hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan khác. Sự đổi mới nhận thức theo hướng này, một mặt, giúp xác lập đầy đủ hơn vai trò cân bằng nhu cầu tự chủ với trách nhiệm giải trình mà Nhà nước yêu cầu đối với các trường; một mặt, nó mở rộng vai trò của Nhà nước đối với phạm vi bảo đảm trách nhiệm rộng hơn của trường đại học. Điều này còn có ý nghĩa là cùng với sự nới lỏng kiểm soát trực tiếp, Nhà nước tăng cường các biện pháp giám sát và chế độ báo cáo, đảm bảo kết quả hoạt động cũng như các chỉ số đầu vào được theo dõi còn sự giải trình được khuyến khích. Vai trò bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực thi thể hiện qua sự can thiệp kịp thời của Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn lực công được sử dụng hiệu quả và trung thực trong khi duy trì vai trò tài trợ chính cho trường đại học. Sự thể hiện khác là đảm bảo chất lượng, các trường và các chương trình đào tạo được kiểm định và kết quả kiểm định được công khai, thông qua các quy định và cơ chế giám sát chặt chẽ. Sự thể hiện khác nữa là thúc đẩy sự công bằng xã hội về cơ hội tiếp cận GDĐH cho người dân, đảm bảo cho cả các đối tượng thiệt thòi có cơ hội học đại học. Nói chung, nó cho thấy cần nhận thức toàn diện về vai trò của Nhà nước, không dừng lại ở việc GDĐH được cung cấp mà còn phải đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trung thực, tương xứng, phù hợp nhu cầu xã hội và đến được mọi người dân có nhu cầu.
Sau hết, vai trò nhà nước cần được nhận thức thống nhất là định hướng và phối hợp thị trường định hướng XHCN trong GDĐH. Định hướng thị trường là chức năng quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo phát huy các mặt tích cực và hạn chế khiếm khuyết của thị trường.
Vai trò định hướng và phối hợp thị trường của Nhà nước được thực hiện qua các hoạt động như thiết kế thị trường (gần như thị trường), định ra nguyên tắc và bảo vệ trật tự thị trường; làm trung gian giải quyết các xung đột nhằm bảo đảm sự công bằng và hiệu quả cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích liên quan tới hoạt động cung cấp và sử dụng GDĐH; điều tiết, bảo đảm sự lành mạnh của thị trường, điều chỉnh sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH; hoạch định phát triển dài hạn và hạn chế hành vi thiển cận của thị trường. Đặc biệt, tiên phong, gương mẫu,
tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc thị trường đã được quy định trong điều khiển các trường đại học.
Bên cạnh đó, nó còn được thực hiện thông qua việc Nhà nước cho phép tùy chọn, các trường được lựa chọn trong số các tùy chọn được đưa ra, thay vì chỉ đưa mệnh lệnh hành chính mà không cho phép sáng kiến hay thực hiện các phương án giải quyết vấn đề theo cách linh hoạt. Cách khác là cân nhắc tín hiệu thị trường (cung, cầu về tuyển sinh, về việc làm; quy mô của các cơ sở đào tạo hay năng lực cung cấp dịch vụ GDĐH v.v...) trong việc ra chính sách và quyết định quản lý.
Ngoài ra, cũng cần nhận thức rằng vai trò của Nhà nước không chỉ nhắm tới việc thiết lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển chủ động dài hạn của trường đại học công mà còn nhắm tới thúc đẩy các trường thực hiện ưu tiên chính sách GDĐH của quốc gia cũng như mục tiêu phát triển GDĐH có tính chiến lược đã được Chính phủ đề ra mà cụ thể là các mục tiêu phát triển GDĐH đến năm 2020 (xem Bảng 3.1). Việc đạt được mục tiêu không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả Nhà nước, xã hội và trường đại học mà trong đó vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng mà còn đòi hỏi hệ thống đại học được vận hành dưới cơ chế quản lý trao quyền, khuyến khích được sự chủ động có trách nhiệm của các trường.
