mong muốn có quy định đánh giá năng lực tự chủ qua kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH ở Bảng 2.1, Mục 4, cho thấy rõ sự kỳ vọng này.
Nói chung, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học được thực thi nhưng kết quả còn hạn chế. Quan niệm chung về hệ thống đại học chuyển biến “chậm pha” so với tiến trình đổi mới kinh tế. Nội dung và phương thức bảo đảm được xác lập chưa đúng mức, còn hạn hẹp, mang tính nội bộ, chưa thúc đẩy giải trình và công khai một cách thực chất. Có ít nhất hai nguyên nhân lý giải thực trạng này, một là do nhận thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội, hai là do sự duy trì quá lâu cơ chế chủ quản. Cơ chế bảo đảm trách nhiệm xã hội còn chưa đáp ứng được các yêu cầu trao quyền rộng rãi.
2.3.3. Nguyên nhân và hệ quả của những tồn tại trong quản lý nhà nước đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học
Những thành tựu và tồn tại trong QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ và tự chịu trách nhiệm xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chủ trương nhất quán và đúng hướng về tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường đại học cùng với nổ lực nhằm làm chuyển biến vai trò nhà nước từ “là vấn đề của tự chủ” trở thành “là giải pháp của tự chủ” đã góp phần tích cực vào những kết quả mà nền GDĐH Việt Nam đạt được sau gần ba thập niên đổi mới.
Thứ hai, quan niệm chung về GDĐH chuyển biến “chậm pha” so với tiến trình đổi mới kinh tế và chưa tương thích với bối cảnh KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chỉ mới được thừa nhận và sử dụng, cơ sở lý luận còn chưa đủ đáp ứng. Việc tuyệt đối hóa quyền tự chủ và xem nó như đặc quyền mà không coi nó như động lực, khả năng hay điều kiện phát triển đã dẫn đến, một mặt, là sự e ngại và cả sự ban phát trong phân cấp quản lý, còn một mặt, là sự thực dụng và sự xao lãng trách nhiệm xã hội. Nhận thức về vai trò của trường đại học và của Nhà nước còn chưa đúng mức, chưa tách được Nhà nước ra khỏi trường đại học công.
Thứ ba, quá trình QLNN về GDĐH theo kế hoạch hoá tập trung kéo dài đang
trong thời kỳ chuyển sang trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm với sự giám sát
nhà nước chịu “sức ỳ” và “quán tính” rất lớn không chỉ của Nhà nước mà còn của các trường đại học. Tính tự chủ và chịu trách nhiệm cần thời gian để phát huy tác dụng trong khi mối quan hệ giữa quản lý thống nhất và phân cấp chưa được xử lý tốt. Việc thực hiện đồng thời, vừa bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất là bài toán không dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Chủ Quản Các Trường Đại Học Năm Học 1997-1998 Và Năm Học
- Bảo Đảm Của Nhà Nước Đối Với Tự Chịu Trách Nhiệm
- Trường Đại Học Thành Lập Mới Giai Đoạn 2003-2007
- Một Số Chỉ Số Phát Triển Giáo Dục Đại Học Việt Nam Đến Năm 2020
- Mô Hình Bảo Đảm Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm
- Xoá Cơ Chế Chủ Quản, Tách Bạch Giữa Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Của Nhà Nước Với Tư Cách Chủ Sở Hữu, Xây Dựng Các Tổ Chức Đệm
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Thứ tư, thể chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm bình đẳng còn chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý về tự chủ còn nhiều quy định chưa rõ ràng và còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn. Nhất là chưa có sự tách bạch giữa ban hành và thực thi chính sách GDĐH.
Thứ năm, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý GDĐH hạn chế quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học. Nhiều Bộ, ngành vừa QLNN về GDĐH, vừa quản lý chủ quản trong vai trò chủ sở hữu nhà nước đối với trường đại học, làm nhiệm vụ quản lý dễ bị lẫn lộn, chồng lấn, phân tán và bị kém hiệu quả và nhất là khó xác định trách nhiệm. Sự duy trì quá lâu cơ chế chủ quản trong khi chủ trương lập hội đồng trường chưa được thực hiện nghiêm, nhất là khả năng tự quản còn hạn chế, càng làm tăng sự lệ thuộc của trường đại học vào hệ thống dày đặc cơ quan chủ quản.
