Trường Đại Học Thành Lập Mới Giai Đoạn 2003-2007


49

36

17

15

13

2

nhà nước cũng không có biện pháp chế tài nghiêm khắc nào. Bộ GD&ĐT (2008a) thừa nhận: “Các trường đại học hầu như không đảm bảo đủ diện tích lớp học cho việc dạy và học như đã được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế trường học.” [12]. Điều này đã hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng, làm các trường không đủ điều kiện gia nhập hệ thống đại học và tự “tha hoá” trách nhiệm.


50


40

30

(Trường)

20

10

0


Trường đại học

Công lập Ngoài công lập


1998-2002 2003-2007

(Giai đoạn)


Hình 2.2: Trường đại học thành lập mới giai đoạn 2003-2007

Xa hơn, việc thành lập quá nhiều trường làm nguồn lực hạn hẹp của xã hội bị phân tán. Các trường muốn tồn tại phải tự “bươn chải” và khó có thể đảm đương vai trò và chức năng KT-XH của mình. Một thực tế khác là nhiều cơ quan QLNN có thẩm quyền tham gia xem xét, đề nghị và quyết định thành lập trường. Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm cụ thể khi có “sự cố” về vấn đề thành lập trường thì hầu như còn bỏ ngỏ.

Nhà nước trực tiếp quản lý mở ngành đào tạo, quy định điều kiện và thủ tục mở ngành. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải minh chứng điều kiện đảm bảo chất lượng: đội ngũ giảng viên, chương trình, cơ sở vật chất v.v... khi đào tạo một ngành mới có trong Danh mục ngành đào tạo quốc gia (hoặc luận cứ khoa học đối với ngành không có trong Danh mục). Tuy nhiên, do quy định chưa cụ thể, khó đo lường và tiêu chuẩn còn quá chung nên nó hầu như không có ý nghĩa trên thực tế. Ngoài ra, mặc dù việc quản lý có thể giúp tránh được sự hời hợt trong mở ngành nhưng sâu xa nó làm hạn chế sự linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu xã hội của trường đại học.

Quản lý chương trình khung cũng là phương thức được Nhà nước lựa chọn

với mong đợi góp phần chuẩn hoá kiến thức, kỹ năng, thái độ và phù hợp với điều


kiện thực tiễn, nhu cầu đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng và tạo thuận lợi cho việc công nhận văn bằng, Nhà nước, cụ thể là Bộ GD&ĐT, quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chương trình khung. Xét về trách nhiệm xã hội thì cách thức quản lý này sẽ “triệt tiêu” sức sáng tạo trong phát triển chương trình. Thực tế quản lý chương trình cũng còn hạn chế, nhiều chương trình chưa được xây dựng theo chương trình khung. Kết quả đánh giá ở 20 trường đại học cho thấy các chương trình đào tạo chỉ đạt hơn 80% yêu cầu của tiêu chí về chương trình, theo Bộ GD&ĐT (2008a) [12]. Còn ở khía cạnh kinh tế, việc thực hiện chương trình khung làm tăng chi phí xã hội trong khi không có gì để cam kết về “vòng đời” và sự tương xứng của một chương trình khung.