Bảng 3.1: Một số chỉ số phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020
Chỉ số phát triển (đơn vị tính) | Đến năm | |||
2010 | 2015 | 2020 | ||
1 | Số sinh viên trên một vạn dân (sinh viên) | 200 | 300 | 450 |
2 | Tỷ lệ lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học trong độ ngũ lao động (%) | 5 | 6 | 10,5 |
3 | Cơ cấu đào tạo giữa các trình độ đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề | 1/0,5/ 2,8/3,7 | 1/0,8/ 4,2/4,2 | 1/1,1/ 5,0/3,8 |
4 | Tỷ lệ giảng viên trình độ thạc sĩ (%) | 40 | 70 | 90 |
5 | Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ (%) | 25 | 50 | 75 |
6 | Tỷ lệ trường đại học được kiểm định chất lượng (ít nhất 1 lần) (%) | - | 90 | 100 |
7 | Số trường đại học (trường) | 171 | 195 | 225 |
8 | Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN (%) | 20 | 21 | 22 |
9 | Tỷ lệ chi NSNN cho cao đẳng, đại học trong phần chi các cấp học (%) | - | 11,7 | - |
10 | Tỷ lệ thu từ nghiên cứu khoa học so tổng | 5 | 15 | 20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm Của Nhà Nước Đối Với Tự Chịu Trách Nhiệm
- Trường Đại Học Thành Lập Mới Giai Đoạn 2003-2007
- Nguyên Nhân Và Hệ Quả Của Những Tồn Tại Trong Quản Lý Nhà Nước Đảm Bảo Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm Của Trường Đại Học
- Mô Hình Bảo Đảm Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm
- Xoá Cơ Chế Chủ Quản, Tách Bạch Giữa Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Của Nhà Nước Với Tư Cách Chủ Sở Hữu, Xây Dựng Các Tổ Chức Đệm
- Xây Dựng Thể Chế Và Chính Sách Đảm Bảo Sự Can Thiệp Phù Hợp, Hạn Chế Trao Quyền Mang Tính Đặc Quyền, Tự Chủ Về Học Thuật, Tài Trợ Công Tích
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
nguồn thu của trường đại học (%) |
Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của Bộ GD&ĐT 2005, 2008, 2009
3.1.2. Đổi mới nhận thức về vai trò và địa vị pháp lý của trường đại học
công
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới quản lý GDĐH cũng đòi hỏi
nhận thức mới về vai trò và địa vị pháp lý trường đại học công. Sự đổi mới nhận thức nhằm xác định vai trò và vị trí đầy đủ hơn của trường công trong mối liên với Nhà nước và xã hội. Vai trò và địa vị pháp lý được xem là thích hợp và hợp lý hơn của trường đại học công cần được nhận thức thống nhất, đó là: a) vai trò phục vụ xã hội đa dạng và cạnh tranh; b) vai trò chủ động và c) địa vị pháp lý độc lập (tương đối).
Trước hết, cần nhận thức rằng trường đại học gánh vác vai trò xã hội đa dạng và cạnh tranh hơn. Vai trò đa dạng thể hiện ở chổ, i) không chỉ phục vụ cho cơ quan và thành phần kinh tế nhà nước mà còn cho nhiều thành phần kinh tế khác;
ii) không chỉ phục vụ cho nhu cầu xã hội mà còn cho các cá nhân; iii) không chỉ đóng vai trò cung cấp dịch vụ GDĐH có tính phúc lợi xã hội mà còn là lực lượng sản xuất trực tiếp, làm ra hàng hoá đặc biệt và phải chịu sức ép từ các khách hàng đặc biệt. Với vai trò mới đa dạng này, một trường đại học công, không những chịu sự chi phối của các nguyên tắc, quy định hay cơ chế quản lý, tài trợ và giám sát của Nhà nước mà còn chịu sự tác động của các nhân tố khác cả bên trong và bên ngoài hệ thống đại học.
Khi các trường đại học công cung cấp dịch vụ GDĐH cho cả khu vực tư và có thể tạo thu nhập từ các nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp đã làm ranh giới giữa tính công và tính tư trở nên “mờ nhạt” và việc xác định chính xác vai trò trường công khó khăn hơn. Điều này dẫn tới sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn vai trò của trường đại học công trên thực tế. Nó phải được xem xét dựa trên cả tính “lợi ích” hay “lợi nhuận” để từ đó xác định biện pháp QLNN phù hợp. Một trường công nếu vì “lợi nhuận” thì khó thuyết phục rằng nó đang thực hiện sứ mạng công hay cung cấp hàng hóa công cộng và như vậy việc đầu tư NSNN phải được xem xét lại.
Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH qua Bảng 3.2, Mục 1, cho thấy 85% ý kiến (M=3,13) đồng ý và rất đồng ý việc cân nhắc yếu tố phi lợi nhuận của trường đại học trong QLNN về GDĐH.
Bảng 3.2: Tầm nhìn về quản lý giáo dục đại học (a)
Kiểu trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩn (S.D.) | Tần suất trả lời (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. QLNN cần cân nhắc yếu tố phi lợi nhuận của trường đại học | Đ | 3,13 | 0,71 | 30 | 55 | 12 | 2 |
2. Cạnh tranh giữa các trường trong nước và giữa các trường Việt Nam với các trường nước ngoài từ nay đến 2020 | G | 3,37 | 0,56 | 41 | 55 | 4 | 0 |
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,05): - Các nhà quản lý của trường đại học - Các nhà quản lý bên ngoài trường | 3,42 3,17 | ||||||
3. Tác động của thị trường đến các trường từ nay đến 2020 | G | 3,26 | 0,47 | 27 | 71 | 2 | 0 |
Ghi chú: Kết quả khảo sát 132 nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý; G: Gia tăng; Tần suất trả lời (F): 4: tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất
Cũng cần nhận ra rằng cơ chế thị trường và chịu trách nhiệm buộc các trường phải tuân theo quy luật thị trường, phải cạnh tranh để “giành” nguồn lực cho dù là nguồn lực công, mặc dù vẫn có thể được Nhà nước đầu tư ban đầu và tài trợ cho hoạt động thường xuyên như đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ kinh phí giảng dạy và nghiên cứu v.v... Các trường cũng phải giải trình với nhiều bên liên quan cạnh tranh lợi ích thuộc cả khu vực công lẫn khu vực tư. Vai trò của trường đại học gần với vai trò một “doanh nghiệp” hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phải cạnh tranh chất lượng, chi phí đối với các sản phẩm của mình như các doanh nghiệp tự chủ và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ.
Kế đến, cùng với sự nhận thức về vai trò phục vụ xã hội đa dạng và cạnh tranh thì vai trò chủ động của trường đại học công cũng cần được nhận thức thống nhất. Vai trò thụ động, chờ chỉ thị và phê duyệt, được thay bằng vai trò chủ động hơn, mỗi trường là tổ chức tự điều chỉnh, tự quản, chủ động khai thác nguồn lực và
tự chịu trách nhiệm. Điều này dẫn tới việc Nhà nước phải trao quyền hạn và trách nhiệm để các trường có thể giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh. Quyền để hành động chủ động cần được nhận thức tích cực, xem nó là khả năng và điều kiện giúp các trường có thể phản ứng nhanh trong thực hiện chức năng xã hội của mình chứ không phải là một đặc quyền hay là sự tuyệt đối hóa quyền này. Một khi trường đại học được tự đưa ra quyết định thì nó phải chịu trách nhiệm trước “khách hàng” và các nhà tài trợ trực tiếp hay gián tiếp của mình. Các “khách hàng” hay nhà tài trợ có thể tham gia trực tiếp hoặc ủy thác cho Nhà nước hay tổ chức phù hợp khác giám sát chất lượng GDĐH và sự sử dụng kinh phí.
Cùng với thay đổi nhận thức về vai trò thì địa vị pháp lý của trường đại học công cũng cần được nhận thức lại. Cần nhận thức trường đại học là một thể chế hay định chế (institution), là thực thể pháp lý, cho dù hoạt động theo luật công như cơ quan nhà nước thì cũng được độc lập trong khuôn khổ pháp lý và có quyền tự quản. Các trường công, có thể được thành lập và được quản lý theo các phương thức khác nhau nhưng cần có điểm chung là được bình đẳng (với cả các trường ngoài công lập) và không phải chịu sự can thiệp cá biệt từ các cơ quan QLNN. Cơ chế đồng thuận, có sự tham gia và chế độ hợp đồng được khuyến khích thực hiện thay cho các mệnh lệnh hành chính cá biệt. Nhà nước điều chỉnh hoạt động các trường thông qua phương thức tài trợ dựa trên cơ sở đánh giá các tiêu chí và tiêu chuẩn được định trước. Sự quản lý và giám sát của Nhà nước (quản lý bên ngoài công) hay của các tổ chức có tham gia khác (quản lý bên ngoài tư) được thực hiện theo quy định pháp luật.