Thứ sáu, cơ chế và chính sách chưa đáp ứng được các yêu cầu trao quyền rộng rãi. Phương thức QLNN bảo đảm tự chịu trách nhiệm chưa thực sự thúc đẩy trách nhiệm báo cáo, giải trình một cách thực chất mà nguyên nhân sâu xa là do việc phân định và quy trách nhiệm không rõ ràng. Các trường có xu hướng muốn tự chủ nhiều hơn so với việc chứng tỏ trách nhiệm xã hội trong khi Nhà nước thì chưa xây dựng được cơ chế đủ để các trường nâng cao trách nhiệm.
Thứ bảy, chính sách và cơ chế tài chính chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học trong phát triển nguồn thu nhập, sử dụng nguồn lực hiệu quả cũng như chưa thúc ép sự trung thực trong hoạt động tài chính. Nhất là chưa được sử dụng như công cụ thúc đẩy cạnh tranh.
Sự thiếu tự chủ, tự chịu trách nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện vai trò KT-XH của hệ thống GDĐH nói chung và trường đại học nói riêng. Hệ quả chủ yếu của nó là:
Trước hết, nó làm hệ thống đại học kém năng động, thụ động và nhất là không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển cũng như giúp đảm bảo cân đối giữa cung và cầu dịch vụ và sản phẩm đào tạo và nghiên cứu. Một đơn cử cho hệ quả này là khả năng đóng góp còn rất khiêm tốn của trường đại học Việt Nam trong sáng tạo hay chuyển giao tri thức. Thống kê cho thấy số bài báo quốc tế (có trong ISI từ năm 1996 đến 2005) chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/3 của Malaysia (Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài gòn, 1/11/2007); và tỷ lệ đóng góp của các trường đại học chỉ 38%, trong khi ở Thái Lan là 91%, theo một so sánh khác ở năm 2001[41]. Một đơn cử khác, đó là khả năng cân đối kém, các trường đại học hiện chỉ đáp ứng được 10% số người trong độ tuổi học đại học. Sự phát triển đội ngũ học thuật cũng không theo kịp sự tăng quy mô sinh viên, so sánh năm học 2008-2009 với 2004-2005, số sinh viên tăng 1,27% trong khi số giảng viên tăng 1,26%. (xem Phụ lục 1)
Thứ hai, nó làm sức cạnh tranh của trường đại học bên trong và bên ngoài hệ thống đại học thấp. Minh chứng cho hệ quả này là khả năng khai thác nguồn lực xã hội rất thấp của các trường đại học Việt Nam. Tỷ lệ thu nhập ngoài ngân sách và học phí chỉ đạt tỷ lệ 6,54% (cả trường công lập và ngoài công lập) so với tổng nguồn thu trong khi ở các hệ thống đại học khác, chỉ tính riêng đối với trường công lập, tỷ lệ này là 28% ở Pháp và 34,4% ở Hoa Kỳ. (xem Phụ lục 3)
Khả năng cạnh tranh thấp có thể nhận thấy qua thực tế là các trường đại học Việt Nam không thu hút được số 40.000 người đã tìm đến các trường ngoài nước. Nó đồng nghĩa với thực tế là để “vuột” một ngân khoản lên tới 300 triệu đô la Mỹ mỗi năm [54]. Các trường đại học Việt Nam cùng có khoảng cách lớn so với các trường đại học của các nước. Trong bảng xếp hạng của Cybermetrics Lap (2008), thứ hạng cao nhất của một trường Việt Nam là 1880 trong khi của một trường Singapore là 111 và Thái Lan là 384.
Thứ ba, nó làm hạn chế việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngoài NSNN, nhất là làm các trường lệ thuộc nhiều hơn vào NSNN. Nó không những không khuyến khích được các nỗ lực tự đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng mà trong nhiều trường hợp, nó “buộc” các trường phải “hy sinh” chất lượng, theo đuổi việc tăng nguồn thu nhập bằng cách thức nguy hiểm là tăng cơ học quy mô đào tạo. Minh chứng cho hệ quả này là nhiều trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu cho phép trong khi thiếu điều kiện đảm bảo chất lượng hay hạ điểm chuẩn xét tuyển như đã có trình bày.
Thứ tư, nó không những không phát huy được vai trò tự quản và sức sáng tạo của trường đại học mà còn tạo điều kiện cho sự can thiệp sâu hơn của các cơ quan QLNN vào công việc của trường đại học. Nhất là nó làm chức năng quản lý vĩ mô bị lẫn lộn; hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp; tăng nguy cơ cục bộ, ban phát hay tham nhũng.
Thứ năm, nó làm cho các trường đại học chỉ chịu trách nhiệm “hình thức” trước cơ quan chủ quản hơn là trách nhiệm đầy đủ trước xã hội, dễ bị tác động bởi những lợi ích cục bộ và ngắn hạn.