Với mong muốn đảm bảo mặt bằng trình độ tối thiểu của các sinh viên, hạn chế sự thiếu trách nhiệm của một vài trường trong tuyển sinh và giảm chi phí xã hội, Nhà nước thực hiện quản lý tuyển sinh tập trung. Bộ GD&ĐT trực tiếp quy định việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học chung, trực tiếp ra đề thi, định điểm sàn và giao chỉ tiêu tuyển cho toàn hệ thống đại học. Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm tuyển sinh. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi, việc quản lý tuyển sinh tập trung cho thấy Bộ GD&ĐT đang “chịu thay” chứ không phải bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực thi. Nó cho thấy bước “lùi” về bảo đảm tự chịu trách nhiệm. Phương thức giao chỉ tiêu tuyển sinh còn chưa rõ ràng, chưa dựa trên các điều kiện định lượng được về đảm bảo chất lượng, cho nên dễ dẫn đến tình trạng “chạy” chỉ tiêu và “xin cho” hơn là thúc đẩy trách nhiệm xã hội của từng trường. Để khắc phục tình trạng này, gần đây Bộ GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch đổi mới việc tổ chức và giao chỉ tiêu tuyển sinh. Theo đó, trách nhiệm các trường được nâng lên. Cũng cần thấy tính tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh còn thấp, trong đợt kiểm tra thực hiện quy chế tuyển sinh năm 2007 có tới 18/19 trường được kiểm tra tuyển vượt chỉ tiêu trên 20%, có trường tuyển vượt đến 97,84%, theo Bộ GD&ĐT (2008b) [13, tr.12].

Nhà nước cũng có quy định chung về giảng viên để bảo đảm chất lượng. Nhưng đến nay, chuẩn nghề nghiệp của giảng viên chưa được quy định cụ thể, chỉ có quy định khung trình độ chung là “giảng viên đại học phải có trình độ đại học trở


lên” theo Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ trường đại học. Và để tránh sự quá tải trong giảng dạy và lơ là nhiệm vụ nghiên cứu, Nhà nước đã quy định tỷ lệ sinh viên/1giảng viên, như quy định tối đa là 20-25 sinh viên/1 giảng viên đối với ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế-quản trị kinh doanh (Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001). Mức và cơ cấu trình độ cần đạt toàn hệ thống đại học đến năm 2020 cũng được trù tính, như quy định 25% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ là đơn cử. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và quy định chưa giúp bảo đảm chất lượng đội ngũ vì khối lượng giảng dạy là quá lớn, số giảng viên có trình độ cao là quá ít và không theo kịp sự tăng nhanh quy mô sinh viên. Tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 28,5 (năm 2009) so với 6,6 (năm 1987); trong số giảng viên, giáo sư và phó giáo sư chỉ 3,74%, số có trình độ tiến sĩ chỉ 10,16% (năm 2009). (xem Phụ lục 1)

Kiểm định chất lượng là phương thức QLNN tích cực nhằm tăng cường chất lượng. Nó được bắt đầu ở cấp hệ thống từ tháng 01/2002 khi phòng kiểm định cấp quốc gia được thành lập và được đẩy mạnh khi một quy định tạm thời được ban hành năm 2004 và nguyên tắc kiểm định được đưa vào luật giáo dục.

T R O N G

Công khai kết quả kiểm định; xếp hạng; gắn với việc đầu tư và phân bổ nguồn lực công

Tự đánh giá

Cải tiến chất lượng


Đảm bảo chất lượng bên trong

Báo cáo Tự đánh giá

Quyết định công nhận

N G O À I

Các chính sách và tiêu chuẩn chất lượng nhà trường và quốc gia


Báo cáo thẩm định

Đánh giá ngoài


Đoàn thẩm định, đánh giá


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng - 16

Bộ GD&ĐT

Hội đồng ngành

Hội đồng liên ngành

Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng (ban hành theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT) là cơ sở pháp lý để trường đại học chủ động tổ chức tự đánh giá và giải trình với các bên có liên quan, còn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thì tổ chức đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn. Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng thể hiện ở Hình 2.3.




Hình 2.3: Quản lý chất lượng GDĐH và định hướng cải thiện

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không chỉ giúp bảo đảm trách nhiệm của trường đại học cụ thể hơn mà còn là cơ sở pháp lý để QLNN bằng chất lượng. Điều này cho thấy nhận thức mới, tích cực về trách nhiệm xã hội trong mối liên hệ với việc cải thiện chất lượng.