Địa vị pháp lý trao cho các trường quyền chủ động thực hiện sáng tạo phần việc của mình trong khuôn khổ chính sách và pháp luật của Nhà nước. Quản lý cấp trường được đổi mới theo hướng tự điều chỉnh về học thuật, về công tác tổ chức và về tài chính. Cần nhận thức rằng “Cơ chế tự chủ của một trường là điểm hội tụ cụ thể lợi ích của xã hội, của nhà nước, của nhà trường, của mỗi cán bộ, giảng viên và người học; bảo đảm cho trường phát triển năng động, theo định hướng của Đảng và Nhà nước.”, theo Trần Quốc Toản (2005) [43, tr. 29].
Trong chừng mực nào đó thì việc xác lập địa vị pháp lý đầy đủ cũng là biện pháp tích cực để tăng khả năng tự điều chỉnh của một trường, một nội dung quan trọng để bù đắp những khiếm khuyết trong QLNN và sự khuyết tật của thị trường. Vai trò chủ động và địa vị pháp lý độc lập không phủ nhận việc một trường đại học công phải góp phần thực hiện các ưu tiên, phải đạt tới mục tiêu của chính sách, song phải nhận thức rằng có nhiều cách thức để đạt được các ưu tiên và mục tiêu đã đề ra (xem “Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ”, tác giả: Trịnh Yếu Tường, chủ biên: Phùng Đại Minh, Nxb Giáo dục Thượng Hải, năm 2002).
3.1.3. Đổi mới nhận thức về vai trò của thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
Quá trình xây dựng môi trường cho sự phát triển chủ động và bình đẳng của
trường đại học công đòi hỏi sự nhận thức toàn diện về vai trò của thị trường định hướng XHCN trong GDĐH. Sự nhận thức đúng là cơ sở để khai thác những yếu tố tích cực của thị trường một cách có hiệu quả, tăng cường nội dung và hình thức định hướng phối hợp thị trường, tạo động lực cho trường đại học. Đổi mới nhận thức về vai trò thị trường định hướng XHCN đòi hỏi nhận thức nó như là cơ chế phối hợp. Trong đó, a) cần xem sự cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của các trường đại học; b) cần xem các yếu tố gần như thị trường là cơ sở để ban hành quyết định quản lý.
Trước hết, cần thấy rằng sự cạnh tranh lành mạnh trong một thị trường được định hướng sẽ tạo động lực cho trường đại học tự hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu cũng như khai thác tốt nguồn lực và giảm chi phí. Cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các trường; xã hội hóa GDĐH, huy động nguồn lực xã hội cho GDĐH nhờ khuyến khích việc lập các trường ngoài công lập và chia sẻ kinh phí (ngoài NSNN) đối với các trường công; đặc biệt là khuyến khích sự tự chủ kinh tế, khả năng “tự lập” của một trường, tăng cường trách nhiệm của từng trường.
Xu thế cạnh tranh và sự tác động của thị trường đến các trường đại học là tất yếu. Kết quả khảo sát qua Bảng 3.2, Mục 2 và 3, lần lượt cho thấy hơn 96% ý kiến
(M=3,37) và 98% ý kiến (M=3,26) của các nhà quản lý GDĐH nhất trí dự đoán là từ nay đến năm 2020 có sự gia tăng cạnh tranh, không chỉ giữa các trường đại học trong nước mà còn giữa các trường của Việt Nam với các trường nước ngoài; có sự gia tăng tác động của thị trường đến các trường trong tương lai. Vì vậy, việc khai thác tính cạnh tranh trong nền KTTT định hướng XHCN để tạo động lực phát triển là yêu cầu khách quan cần được nhận thức thống nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở Mục 2 giữa ý kiến của các nhà quản lý trường đại học (M=3,42) và các nhà quản lý bên ngoài trường (M=3,17) cho thấy các trường hình dung vấn đề cạnh tranh có phần quyết liệt hơn. Do đó, sự đổi mới nhận thức cần được tăng cường ở cấp hệ thống.
Cũng cần nhận thức rằng thông qua vận dụng hợp lý vai trò của thị trường, Nhà nước có thể thực hiện các mục tiêu quản lý khác như điều khiển và thay đổi trường đại học; cải thiện chất lượng và sự tương xứng; thúc đẩy sự cạnh tranh, sự chủ động và trách nhiệm của các trường. Các thị trường, cụ thể hơn là cận thị trường chứ không phải mọi thị trường, có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc ban hành và thực hiện các chính sách GDĐH. Ví dụ như vai trò của người học có thể được tận dụng trong thực hiện chính sách tuyển sinh hay cơ chế tài trợ công. Lê Ngọc Đức (2009) cũng đã cho rằng:
Nền KTTT có định hướng XHCN đòi hỏi mọi tổ chức và quản lý GDĐH phải “sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục đại học phải thể hiện trách nhiệm xã hội qua việc đảm bảo thỏa mãn tiêu chí hiệu quả cao qua các nội hàm chính: i) Chất lượng cao: thể hiện ở sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động theo nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năng hành nghề mà còn phải thể hiện ở tiềm năng của sản phẩm có khả năng phát triển...; ii) Hiệu suất cao: thể hiện ở khả năng khai thác triệt để nguồn lực để “sản xuất”; iii) Phù hợp với bối cảnh xã hội: trong điều kiện và hoàn cảnh xã hội xác định; và iv) Công bằng xã hội: được thể hiện qua việc bình đẳng về cơ hội học tập và đánh giá kết quả học tập của người học [34, tr.2].
Ngoài ta, cũng cần nhận thức KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến sự quốc tế hoá trong QLNN đối với trường đại học, cả Nhà nước và trường đại học không thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm tham gia vào chính sách chung và tự điều chỉnh để thực hiện sự điều hoà và hợp tác trong các vấn đề liên quan đến chính sách chung. Nhất là định hướng và hỗ trợ các trường chủ động hội nhập với khả năng cạnh tranh cao.
3.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục đại
học
3.2.1. Mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học bảo đảm tự chủ, tự
chịu trách nhiệm
Đổi mới QLNN về GDĐH theo hướng giám sát nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học, gắn với việc sửa đổi, bổ sung cơ cấu và quá trình QLNN. Trong chừng mực nào đó, nó gắn với việc thiết lập khuôn khổ hay mô hình QLNN mới: Mô hình QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học (gọi tắt là Mô hình bảo đảm tự chủ và trách nhiệm). Mô hình này nhắm tới việc tạo môi trường mà trong đó cơ cấu và quá trình quản lý của Nhà nước bảo đảm các trường đại học công, dù là cơ quan của nhà nước hay tổ chức nhà nước có tính độc lập, được quản lý và điều hành theo cách riêng của mình. Đương nhiên, phải phù hợp với quy định pháp luật. Quan niệm chung được thể hiện qua Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Quan niệm QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học công
Ý tưởng | Mục đích | Phương thức quản lý | Tài chính | |
Quản là nhà | Các tổ chức | Tăng tính độc | Giám sát nhà | Thống nhất, |
nước là giải | đại học độc | lập, tính hiệu | nước thông qua | bình đẳng và ổn |
pháp chứ không | lập hơn từ | quả, tính linh | chính sách, | định; dựa trên |
phải là vấn đề | Chính phủ | hoạt, và tính | phân bổ đầu tư | các tiêu chuẩn, |
của tự chủ, tự | đáp ứng của | công, xây dựng | theo kết quả | |
chịu trách nhiệm | trường đại học | văn hóa chất | thực hiện và sự | |
lượng | thỏa thuận |
Mô hình được xây dựng với triết lý “QLNN về GDĐH là giải pháp chứ
không phải là vấn đề của tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học”. Cụm từ