Thứ sáu, nó làm vai trò học thuật của trường đại học cũng như của nhà học thuật (các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên v.v...) chưa được coi trọng và phát huy một cách triệt để.
Kết luận Chương 2
Quá trình đổi mới GDĐH với chủ trương nhất quán tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của trường đại học không chỉ góp phần mang lại những thành tựu GDĐH quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển KT-XH của đất nước mà còn cho thấy cả sự nỗ lực và thay đổi trong chiến lược điều khiển các trường đại học của Nhà nước. Thực trạng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học và QLNN về GDĐH cho thấy sự thay đổi tư duy rất lớn của Nhà nước về mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học công lập. Mặc dù quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm và sự bảo đảm của Nhà nước về quyền
này chưa như mong đợi nhưng có dấu hiệu cho thấy sự dịch chuyển trong QLNN về GDĐH theo hướng tích cực hơn, đó là giám sát nhà nước. Nhà nước từng bước tạo ra môi trường mà trong đó trường đại học chủ động hơn về tổ chức bên trong nhà trường, quản trị nhà trường, phân phối nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn thu nhập ngoài nguồn lực công, tuyển dụng nhân viên, các điều kiện học tập và quản lý việc giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, Nhà nước chưa tách khỏi trường đại học công; các nội dung và phương thức bảo đảm của Nhà nước cũng còn khiếm khuyết và bất cập, các trường đại học còn chưa được phép tự quản mình, sự can thiệp của các Bộ, ngành vào các phần việc của trường đại học vẫn còn rất mạnh mẻ. Còn chưa phân định được quản lý của Nhà nước trong tư cách quản lý vĩ mô và trong tư cách chủ sở hữu nhà nước. Hệ quả tất yếu là hệ thống đại học chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, hội nhập và cạnh tranh đang đặt ra. Các vấn đề về lý luận, nhận thức, lịch sử, thể chế chính sách, cơ cấu thẩm quyền và cơ chế quản lý là nguyên nhân của thành tựu và tồn tại. Quá trình giải quyết đòi hỏi tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng cao với yêu cầu giữ được sự ổn định hệ thống đại học và sự kiểm soát hợp lý của Nhà nước cần có thời gian nhưng phải dựa trên cơ sở tiếp cận mới. Nhà nước cần xác định lại vai trò; định hướng, chỉ dẫn và tạo động lực cho các trường đại học; sớm tạo ra môi trường cho sự phát triển chủ động và bình đẳng của mọi loại hình trường đại học, là chìa khóa của thành công.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM
SỰ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
3.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước, vai trò và địa vị pháp lý của trường đại học công, vai trò của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.1.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước
Đổi mới quản lý GDĐH theo hướng tăng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường trong điều kiện KTTT theo định hướng XHCN làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa Nhà nước và trường đại học công, đòi hỏi sự đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước. Sự đổi mới nhận thức nhằm tạo sự nhận thức chung thống nhất và đúng đắn về vai trò của Nhà nước. Đó là vai trò cân bằng trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích công của Nhà nước với nhu cầu tự chủ của trường đại học; tạo ra môi trường và điều kiện để tất cả các trường đại học hoạt động chủ động và bình đẳng.
Sự nhận thức đúng là tiền đề quan trọng giúp xác định vai trò hợp lý và phù hợp của Nhà nước. Trên cơ sở giữ vai trò chủ đạo trong phát triển GDĐH, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để các trường chủ động và bình đẳng phục vụ lợi ích công, cung cấp dịch vụ GDĐH tối thiểu mà có thể bị bỏ qua nếu phó mặc cho thị trường, thúc đẩy sự công bằng cũng như hỗ trợ nghiên cứu cơ bản phù hợp nhu cầu của đất nước. Đồng thời, đảm bảo hoạt động của các trường dựa trên sự minh bạch tài chính, và can thiệp đúng mức thông qua các chính sách và giải pháp hiệu quả.
Vai trò được xem là hợp lý và phù hợp hơn của Nhà nước cần được nhận thức, đó là: a) giám sát, tách ra khỏi việc thực hiện chính sách; b) đảm bảo trách nhiệm xã hội được thực thi; và c) định hướng thị trường trong GDĐH.