Mặc dù quản lý và đảm bảo chất lượng là hướng đi tích cực nhưng từ năm 2002 đến 2008 chỉ có 20 trường được đánh giá ngoài. Nguyên nhân thứ nhất, là do việc kiểm định không mang tính bắt buộc và kết quả kiểm định chưa được kết nối với bất kỳ một trách nhiệm hay lợi ích cụ thể nào nên chưa tạo áp lực tự chịu trách nhiệm thực sự; còn thứ hai, là do thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm định, cũng theo Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi không phải ở số trường được kiểm định mà là việc chậm công bố kết quả kiểm định (kiểm định được tiến hành từ năm 2004 nhưng đến tháng 11/2009 vẫn chưa công bố kết quả). Thực tế này cho thấy sự cam kết và quyết tâm thực sự còn hạn chế. Một bất cập khác là công tác kiểm định chất lượng là chưa có sự tham gia và công khai. Điều này làm tính trách nhiệm chưa được kiểm chứng đúng mức, mang tính nội bộ hơn là xã hội. Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH qua Bảng 2.10, Mục 1 với 96% ý kiến (M=3,39) và Mục 2 với 91% ý kiến (M=3,32) mong muốn cho thấy kiểm định chất lượng chương trình và nhà trường cũng như công khai và kết nối kết quả kiểm định là hướng đi đúng và cần tiếp tục được quan tâm để đáp ứng đòi hỏi từ thực tế.

Bảng 2.10: Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học



Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời

(F) (%)

4

3

2

1

1. Kiểm định chất lượng cả chương

trình đào tạo và trường đại học

M

3,39

0,59

44

52

3

1

2. Công khai kết quả kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học

gắn kết quả kiểm định với tài trợ công


M


3,32


0,63


41


50


9


0

Ghi chú: Kết quả khảo sát 132 nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, M: Mong

muốn, Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất


Dấu hiệu tích cực gần đây là Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các trường chủ động tham gia các hệ thống đảm bảo, đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Một số trường đã đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định của nước ngoài. Đồng thời, các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế cũng được các trường áp dụng.

c) Bảo đảm sự tương xứng

Để bảo đảm người được đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, từ năm 1999 và trong một số năm sau đó Nhà nước đã tiến hành khảo sát điều tra sinh viên tốt nghiệp. Đây là biện pháp tích cực nhằm bảo đảm sự tương xứng, một trong những mục tiêu của trách nhiệm xã hội, tức là bảo đảm sự phù hợp và sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo với đòi hỏi của sự phát triển KT-XH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sản phẩm đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên 147 trường đại học, cao đẳng của Bộ GD&ĐT năm 2001 cho thấy mặc dù 90,93% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định nhưng chỉ 60,31% có công việc phù hợp. Còn kết quả khảo sát 20 trường đại học của Trường ĐHSP TP.HCM năm 2005 qua Bảng 2.11 cho thấy hơn 56% sinh viên và 89% doanh nhiệp cho rằng chuyên môn chưa phù hợp.

Bảng 2.11: Sinh viên tốt nghiệp đại học cần đào tạo lại


Đối tượng

Tiêu chí

Sinh viên tốt nghiệp

tự đánh giá

Doanh nghiệp tự

đánh giá

Số người tham gia đánh giá (người)

820

216

Phải đào tạo lại (%)

52,1

51,4

Tự đào tạo (%)

31,9

-

Trái ngành

38,6

7,9

Chuyên môn chưa phù hợp

56,8

89,1

Nguồn: Đề tài “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam” 2006 được Bộ GD&ĐT 2008a trích dẫn [12]

Nhà nước đã có chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đây là bước bảo đảm TNXH rất tích cực đối với cả người học lẫn chủ thể sử dụng lao động. Theo đó, nhà trường được yêu cầu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, đánh giá sự phù hợp so với nhu cầu sử dụng nhân lực của các nhà sử dụng lao động ở khu vực công và tư. Chủ trương này góp phần tạo động lực cho việc cải thiện chất lượng đào tạo.


