So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 13

khi mua các tài sản này và làm ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thi hành án và các TCTD thu hồi nợ cũng khó khăn. Do vậy, Nhà nước cần sửa đổi các văn bản pháp luật theo hướng xác định rõ người mua tài sản nếu thực hiện theo đúng thủ tục thì phải được pháp luật bảo vệ tối đa. Các cấp chính quyền, cơ quan liên quan nên tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án có biện pháp thu ngắn thời gian thi hành án nhằm giúp TCTD thu nợ nhanh chóng. Thêm vào đó, công tác của cơ quan thi hành án tại một số địa phương cũng cần chấn chỉnh lại. Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hành lang pháp lý để công tác thi hành án đạt hiệu quả hơn, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và để cơ quan thi hành án là một cơ quan độc lập không bị chi phối bởi cơ quan hành chính địa phương trong công tác nghiệp vụ.

Về thủ tục khởi kiện

Hiện nay, có nhiều trường hợp NHTM không khởi kiện được để xử lý TSBĐ do:

- Khách hàng cá nhân vay vốn nhưng bỏ trốn khỏi địa phương cư trú nên Ngân hàng thương mại cổ phần không làm việc được để xử lý TSBĐ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Ngân hàng thương mại cổ phần phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để nhờ cơ quan pháp luật xử lý TSBĐ thì bị Tòa án trả lại hồ sơ khởi kiện vì lý do không xác minh được nơi ở của khách hàng.

- Khách hàng tổ chức vay vốn, tuy nhiên vì lý do nào đó mà Giám đốc không còn làm việc tại công ty và cũng không có biên bản ủy quyền cho cá nhân khác làm đại diện. Ngân hàng thương mại cổ phần phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để nhờ cơ quan pháp luật xử lý TSBĐ thì bị Tòa án trả lại hồ sơ khởi kiện do công ty chưa có người đại diện theo pháp luật.

Việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án trong các trường hợp trên là chưa đúng với qui định của Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự qui định về các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện và Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày

12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định về "thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm". Bộ luật tố tụng dân sự qui định Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp đơn khởi kiện không nêu hoặc nêu không chính xác địa chỉ của người bị kiện; đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tòa án, nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địa chỉ. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

KẾT LUẬN


Việc phân tích những cơ sở mang tính lý luận của pháp luật Việt NamHoa Kỳ trong tình hình kinh tế hiện nay, đã đem lại một số những đóng góp thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới vấn đề xử lý nợ quá hạn cho Việt Nam. Qua toàn bộ nội dung tác giả đã trình bày, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Một là, vai trò của Nhà nước và nguồn vốn thực hiện việc xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ quá hạn, Chính phủ và Nhà nước đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ quá hạn, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt.

Hai là, Công ty Quản lý tài sản (AMC) phải được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng. Nhiệm vụ, sứ mệnh của AMC cần được phân định cụ thể. Quyền lực của AMC cần được giao với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn cụ thể. Các AMC ra đời đều thực hiện chung một sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ quá hạn đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính.

So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 13

Ba là, xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ quá hạn một cách công khai và minh bạch. Quy trình xử lý nợ quá hạn qua các AMC gồm hai khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ quá hạn và khâu xử lý các khoản nợ quá hạn đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ quá hạn thì công việc khó khăn nhất chính là phân loại và định giá các khoản nợ quá hạn.

Bốn là, các giải pháp thực hiện giải quyết nợ quá hạn cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Trong khâu xử lý các khoản nợ quá hạn đã mua về để thu hồi vốn, hay phục hồi giá trị các tài sản xấu, AMC của các quốc gia muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính quốc gia đó.

Tất cả những nhận xét nêu trên cũng chính là mục đích cuối cùng mà tác giả muốn trình bày khi thực hiện đề tài này. Do sự eo hẹp về thời gian và hạn chế về trình độ nên sự khiếm khuyết là khó tránh khỏi - tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tất cả những ý kiến chia sẻ quý báu đó sẽ là bài học tốt cho tôi trong công tác và trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. Lý Hoàng Ánh - Phạm Khắc Khoan (2004) "Xử lý nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ", Tài chính, (6), tr. 23-26.

2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5/2006 hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/3/2010 ban hành Điều lệ, tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.

4. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Chính phủ (2003), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

8. Đinh Ngọc Dinh (2004), "Bàn về chứng khoán hóa", Ngân hàng thương mại cổ phần, (5), tr. 57-58.

9. Huỳnh Thế Du (2005), "Thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ quá hạn", Thị trường tài chính tiền tệ, (1), tr. 55-57.

10. Tống Công Hải (2003), "Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ và tài sản tồn đọng thông qua AMC của các ngân hàng thương mại cổ phần", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Lê Văn Hinh (2003), "Ngăn chặn nguy cơ nợ quá hạn trong tương lai - những thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Đắc Hưng (2003), "Giải quyết tình trạng nợ tồn đọng - cơ cấu lại tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Phương Lan (2003), "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Lê Quốc Lý (2003), "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần , Hà Nội.

16. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần , Hà Nội.

17. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

18. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Hà Nội.

19. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

20. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

21. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về sửa đổi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước ban hành, Hà Nội.

22. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam (2012), Biện pháp đối phó với khủng hoảng của Hoa Kỳ, (Bài viết của FED đăng trên http://www.federalreserve.gov), (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

23. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại cổ phần , Nxb Tài chính, Hà Nội.

24. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật Ngân hàng thương mại cổ phần , Hà Nội.

28. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

29. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

30. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Sẽ (2003), "Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

32. Đoàn Thái Sơn (2003), "Hoàn thiện các luật liên quan để hạn chế nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

33. Trịnh Bá Tửu (2003), "Xử lý nợ khó đòi - Kinh nghiệm của Thái Lan", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ quá hạn trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội.


TIẾNG ANH

35. Akiko Terada-Hagiwara, "Experience of Asian Asset Management Companies (AMCs), Do they Increase Moral Hazard? - Evidence from Thailand", e-book.

36. Bonin&Huang (2002), The Resolution Trust Company in the United States.

37. Daniela Klingebiel, "Cross-Country Experiences", e-book.

38. Hong Kong Monetary Authority (1999), "Guideline on loan classification system", e-book.

39. "The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crises", e-book.

40. Ray Brooks, "Lessons from International Experience with Asset Management Companies", e-book.

41. Victor Shih, "Dealing with non-performing loans: Political constraints and financial policies in China", e-book.

42. "What actually asset management companies do?", World bank report.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023