư pháp hộ tịch. Công tác chứng thực ở địa phương đã dần đi vào ổn định cơ bản giải quyết được kịp thời nhu cầu của người dân; việc vào sổ và lưu trữ bản lưu chứng thực được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Nhiều địa phương đã tăng thêm biên chế cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã để đảm bảo thường xuyên có người trực giải quyết các việc về tư pháp, hộ tịch, chứng thực. Chú trọng kiểm tra, rà soát, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cơ sở nhằm thực hiện công tác chứng thực theo quy định của pháp luật. Công chức Tư pháp thực hiện việc tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ chứng thực theo đúng trình tự, thủ tục và điều kiện. Đồng thời, cán bộ Tư pháp còn có nhiệm vụ giúp UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê số liệu về chứng thực theo quy định.‌

2.4.Thực tiễn công tác chứng thực

Nhu cầu chứng thực được tăng cao rõ rệt bắt đầu từ năm 2008, sau khi Nghị định 79 có hiệu lực, công tác chứng thực đã được phân định thẩm quyền cụ thể cho UBND cấp xã và Phòng tư pháp cấp xã. Số liệu chứng thực của công dân ngày càng tăng qua số liệu từ năm 2007-2010 được thể hiện qua bảng số liệu thống kê của Bộ Tư pháp. Sau khi Phòng công chứng chấm dứt thẩm quyền đối với những việc thuộc thẩm quyền chứng thực. Số lượng việc về chứng thực đã tăng lên qua bảng số liệu sau:

Phục lục STP -03B

THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC NĂM 2010

(từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 đến 30 tháng 9 năm 2010



STT


Địa phương

CHỨNG THỰC


Tổng số việc chứng thực

Tổng số lệ phí thu

1.000 đồng)

Theo Nghị định

79/2007/NĐ-CP

Hợp đồng, giao

(Đơn vị tính)

Tổng số lệ phí

thu 1.000 đồng)


TỔNG 2007

6.070.207

534.582

78.095.770


TỔNG 2008

10.707.226

4.120.976

33.873.207


TỔNG 2009

24.765.329

7.222.037

116.942.625


TỔNG 2010

27.751.400

1.552.423

128.567.743

1

An Giang

285.863

135.989

2.117.415

2.

Bà Rịa- VT

400.212



3.

Bạc Liêu

199.381

925

831.927

4.

Bắc Kan

69.504

524

340.544

5

Bắc Giang

1.474.695

21.874

2.320.717

6

Bắc Ninh

267.299


1.279.826

7

Bến Tre

270.005

6.292

1.029.627

8

Bình Dương

812.579

35.422

4.011.869

9

Bình Định

611.519

12.694

2.871.955

10

Bình Phước

233.112

195

508.344

11

Bình Thuận

310.436

22.535

1.762.971

12

Cà Mau

452.600

2.125

926.442

13

Cao Bằng

68.836

45

144.687

14

Cần Thơ




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 6

STT


Địa phương

CHỨNG THỰC


Tổng số việc chứng thực

Tổng số lệ phí thu

1.000 đồng)

Theo Nghị định

79/2007/NĐ-CP

Hợp đồng, giao

(Đơn vị tính)

Tổng số lệ phí

thu 1.000 đồng)

15

Đà Nẵng

761.753

8.630

4.568.637

16

Đắc Lắk

589.312

19.540

2.975.403

17

Đắc Nông

174.499

16.469

682.300

18

Điện Biên

126.497

8.786

995.281

19

Đồng Nai

538.812

20.975

2.847.116

20

Đồng Tháp

619.441

4.886

6.156.258

21

Gia Lai

287.716

29.344

3.491.032

22

Hà Giang




23

Hà Nam

80.209

1.099

403.215

24

Hà Nội


655.378

35.983

25

Hà Tĩnh

584.954

25.615

1.266.421

26

Hải Dương

715.243

19.248

1.684.535

27

Hải Phòng

1.218.275

7.656

6.025.100

28

Hậu Giang




29

Hòa Bình

313.505

4.378

10.421.627

30

Hồ Chí Minh

5.582.992

52.438

30.800.000

31

Hưng Yên

526.706

9.327

1.354.743

32

Khánh Hòa

359.935


702.500

33

Kiên Giang

295.585

24.085

2.205.926

34

Kon Tum

163.396


917.768

35

Lai Châu





STT


Địa phương

CHỨNG THỰC


Tổng số việc chứng thực

Tổng số lệ phí thu

1.000 đồng)

Theo Nghị định

79/2007/NĐ-CP

Hợp đồng, giao

(Đơn vị tính)

Tổng số lệ phí

thu 1.000 đồng)

36

Lạng Sơn

161.056

13.054

948.673

37

Lào Cai

11.785

350

356.000

38

Lâm Đồng

245.966

10.231

1.276.112

39

Long An

6.023

261.407

688.722

40

Nam Định

363.039

6.420

688.722

41

Nghệ An

976.420

7.132

1.520.118

42

Ninh Bình

328.595

7.165

1.342.576

43

Ninh Thuận

151.163

6.145

788.546

44

Phú Thọ

237.799

1.760

1.622.180

45

Phú Yên

0

0

0

46

Quảng Bình

925.830

2.832.982

47

Quảng Nam

364.090


1.539.545

48

Quảng Ngãi

548.936

9.856

2.578.963

49

Quảng Ninh

477.028

9.502

3.167.800

50

Quảng Trị

150.963

967

267.096

51

Sơn La

196.244

2.143

853.810

52

Sóc Trăng

300.556

0

810.651

53

Tây Ninh

390.107

21.179

1.866.883

54

Thái Bình

715.460

17.023

1.529.163

55

Thái Nguyên

147.298

761

907.782

56

Thanh Hóa

730.959

7.541

2.004.922


STT


Địa phương

CHỨNG THỰC


Tổng số việc chứng thực

Tổng số lệ phí thu

1.000 đồng)

Theo Nghị định

79/2007/NĐ-CP

Hợp đồng, giao

(Đơn vị tính)

Tổng số lệ phí

thu 1.000 đồng)

57

Thừa Thiên

284.215

4.273

1.161.268

58

Tiền Giang

133745


1.088.868

59

Trà Vinh

282.783

16.042

525.183

60

Tuyên Quang

575.400

1.672

1.951.096

61

Vĩnh Long

541.149

2.213


62

Vĩnh Phúc




63

Yên Bái

109.920

1.113

569.913


(Nguồn báo cáo tổng kết năm 2010- Bảng 2.1)

*/ Ghi chú:

- Các số liệu được tổng hợp từ phục lục của các Sở Tư pháp

- Những ô trống là do các tỉnh chưa gửi số liệu hoặc đã gửi nhưng không đúng yêu cầu

Qua công tác thống kê về chứng thực cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa các tỉnh thành. Cụ thể tại tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu về chứng thực không nhiều 11.785 việc trong năm 2010. Trong khi đó Hồ Chí Minh là một trong những thành phố năng động, kinh tế phát triển công việc chứng thực theo Nghị định 79 quá tải trong năm 2010 là 5.582.992 việc. Đồng thời qua bảng số liệu cho thấy việc thực hiện chứng thực năm sau cao hơn năm trước. Theo Nghị định 79 ngày càng tăng cao, nhu cầu chứng thực của người dân ngày càng tăng gần gấp 5 lần từ 6.070.207 việc năm 2007 lên 27.751.400 việc năm 2010. Việc thực hiện giao dịch, hợp đồng kết quả năm sau cao hơn năm trước tăng từ 2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023