Tuy nhiên, đến tháng 11/2009 thì chỉ có 10/226 trường đại học, cao đẳng (chiếm 2,7%) công bố chuẩn đầu ra, theo Bộ GD&ĐT (2009a) [15, tr. 6]. Cũng cần thấy nguyên nhân sâu xa là trong thời gian dài vấn đề bảo đảm sự tương xứng không được quan tâm, vai trò thị trường không được coi trọng và các sinh viên tốt nghiệp được bố trí vào những vị trí lao động định sẳn. Nói chung, bảo đảm sự tương xứng còn hạn chế.

d) Bảo đảm công bằng trong tiếp cận GDĐH

Bảo đảm công bằng trong tiếp cận GDĐH là nội dung quan trọng của bảo đảm trách nhiệm xã hội trên thực tế. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được ghi ở Điều 10 của Luật Giáo dục 2005. Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách cho mục tiêu này, ví dụ như cộng điểm trong tuyển sinh, cho sinh viên vay, miễn giảm học phí… Quy chế tuyển sinh hiện hành với quy định cộng điểm ưu tiên đã bảo đảm phần nào sự công bằng ngắn hạn trong tiếp cận GDĐH trong điều kiện nước ta. Các học sinh từ các vùng sâu, vùng xa, là dân tộc thiểu số có thể vào được đại học nhiều hơn. Bảng 2.12 cho thấy năm 2008 có 4,52% thí sinh trúng tuyển là dân tộc thiểu số; 39,39% là học sinh nông thôn. Tuy nhiên, về lâu về dài, việc bảo đảm công bằng theo cách này là không phù hợp vì nó có thể dẫn đến sự ỉ lại và nhất là không thúc ép được trách nhiệm chăm lo giáo dục của chính quyền địa phương.

Bảng 2.12: Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng theo cơ cấu xã hội năm 2006- 2008


Năm

Trúng tuyển

Là nữ

Là dân tộc thiểu số

Là diện chính sách

Là học sinh

nông thôn

2006

285,254

149,9261

13,815

22,949

106,173

2007

363,619

190,295

18,196

25,109

138,352

2008

437,564

237,122

19,869

23,717

173,352

Nguồn: Bộ GD&ĐT 2009a [15, tr.20]

Chính sách cho sinh viên vay mà hiện có 1,4 triệu đối tượng tham gia cũng đã giúp tăng cơ hội học hành cho sinh viên nghèo nhưng việc tổ chức thực hiện cũng còn bất cập. Chính sách học phí thấp, mang tính bình quân, mặc dù có điểm tích cực nhưng cũng chưa bảo đảm thực hiện công bằng xã hội trong GDĐH một


cách căn cơ. Ngoài ta, chính sách miễn giảm học phí còn chưa rõ cơ chế và nguồn kinh phí đảm bảo đã tạo gánh nặng cho nhiều trường đại học.

đ) Bảo đảm ổn định và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Như nhiều nước khác, Nhà nước tăng đầu tư và quyền hạn cho trường đại học đồng thời với việc đòi hỏi trách nhiệm lớn hơn của các trường đối với kết quả hoạt động và sử dụng các nguồn tài chính. Nhà nước đã dành ngân sách rất lớn và đều tăng hằng năm chi cho GDĐH, bình quân trong 5 năm học (từ 2004-2005 đến 2008-2009), NSNN chi đến 5.642,3 tỷ đồng, theo Bộ GD&ĐT 2009b [16]. Điều này giúp bảo đảm sự ổn định tài chính để các trường duy trì các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng tối thiểu mặc dù còn chưa như mong đợi. Chính sách tăng đầu tư và xem đó là sự đầu tư phát triển đã giúp các trường thực hiện trách nhiệm xã hội của mình trong chừng mực nào đó. Tuy nhiên, do cơ chế phân bổ ngân sách dựa trên các yếu tố đầu vào và mang tính cào bằng cho nên chưa khuyến khích được trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư công.