Trước hết, cần nhận thức rằng thay vì thực hiện vai trò kiểm soát mang tính tập trung và cứng nhắc, từ các vấn đề chuyên môn học thuật cho đến công tác tổ chức và tài chính, bao biện làm thay nhiều phần việc mang tính tác nghiệp sự vụ của trường đại học, Nhà nước sẽ thực hiện vai trò giám sát, quản lý các trường đại học từ xa hơn, và tách biệt với việc thực hiện chính sách GDĐH. Với vai trò “lái thuyền” hơn “chèo thuyền”, Nhà nước tập trung thực hiện việc định hướng ở tầm vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển hệ thống đại học, hỗ trợ các trường, đảm bảo chất lượng và bảo vệ nhà trường trước những tác động tiêu cực. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là tạo ra môi trường chính sách, định ra quy tắc tự chủ; bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đi vào cuộc sống, duy trì trật tự hoạt động cung cấp dịch vụ GDĐH và hạn chế sự vụ lợi quá mức làm xao lãng lợi ích dài hạn của GDĐH. Mặc dù vai trò cơ bản của Nhà nước là định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng để mọi loại hình trường phát triển một cách chủ động nhưng trên thực tế thì vai trò này đã vượt quá yêu cầu cần thiết làm ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện chức năng của trường đại học và hạn chế vai trò của các bên liên quan khác như doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động, người học...
Cũng cần thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước trong quản lý GDĐH nói chung và các trường công lập nói riêng theo hướng có sự phối hợp và khuyến khích sự tham gia. Mặc dù Chính phủ thống nhất QLNN về GDĐH, giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm sự phát triển lành mạnh của GDĐH nhưng không nhất thiết phải trực tiếp và tự mình thực hiện tất cả mọi công việc quản lý. Quan niệm về quản lý chia sẻ, phối hợp hay hợp tác phù hợp cần được xác lập để đảm bảo có sự tham gia ý kiến của giới chuyên môn, những người có năng lực tốt nhất, trước khi các quyết định hay chính sách được đưa ra cũng như giảm bớt gánh nặng tác nghiệp của cơ quan nhà nước. Điều này đòi hỏi trao cho các tổ chức xã hội, trường đại học hay các nhà ủng hộ nhà trường một vai trò nhất định trong việc định hình chính sách và quyết định quản lý GDĐH. Bên cạnh đó, việc hình thành cơ chế đệm với các tổ chức mang tính chuyên môn tham gia vào một số mặt công tác quản lý có tính kỹ
thuật là bước đi phù hợp, giúp cân bằng trách nhiệm của Nhà nước và sự tự chủ cần
thiết của nhà trường (The Task Force on HE & Society, 2000) [108, tr. 53].
Cần nhận thức rằng vai trò ban hành chính sách GDĐH phải được tách khỏi việc thực hiện chính sách GDĐH. Tức là “phải tách biệt chức năng chính trị của quá trình hoạch định chính sách ra khỏi chức năng quản lý của quá trình thực hiện chính sách”, theo Chiavo-Campo, Sundaram (2003) [20, tr. 214]. Việc tách biệt này nhằm hạn chế ít nhất ba nguy cơ. Một là, sự liên minh lợi ích có tính vụ lợi cá nhân giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực thi hay cung cấp dịch vụ GDĐH. Hai là, sự không có cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ GDĐH. Ba là, nó làm bộ máy QLNN còng kềnh hơn yêu cầu cần thiết. Nhưng cũng cần nhận thấy sự tách biệt có thể làm chính sách được hoạch định xa rời thực tế, tức nguy cơ sự chủ quan hay “tháp ngà” trong hoạch định chính sách trong khi các nhà thực thi hay các trường có tâm lý “hoài nghi” chính sách, cả đối với một chính sách tốt. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có cơ chế đảm bảo sự tham gia của nhiều bên có liên quan vào hoạch định chính sách một cách thực chất.
Cần phải thấy rằng thực hiện vai trò giám sát không có nghĩa là Nhà nước thoát ly hay buông lỏng vai trò điều khiển vĩ mô của mình mà là sự điều chỉnh, hoàn thiện vai trò để phù hợp với bối cảnh mới, bối cảnh mà trong đó hệ thống GDĐH đã trưởng thành hơn và cơ chế thị trường định hướng XHCN đã thâm nhập và phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, cũng cần nhận thức rằng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là nguyên tắc QLNN mang tính hiến định mà còn là giải pháp để thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát của Nhà nước trong quản lý các trường đại học công.
Kế đến, vai trò được xem là hợp lý và phù hợp hơn khác cần được nhận thức thống nhất là bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học đi vào cuộc sống. Cần nhận thức rằng vai trò của Nhà nước không chỉ bó hẹp ở việc đảm bảo GDĐH được cung cấp mà còn mở rộng bảo đảm cho hàng hóa công đặc biệt này được cung cấp một cách trung thực và có chất lượng, không chỉ buộc các trường phải chịu trách nhiệm trước mình (Nhà nước) mà còn phải thúc ép các trường thực