Các hoạt động kiểm toán nhà nước hay thanh tra tài chính với kết luận và kiến nghị có tính ràng buộc pháp lý cao đã góp phần bảo đảm trách nhiệm quản lý và sử dụng tài chính hiệu quả, không lãng phí và đúng mục đích. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các hoạt động này thường chỉ có thể tập trung nhiều vào việc xem xét tuân thủ định mức, chế độ hay các hành vi tiêu cực mà chưa phát huy đúng mức việc bảo đảm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực. Mặt khác, kết quả kiểm toán hay thanh tra còn ít được công khai, ngay trong phạm vi một trường, vì vậy nó chưa thúc đẩy trách nhiệm xã hội một cách thực chất.

e) Thực hiện chính sách công khai chất lượng, sự tương xứng và tài

chính.

Trong thời gian dài, việc công khai chất lượng đào tạo, sự tương xứng của

sản phẩm đào tạo và thu chi tài chính không được thực hiện rộng rãi. Điều này cũng đồng nghĩa với giám sát xã hội không thực hiện được trong khi các trường đại học gần như không phải chịu một “áp lực” nào. Cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung trước đây chỉ yêu cầu các trường đáp ứng hay phục vụ các vị trí lao động được định


sẵn của khu vực công không tạo được động lực cho trường đại học trong bối cảnh mới, đó là GDĐH phải phục vụ cho nhiều thành phần kinh tế và các trường phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.

Để làm tăng hiệu quả sử dụng tài chính, chất lượng đào tạo, sự tương xứng và công bằng xã hội trong GDĐH, Nhà nước đã quy định việc thực hiện công khai của trường đại học (Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/209 của Bộ GD&ĐT). Các trường phải công khai 3 nội dung: i) cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế, ii) các điều kiện bảo đảm chất lượng, và iii) thu chi tài chính. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT quy định cả về hình thức và địa điểm công khai, nhất là kết nối việc công khai với việc cho phép tuyển sinh. Điều này giúp công chúng nói chung, sinh viên và các cơ quan QLNN có được sự giải trình một cách chính thức. Nó cho thấy bước phát triển mới trong QLNN bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực thi. Tuy nhiên, quy chế còn chưa đi kèm với cơ chế giám sát hay kiểm định thông tin đầy đủ.

g) Cơ chế chịu trách nhiệm

Trách nhiệm xã hội được nhận thức ở phạm vi hẹp (tự chịu trách nhiệm) đã dẫn tới việc xác lập nội dung và phương thức bảo đảm bị thu hẹp. Trong thời gian dài, quy định pháp luật hầu như chỉ yêu cầu một trường đại học chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản. Cơ chế chủ quản tạo điều kiện cho Bộ ngành tham gia sâu vào phần việc mà đáng ra thuộc trách nhiệm của một trường. Nó làm các trường cố gắng làm hài lòng cơ quan chủ quản cấp trên hơn là phải báo cáo, giải trình trước người học, nhà sử dụng lao động hay Nhà nước. Mặc dù cơ chế chủ quản được khuyến cáo xoá bỏ nhưng chiều hướng chung là số đầu mối chủ quản vẫn chưa giảm (như đã trình bày ở phần cơ chế chủ quản) cho nên sự thực hiện trách nhiệm xã hội một cách đúng mức vẫn là thách thức.

Đặc biệt, đến nay, chưa có quy định cụ thể làm cơ sở đánh giá năng lực tự chủ của trường đại học trước khi thực hiện giao quyền cho nó. Vì vậy, việc bảo đảm trách nhiệm thông qua đánh giá năng lực tự chủ chưa thực hiện trong khi quyền tự chủ ngày càng được mở rộng hơn. Với hơn 88% ý kiến (M=3,12) mong muốn và rất

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí